1

Cử động thai và những điều cần biết - Bệnh viện Từ Dũ

Đếm cử động thai là một trong những hành động cần thiết của mẹ để theo dõi sức khỏe thai nhi. Bạn có thể được nghe nói đến nhiều cách đếm cử động thai. Dưới đây là một trong những hướng dẫn chuẩn theo RCOG-Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoàng gia Anh, được Thạc sĩ- Bác sĩ Hồng Thành Tài- khoa Cấp Cứu- Bệnh viện Từ Dũ lược dịch.

Thông tin này dành cho bạn để hiểu thêm về chuyển động của bé trong khi mang thai. Nó sẽ hữu ít nếu bạn lo lắng cho con bạn không cử động nhiều như bình thường hoặc bạn cảm thấy cử động của bé thay đổi.

Cử động thai bình thường trong thai kỳ như thế nào?

Hầu hết phụ nữ cảm nhận được cử động thai lần đầu tiên vào tuần 18 – 20 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn lần đầu tiên mang thai bạn có thể không nhận thức được cử động thai cho đến khi lớn hơn 20 tuần. Nếu là con rạ, bạn có thể cảm nhận được cử động thai sớm hơn. Các  cử động này có thể như 1 cú đá, rung động, cảm giác sột soạt hoặc xoay mình.

Khi thai nhi phát triển, cả số lượng và loại chuyển động sẽ thay đổi theo mô hình hoạt động của thai nhi. Thông thường, buổi chiều và tối là lúc hoạt động cao điểm của thai. Trong cả ngày và đêm, thai nhi ngủ là chủ yếu, thường kéo dài 20 – 40 phút, hiếm khi kéo dài quá 90 phút. Bé không chuyển động khi ngủ.

Số lượng cử động thai tăng lên cho đến 32 tuần, sau đó số cử động thai ổnđịnh, mặc dù loại chuyển động có thể thay đổi khi gần đến ngày sinh. Thông thường, bạn có thể không cảm nhận được cử động thai khi bận rộn hoặc làm việc tập trung.

Điều quan trọng là bạn nên cố gắng cảm nhận cử động của bé ngay cả trong thời điểm bạn làm việc. Bé của bạn sẽ cử động nhiều hơn trong quá trình chuyển dạ.

Tại sao các cử động của thai nhi lại quan trọng?

Trong suốt thai kỳ, các cử động của bé sẽ mang lại cho mẹ sự an tâm về sức khỏe thai nhi. Nếu bạn cảm thấy thai nhi cử động ít hơn bình thường hoặc thay đổi nhịp điệu cử động, đó có thể là dấu hiệu đầu tiên bé không khỏe. Bạn nên liên hệ với bác sĩ sản khoa ngay để được đánh giá và kiểm tra sức khỏe thai nhi.

Bao nhiêu cử động thai là đủ?

Không có ghi nhận bao nhiêu cử động thai là bình thường. Trong thời gian mang thai của bạn, bạn phải cảm nhận được mô hình chuyển động của bé. Giảm hoặc thay đổi cử động thai so với bình thường mới là điều quan trọng.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận cử động thai?

  • Bạn ít có khả năng cảm nhận cử động thai khi đang bận rộn hoặc làm việc
  • Nếu nhau thai bám phía mặt trước tử cung cũng sẽ làm bạn khó cảm nhận được cử động thai
  • Ngôi thai nhi không ảnh hưởng đến cử động thai. Nếu lưng thai nhi quay ra trước bụng thì bạn sẽ khó cảm nhận hơn khi lưng thai nhi quay về phía lưng bạn.

Những nguyên nhân có thể làm bé ít cử động?

  • Một số loại thuốc an thần hay giảm đau có thể đi qua nhau thai làm bé của bạn cử động ít hơn.
  • Rượu và thuốc lá cũng có thể ảnh hưởng đến cử động của bé.
  • Trong một số trường hợp, bé cử động ít là do bé thực sự không khỏe

Bạn có nên sử dụng biểu đồ để đếm chuyển động của thai không?

Không có đủ bằng chứng khuyến cáo để bạn theo dõi cử động thai thường quy bằng cách lập biểu đồ theo dõi. Điều quan trọng là bạn nên cảm nhận cách chuyển động riêng của bé trong suốt thai kỳ, đến cơ sở y tế ngay khi thấy chuyển động thai ít hơn bình thường

Nếu bạn không chắc về những cử động thai thì sao?

Nếu bạn không chắc về chuyển động bé có bị giảm hay không, bạn nên nằm nghiêng trái và tập trung đếm chuyển động của bé trong 2 giờ tiếp theo. Nếu không cảm nhân thấy lớn hơn 10 chuyển động riêng biệt thì:

Nếu thai nhỏ hơn 28 tuần

Hầu hết phụ nữ cảm nhận được cử động thai lần đầu tiên vào tuần 18 – 20 của thai kỳ. Nếu sau 24 tuần bạn chưa cảm nhận được cử động của bé bạn nên đến cơ sở y tế kiểm tra.

Nếu thai lớn hơn 28 tuần

Bạn phải đến ngay cơ sở y tế ngay lập tức để kiểm tra nhịp tim thai. Tại cơ sở y tế, nhịp tim thai của con bạn sẽ được kiểm tra tim thai ít nhất 20 phút, điều này sẽ đảm bảo tính an toàn cho con bạn. Nhịp tim thai sẽ tăng khi bé chuyển động. Siêu âm kiểm tra sự phát triển của bé, cũng như lượng nước ối xung quang bé.

Những kết quả kiểm tra sức khỏe thai nhi có thể kết luận tình trạng sức khỏe tốt.  Hầu hết các phụ nữ trải qua giảm cử động thai đều tiếp tục sinh con khỏe mạnh.

Nếu có bất kỳ bất thường nào về sức khỏe thai, bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về điều này. Trong 1 số trường hợp, bạn  có thể được tư vấn chấm dứt thai kỳ sớm để an toàn cho bé hơn, điều này còn phụ thuộc vào tuổi thai của con bạn.

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Điều trị bệnh rơ lưỡi khi mang thai

Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1850 lượt xem

Khi nào nên đi Bệnh viện khám thai lần đầu?

Ngày đầu của kỳ kinh cuối của em là 15/4. Chu kỳ kinh 30 ngày. Ngày 17/5, em thử que thấy lên 2 vạch. Vậy, khi nào thì em nên đi khám thai ở Bệnh viện ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  520 lượt xem

Có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong thai kỳ không?

- Bác sĩ ơi, tôi có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  976 lượt xem

Cách thai kỳ ảnh hưởng đến những giấc mơ và lý do tại sao?

- Bác sĩ biết không, trong thời gian mang thai tôi hay mơ hơn và những giấc mơ cũng trở nên lạ lùng hơn. Bác sĩ có thể lý giải giúp tôi tại sao lại như vậy không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  751 lượt xem

Tôi đang có thai lần thứ hai nhưng không có triệu chứng gì, như vậy có bình thường không?

- Bác sĩ ơi, tôi đang có thai lần thứ hai nhưng không có triệu chứng gì, như vậy có bình thường không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1020 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé! Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé! 02:58
Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé!
Với gia đình chị Vân Anh, Tết 2021 đã trở thành kỷ niệm đáng nhớ hơn bao giờ hết bởi con trai Trung Quân bị viêm phế quản với triệu chứng sốt cao...
 3 năm trước
 478 Lượt xem
Những điều cần biết khi tim thai chậm Những điều cần biết khi tim thai chậm 10:27
Những điều cần biết khi tim thai chậm
 Tình trạng tim thai chậm khiến không ít các mẹ bầu hoang mang và lo lắng
 3 năm trước
 354 Lượt xem
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:38
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Mang thai tuần thứ 28 và quyết định "chốt" Thu Cúc là nơi đón con yêu chào đời
 3 năm trước
 791 Lượt xem
Những thông tin mẹ bầu cần biết về thai máy Những thông tin mẹ bầu cần biết về thai máy 09:59
Những thông tin mẹ bầu cần biết về thai máy
 Thai máy không chỉ giúp người mẹ cảm nhận được mầm sống đang ngày một lớn dần trong cơ thể.
 3 năm trước
 482 Lượt xem
Nhật ký vượt cạn của mẹ bầu "hoa hậu" tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông Nhật ký vượt cạn của mẹ bầu "hoa hậu" tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông 03:40
Nhật ký vượt cạn của mẹ bầu "hoa hậu" tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
"...thực sự, những điều này mình chỉ cảm nhận được từ mẹ mình thôi, ở những bác sĩ khác dù có đi thăm khám nhiều nơi rồi nhưng chưa bao giờ cảm...
 3 năm trước
 606 Lượt xem
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 11:46
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click ngay để mục sở thị hành trình vượt cạn đặc biệt này của mẹ Bùi Thị Dựng các bạn nhé!Với Thu Cúc - Sinh đôi là chuyện nhỏ xem...
 3 năm trước
 960 Lượt xem
Tin liên quan
Tiểu đường thai kỳ: những điều bạn nên biết
Tiểu đường thai kỳ: những điều bạn nên biết

Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và bé trong khi mang thai và khi sinh nở.

Vận động viên nên tuân thủ những hướng dẫn tập luyện nào trong thai kỳ
Vận động viên nên tuân thủ những hướng dẫn tập luyện nào trong thai kỳ

Câu hỏi: - Bác sĩ có thể cho tôi biết vận động viên nên tuân thủ những hướng dẫn tập luyện nào trong thai kỳ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Sử dụng cần sa trong thai kỳ - Những điều cần biết!
Sử dụng cần sa trong thai kỳ - Những điều cần biết!

Chúng ta không biết nhiều về những tác động có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu về điều này hiện vẫn đang được tiến hành thì hầu hết các chuyên gia, bao gồm cả Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) đều khuyên thai phụ không nên sử dụng cần sa. Tại sao?

Những điều cần biết khi xỏ khuyên, xăm hình lúc mang thai
Những điều cần biết khi xỏ khuyên, xăm hình lúc mang thai

Xỏ khuyên trong quá trình mang thai có an toàn không? Mang thai có nên tháo bỏ khuyên rốn? Xăm hình trong quá trình mang thai thì thế nào? Cách chăm sóc hình xăm khi mang thai sẽ như thế nào? Đó là những câu hỏi xung quanh nghệ thuật hình thể được các bà mẹ vô cùng quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây