1

Chuột rút khi mang thai: nguyên nhân, phòng ngừa và khắc phục - Bệnh viện Từ Dũ

Chuột rút (vọp bẻ) là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ trong thời gian mang thai. Chuột rút thường xảy ra ở chân, đùi, bàn chân, bàn tay hoặc cơ bụng do các cơ co thắt đột ngột, khiến các bộ phận này của các mẹ bầu rất đau nhức, không thể cử động.

Chuột rút có thể bắt đầu gây khó chịu từ tháng thứ ba của thai kỳ và các cơn đau ngày càng xuất hiện thường xuyên khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này xảy ra cả ban ngày và trầm trọng hơn vào ban đêm, ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của thai phụ, nhưng không để lại hậu quả gì cho mẹ và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.

Tuy nhiên nếu thai phụ bị chuột rút kèm theo các triệu chứng như ra máu, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng hoặc đau dữ đội ở phần bị đau, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây chuột rút

Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về nguyên nhân vì sao phụ nữ thường bị chuột rút trong quá trình mang thai. Trong lĩnh vực sản khoa, có nhiều  nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút khi mang thai được các bác sĩ đã chỉ ra:

  • Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng tăng trong thai kỳ, gây áp lục nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân;
  • Tử cung ngày càng to làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim và các dây thần kinh từ tủy sống đến chân các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị chèn ép gây cảm giác nặng nề, khó chịu;
  • Mất nước khiến cơ thể bị rối loại điện giải gây ra tình trạng chuột rút.
  • Thiếu canxi, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao để có thể đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi. Khi lượng canxi không được cung ứng đầy đủ, cơ thể của mẹ bầu sẽ tự “rút” canxi để truyền cho bé.

Triệu chứng cần lưu ý trong thai kỳ đối với các cơn đau có thể gây lầm với chuột rút ở cơ bụng:

  • Trong một giờ có hơn 6 cơn co thắt, là dấu hiệu cần cảnh giác.
  • Các cơn đau không giảm dần theo thời gian.
  • Xuất hiện đồng thời với cơn chóng mặt, choáng váng hoặc chảy máu là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Ngoài ra chảy máu cũng có thể là triệu chứng của nhau tiền đạo hoặc sẩy thai.
  • Cần thận trọng với bất kỳ các cơn co thắt nào xảy ra liên tục khi đang mang thai, có tiền sử sinh non, thai ngoài tử cung hoặc cổ tử cung ngắn.
  • Co thắt đi kèm với đau bụng dữ đội và buồn nôn hoặc sốt, rất có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa, sỏi thận hoặc túi mật.

Phòng ngừa

  • Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. Mẹ bầu làm việc tại văn phòng tranh thủ thời gian co duỗi  bắp chân và vận động hai chân sau mỗi giờ làm việc.
  • Tránh làm việc mệt nhọc. Duy trì thói quen vận động nhịp nhàng và điều độ.
  • Tập thể dục khi mang thai với các bài tập nhẹ như yoga, đi bơi, đi bộ,… giúp lượng máu và quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ diễn ra thuận lợi hơn.
  • Thực hiện các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng từ vùng đùi đến bắp chân, bàn chân và các ngón chân để làm tăng quá trình lưu thông máu.
  • Gác chân lên gối cao (mềm) khi nằm ngủ. Nên nằm nghiêng bên trái để máu lưu thông khắp cơ thể, đặc biệt là vùng bắp chân.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể theo từng giai đoạn của thai kỳ, từ 800- 1500mg canxi nguyên tố/ngày.

Cách khắc phục tình trạng chuột rút

  • Trong thực đơn hàng ngày, các mẹ bầu cần chú ý bổ sung thực phẩm giàu kali, magiê, đặc biệt là canxi (thịt,cá, trứng, rau - củ - quả, đặc biệt là chuối, nho khô, lê…).
  • Uống nhiều nước, tốt nhất nên bổ sung mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước để hạn chế tình trạng mất nước.
  • Nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Luôn để tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
  • Tắm bằng nước ấm. Ngâm chân trong nước nóng được pha với ít muối và gừng để tránh bị chuột rút vào ban đêm.
  •  Khi nhận thấy bất cứ nghi ngại gì về dấu hiệu chuột rút trong lúc mang thai với cơn đau tiếp diễn kèm theo đau và sưng chân, chạm vào có cảm giác nóng xung quanh, cần đến ngay các cơ sở y tế để được sự trợ giúp kịp thời của các y – bác sĩ nguy cơ bị đông máu thay vì chuột rút. Riêng trong trường hợp chuột rút ở bụng cần chú ý vì có khả năng sẩy thai.

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?

- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1091 lượt xem

Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?

- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  680 lượt xem

Có được tiêm phòng khi đang mang thai không?

Bác sĩ ơi, tôi tiêm phòng trong khi đang mang thai thì có an toàn cho em bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  875 lượt xem

Điều trị bệnh rơ lưỡi khi mang thai

Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1838 lượt xem

Chích ngừa lần 1 khi mang thai được 6 tháng

Khi thai nhi được 6 tháng, lên tỉnh khám, em được chích ngừa lần 1 ở bệnh viện. Nhưng do điều kiện bận rộn quá, em không lên tỉnh tái khám được. Vậy, mong bs cho biết: em có thể chích ngừa lần 2 ở Trung tâm Y tế huyện gần nhà, được không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  407 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Khoảnh khắc chào đời của thiên thần nhỏ mang 2 dòng máu tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Khoảnh khắc chào đời của thiên thần nhỏ mang 2 dòng máu tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:31
Khoảnh khắc chào đời của thiên thần nhỏ mang 2 dòng máu tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Và cùng theo dõi ca sinh mổ của mẹ bầu Đỗ Thị Hà
 3 năm trước
 560 Lượt xem
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:38
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Mang thai tuần thứ 28 và quyết định "chốt" Thu Cúc là nơi đón con yêu chào đời
 3 năm trước
 787 Lượt xem
Lưu giữ khoảnh khắc chào đời, trải nghiệm cắt dây rốn cho con khi sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Lưu giữ khoảnh khắc chào đời, trải nghiệm cắt dây rốn cho con khi sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 02:34
Lưu giữ khoảnh khắc chào đời, trải nghiệm cắt dây rốn cho con khi sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, mẹ đã trải qua mọi cung bậc cảm xúc. Giây phút đầu tiên con cất tiếng khóc chào đời, bố mẹ muốn lưu giữ lại tất...
 3 năm trước
 936 Lượt xem
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 02:40
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
 ??̂? ??̂ ????̀? ??̀?? ??̛́?? - ???̉? đ?? ??? ??̂̉ ???̛̣? ???̣̂? ???̛ ???̂́ ??̀??
 3 năm trước
 778 Lượt xem
Khoa Đẻ tự nguyện D3 - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Khoa Đẻ tự nguyện D3 - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 04:44
Khoa Đẻ tự nguyện D3 - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
 24h mỗi ngày, khoa Đẻ tự nguyện D3 - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội hoạt động liên tục, cung cấp các dịch vụ:
 3 năm trước
 1095 Lượt xem
Vượt Cạn "Nhẹ Nhàng" Cùng Bác Sĩ Nguyễn Văn Hà - Trưởng Khoa Phụ Sản Bệnh Viện ĐKQT Thu Cúc Vượt Cạn "Nhẹ Nhàng" Cùng Bác Sĩ Nguyễn Văn Hà - Trưởng Khoa Phụ Sản Bệnh Viện ĐKQT Thu Cúc 06:16
Vượt Cạn "Nhẹ Nhàng" Cùng Bác Sĩ Nguyễn Văn Hà - Trưởng Khoa Phụ Sản Bệnh Viện ĐKQT Thu Cúc
 Lắng nghe chia sẻ: Sau Sinh Mẹ Có Được Ăn Bánh Ngọt Không?--------
 3 năm trước
 1420 Lượt xem
Tin liên quan
"Não cá vàng" khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục
"Não cá vàng" khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tôi rất hay quên từ khi mang thai. Liệu chứng "suy giảm trí nhớ trong thời kỳ mang thai” (thường gọi vui là "não cá vàng") có phải thực sự là một bệnh lý?

Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi đang mang thai
Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi đang mang thai

Tiêm phòng cúm cho bà bầu cũng mang lại lợi ích cho em bé của bạn. Các kháng thể mà cơ thể bạn phát triển sẽ được truyền cho em bé và bảo vệ bé khỏi bệnh cúm trong vài tháng sau sinh.

Các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?
Các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?

Nhiều người thắc mắc các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?

Chứng sạm da khi mang thai và cách khắc phục
Chứng sạm da khi mang thai và cách khắc phục

Bị sạm da trong thai kỳ có bình thường không? Nguyên nhân gây sạm da là gì? Làm sao để tình trạng sạm da không nặng hơn trong thai kỳ? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Tiết quá nhiều nước bọt khi mang thai: 5 cách khắc phục
Tiết quá nhiều nước bọt khi mang thai: 5 cách khắc phục

Có nhiều nước bọt hơn khi mang thai có phải là hiện tượng bình thường không? Nguyên nhân nào gây ra trình trạng này? Tôi phải làm gì để tiết ít nước bọt hơn trong thai kỳ? Bác sĩ của suckhoe123.vn sẽ giải đáp giúp bạn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây