1

Cứ 3 giây lại có người mắc sa sút trí tuệ - Bệnh viện Bạch Mai

Thế nào là sa sút trí tuệ

SSTT là hội chứng lâm sàng được gây ra bởi tổn thương não, với đặc trưng bởi là các biểu hiện suy giảm các lĩnh vực nhận thức như trí nhớ, định hướng, chú ý, ngôn ngữ, tri giác, suy luận, phán đoán, điều hành, khả năng thực hiện các nhiệm vụ liên tục, … SSTT có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau trong đó phổ biến nhất là bệnh Alzheimer (chiếm 60 – 80% tổng số các bệnh nhân SSTT).

Triệu chứng

Giai đoạn đầu chủ yếu là giảm trí nhớ ngắn hạn:

Đôi khi bệnh nhân/ người nhà không nhận biết được thời gian khởi phát triệu chứng:

Định luật Ribot (Bệnh Alzheimer)

  • Sự việc mới quên trước, sau đó quên cả sự việc xa xưa, kỉ niệm thời thơ ấu.
  • Tiếp theo bệnh nhân có biểu hiện vong ngôn: nói lặp từ; khó tìm từ khi nói, thêm từ lạ, không gọi được tên đồ vật, Nói, viết sai
  • Biểu hiện vong tri: Không nhận ra người quen cũ, con cháu, nhận nhầm, không nhận ra đồ vật quen thuộc
  • Biểu hiện vong hành: Vụng về trong thao tác nghề nghiệp, khó khăn trong việc tự ăn uống, khó khăn trong vệ sinh cá nhân, rối loạn trong trang phục (mặc quần áo, chải tóc…), không sử dụng được công cụ, trang thiết bị trong gia đình
  • Suy giảm khả năng điều hành: giảm khả năng tính toán, giảm khả năng sáng tạo, giảm khả năng lập kế hoạch, giảm khả năng ra quyết định.

Ngoài ra bệnh nhân còn có biểu hiện biến đổi nhân cách xuất hiện sớm:

Thụ động (thờ ơ, cách ly xã hội), mất kiềm chế (hành vi tình dục bất thường hoặc nói năng linh tinh, tự cho mình là trung tâm (tính trẻ con, thiếu sự đại lượng), kích động rất thường gặp và thường nặng lên khi bệnh tiến triển, kích động về lời nói, kích động về hành động, các hành vi không không phù hợp như đi lang thang

  • Trầm cảm: Đặc biệt trong bệnh Alzheimer và SSTT do mạch máu
  • Rối loạn loạn thần: Hoang tưởng: mất trộm, bị theo dõi, ghen tuông, …
  • Ảo giác: nhìn thấy người vào nhà, nghe thấy tiếng nói trong đầu,…
  • Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, rối loạn chu kỳ thức – ngủ; đi lang thang và kích động là những nguyên nhân làm cho người chăm sóc kiệt sức

Nguyên nhân dẫn đến bệnh SSTT

  • Bệnh Alzheimer
  • Sa sút trí tuệ thể Lewy
  • Bệnh Parkinson
  • Sa sút trí tuệ thùy trán và thùy TD
  • Do Rối loạn thần kinh và chấn thương: Chấn thương sọ não
  • Khối choán chỗ
  • Xơ cứng rải rác
  • Bệnh mạch máu: Nhồi máu não; Xuất huyết não
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh nhiễm khuẩn: Giang mai, HIV
  • Viêm não; Bệnh Creutzfeldt- Jakob
  • Rối loạn nội tiết: Đái tháo đường
  • Suy giáp/ cường giáp
  • Bệnh tuyến cận giáp
  • Sử dụng thuốc, lạm dụng chất: Thuốc an thần, kháng cholinergic; rượu, ma tuý; Thiếu vitamin: B12, thiamin (B1), acid nicotin
  • Rối loạn chuyển hóa khác: Tăng/ hạ Canxi máu
  • Bệnh não gan

10 dấu hiệu nhận biết suy giảm trí nhớ sớm

Ngoài rối loạn các lĩnh vực nhận thức, người bệnh SSTT có thể có nhiều triệu chứng rối loạn tâm lý - hành vi và suy giảm chức năng nặng nề tuỳ từng thể và từng giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần được tới gặp bác sỹ khi có các dấu hiệu sớm dưới đây:

  • Giảm trí nhớ làm rối loạn cuộc sống hằng ngày
  • Khó khăn trong việc lên kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề
  • Khó khăn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ quen thuộc
  • Nhầm lẫn về thời gian và không gian
  • Khó nhận biết về hình ảnh trực quan và mối quan hệ trong không gian
  • Phát sinh vấn đề mới với từ ngữ khi viết/đọc
  • Đặt nhầm chỗ các đồ vật và mất khả năng nhớ lại các bước để tìm lại đồ
  • Giảm khả năng phán đoán hoặc ra quyết định
  • Thu mình khỏi công việc hoặc hoạt động xã hội
  • Thay đổi cảm xúc và nhân cách

SSTT gây ra gánh nặng lớn cho bản thân người bệnh, người chăm sóc và toàn xã hội. Chính vì thế việc quản lý, chăm sóc và điều trị người bệnh cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc, dùng thuốc và chăm sóc toàn diện không những có thể làm giảm các triệu chứng mà còn làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. 

TS Trần Thị Hà An - Trưởng phòng Điều trị bệnh tâm thần người già, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Việc đưa người bệnh đến cơ sở y tế sớm sẽ giúp cho người bệnh được chẩn đoán đúng và có phác đồ điều trị phù hợp giúp chặn hoặc làm chậm quá trình sa sút trí tuệ cho người bệnh.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Bạch Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Bệnh lý thần kinh do rượu sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây tổn thương vĩnh viễn ở hệ thần kinh và các bộ phận khác của cơ thể nếu người bệnh tiếp tục uống rượu. Điều này có thể dẫn đến khuyết tật, đau đớn mạn tính và thậm chí là tử vong.

Dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson?
Dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson?

Bệnh Parkinson là một bệnh do thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Theo ước tính, đến nay có trên 10 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh Parkinson. Những người bị bệnh này gặp phải các triệu chứng chính là run chân tay, co thắt và đau cơ, dẫn đến đi lại vận động khó khăn. Một số người mắc bệnh Parkinson còn bị sa sút trí tuệ hay lú lẫn, đặc biệt là khi tình trạng bệnh tiến triển nặng.

5 giai đoạn của bệnh Parkinson
5 giai đoạn của bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là một dạng rối loạn thần kinh do thoái hóa, có các triệu chứng điển hình là run chân tay, mất khả năng kiểm soát vận động của cơ, dẫn đến khó khăn khi cử động, đi lại, nói chuyện… Bệnh còn gây ra nhiều triệu chứng khác và khi bệnh tiến triển sang các giai đoạn sau thì các triệu chứng càng nặng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây