1

Đau bụng quanh rốn ở trẻ: Những điều cần biết

Triệu chứng đau bụng quanh rốn ở trẻ em có thể là biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa hay các bệnh nặng hơn như đông máu cục bộ, lồng ruột, đau ruột thừa,...

1. Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ em

 

Sau đây là những nguyên nhân thường gặp gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em:

1.1 Viêm dạ dày, ruột

Viêm dạ dày, ruột là tình trạng viêm đường tiêu hóa do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Ngoài triệu chứng đau bụng quanh rốn, trẻ bị viêm dạ dày, ruột còn có những biểu hiện như sốt, tiêu chảy, đổ mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn mửa,...

Viêm dạ dày ruột do nhiễm virus thường gặp ở trẻ em, thường không cần điều trị y tế vì các triệu chứng bệnh sẽ tự biến mất trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, một biến chứng khác của viêm dạ dày, ruột là mất nước có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ và bé cần được chăm sóc đặc biệt.

1.2 Viêm ruột thừa

Triệu chứng đau bụng dưới rốn ở trẻ em cũng có thể là biểu hiện điển hình của bệnh viêm ruột thừa. Ban đầu, các cơn đau chỉ xuất hiện ở khu vực rốn, sau lan dần về phía dưới bên phải ổ bụng. Các triệu chứng khác đi kèm thường là đầy hơi, sốt, ăn không ngon, buồn nôn hoặc nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, cơn đau nặng hơn khi bé ho hoặc cử động.

Đau bụng quanh rốn ở trẻ: Những điều cần biết
Trẻ bị viêm ruột thừa có biểu hiện đau bụng dữ dội

 

Viêm ruột thừa là tình trạng nguy hiểm cần được cấp cứu ngay. Nếu không được điều trị nhanh chóng, ruột thừa của bé có thể bị vỡ, gây ra các biến chứng có khả năng đe dọa tính mạng của trẻ.

1.3 Loét dạ dày

Loét dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, tiêu biểu là nhiễm khuẩn helicobacter pylori hoặc dùng các loại thuốc như ibuprofen, aspirin trong thời gian dài. Loét dạ dày thường có biểu hiện là đau bụng quanh rốn, cơn đau có thể lan tới xương ức, ợ hơi, ăn không ngon, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn mửa,...

Khi trẻ bị loét dạ dày, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp điều trị phù hợp nhất như sử dụng thuốc ức chế bơm proton, thuốc chẹn thụ thể histamin hoặc chất bảo vệ, ví dụ sucralfate.

1.4 Lồng ruột

Lồng ruột là tình trạng một khúc ruột di chuyển vào lòng của khúc ruột khác. Biểu hiện của lồng ruột là: trẻ đau bụng, bỏ bú, da tím tái, khóc thét từng cơn, nôn ra dịch nhầy màu xanh hoặc vàng, có thể đại tiện ra máu,...

Đau bụng quanh rốn ở trẻ: Những điều cần biết
Đau bụng quanh rốn ở trẻ em có thể là biểu hiện của lồng ruột

 

Trẻ bị lồng ruột sẽ được tháo lồng bằng phương pháp bơm hơi vào ruột già với áp lực vừa phải dưới sự hướng dẫn của máy soi X-quang cho tới khi khối ruột lồng được tháo ra hoàn toàn.

Lồng ruột là tình trạng cần được cấp cứu ngay vì nếu không điều trị kịp thời, hai đoạn ruột sẽ lồng vào nhau sâu hơn, làm đoạn ruột lồng bị sưng nề, các mạch máu nuôi ruột bị tắc nghẽn, khiến ruột bị nhiễm trùng huyết, hoại tử ruột, thủng ruột,... Sau đó, dịch và chất thải trong lòng ruột sẽ bị phát tán vào trong ổ bụng, gây nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng nặng nề...

1.5 Tắc ruột non

Tắc ruột non là tình trạng một phần hoặc toàn bộ ruột non của trẻ bị tắc nghẽn. Tình trạng này khiến thức ăn không tiến sâu được vào đường tiêu hóa và nếu không điều trị bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tới tính mạng của trẻ.

Những nguyên nhân thường gặp gây tắc ruột non ở trẻ nhỏ gồm: nhiễm trùng, có khối u trong đường tiêu hóa, mắc bệnh viêm ruột, mô sẹo từ lần phẫu thuật bụng trước đó,...

Ngoài triệu chứng đau bụng quanh rốn từng cơn ở trẻ em, nhiều bé còn có những biểu hiện như sốt, tăng nhịp tim, mất nước, ăn không ngon, đầy hơi, buồn nôn và ói mửa, táo bón nặng.

Đau bụng quanh rốn ở trẻ: Những điều cần biết
Đau bụng, buồn nôn có thể là biểu hiện của tình trạng tắc ruột non ở trẻ

 

Giải nén ruột là một thủ thuật giúp làm giảm áp lực trong ruột được thực hiện trong trường hợp cần thiết.

1.6 Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em gồm:

  • Viêm tụy cấp: Thường do viêm nhiễm, sử dụng một số loại thuốc nhất định. Triệu chứng của viêm tụy cấp là đau quanh rốn nhiều, buồn nôn, nôn mửa nhiều`, nhịp tim tăng cao,... Trẻ bị viêm tụy nhẹ thường được điều trị bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau, truyền dịch tĩnh mạch. Với trường hợp nặng hơn, bé phải nhập viện và tuân theo các phương pháp điều trị cần thiết.
  • Thoát vị rốn: Là hiện tượng mô bụng phình ra thông qua rốn. Khi mắc tình trạng này, bé sẽ bị đau bụng quanh rốn, sưng tấy,... Ở trẻ sơ sinh, hầu hết các trường hợp thoát vị rốn sẽ tự lành lại khi trẻ lên 2 tuổi. Số khác, bé có thể được chỉ định phẫu thuật nhằm ngăn ngừa nguy cơ tắc ruột.
  • Phình động mạch chủ: là tình trạng gây ra bởi sự suy yếu hoặc phình ra của thành động mạch chủ, đe dọa tới tính mạng vì nếu động mạch chủ vỡ ra máu sẽ chảy vào nội tạng. Khi động mạch chủ bị phình lớn, trẻ sẽ bị đau bụng quanh rốn kèm theo các triệu chứng khó chịu như khó thở, tăng nhịp tim, hạ huyết áp, ngất xỉu, yếu bất ngờ ở một bên cơ thể,...
  • Thiếu máu cục bộ: Tình trạng này xảy ra khi lưu lượng máu bị gián đoạn, chủ yếu do máu đông hoặc tắc mạch. Nếu bị thiếu máu cục bộ, bé sẽ cảm thấy đau vùng quanh rốn, đi kèm với các triệu chứng như nhịp tim tăng cao, có máu trong phân,... Khi nghi ngờ trẻ mắc thiếu máu cục bộ, phụ huynh nên đưa bé tới bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hoặc dùng thuốc.
Đau bụng quanh rốn ở trẻ: Những điều cần biết
Trẻ bị đau bụng quanh rốn do thiếu máu cục bộ

2. Nên làm gì khi trẻ bị đau bụng quanh rốn?

 

Khi trẻ bị đau bụng, đầu tiên cha mẹ cần trấn an, vỗ về cho bé nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường như sốt, vàng da, đau bụng dữ dội, có máu trong phân, sưng đau vùng bụng dưới, ói mửa không dứt,... và đưa bé tới bệnh viện.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé gái bị sưng môi âm hộ, điều gì đang xảy ra?

- Thưa bác sĩ, bộ phận sinh dục của con gái mới sinh của tôi bị sưng lên và cháu có một khối u cứng trong bộ phận sinh dục. Chuyện gì đang xảy ra với con của tôi vậy, bác sĩ? Và khối u đó là gì thế ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1074 lượt xem

Con tôi mới biết đi, tôi có thể cho bé uống thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn không?

Con tôi mới biết đi, tôi có thể cho bé uống thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  749 lượt xem

Bé thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh, điều này có bình thường không?

Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3114 lượt xem

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  804 lượt xem

Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do liên cầu khuẩn

Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  727 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 665 Lượt xem
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng
Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là...
 3 năm trước
 603 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 615 Lượt xem
Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh 01:26
Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Cùng theo dõi trẻ sinh non tháng có bệnh lý vàng da tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội được điều trị...
 3 năm trước
 827 Lượt xem
Tin liên quan
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh là gì? Điều trị sốt như thế nào? Các biến chứng của nó là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc một cách tốt nhất khi bé bị sốt nhé!

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết

Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.

Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!
Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!

Vắcxin MMR bảo vệ bé phòng chống lại ba loại virut: sởi, quai bị, và rubella.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây