1

Chlamydia được chẩn đoán bằng cách nào? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Các triệu chứng khi nhiễm Chlamydia

  • Chlamydia là một căn bệnh "thầm lặng" do phần lớn người bị nhiễm đều không có triệu chứng. Nếu có, các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 1-3 tuần sau khi tiếp xúc.
  • Ở phụ nữ, đầu tiên vi khuẩn sẽ gây nhiễm ở cổ tử cung và niệu đạo. Phụ nữ thường thấy có tiết dịch bất thường ở âm đạo hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
  • Khi nhiễm trùng lây lan từ cổ tử cung lên đến ống dẫn trứng, ở một số phụ nữ vẫn không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ rệt nào cả, số khác có đau bụng dưới, đau lưng, buồn nôn, sốt, đau khi giao hợp, hoặc ra huyết giữa chu kỳ kinh nguyệt. Nhiễm Chlamydia ở cổ tử cung có thể lây lan sang trực tràng.
  • Ở đàn ông, triệu chứng có thể là tiết dịch từ dương vật hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Đàn ông còn có thể cảm thấy nóng rát và ngứa quanh lỗ sáo dương vật. Đau và sưng tinh hoàn ít gặp hơn.
  • Đàn ông hoặc phụ nữ giao hợp qua đường hậu môn có thể nhiễm  Chlamydia ở trực tràng, gây ra đau trực tràng, tiết dịch, hoặc chảy máu. Chlamydia còn được tìm thấy trong họng của phụ nữ và nam giới có quan hệ tình dục bằng miệng với bạn tình nhiễm bệnh.

Các biến chứng có thể xảy ra khi nhiễm Chlamydia không được điều trị?

  • Nếu không được điều trị, nhiễm Chlamydia có thể diễn biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản, gây ra các hậu quả ngắn và dài hạn khác. Giống như bản thân bệnh, thiệt hại do Chlamydia gây ra cũng thường "im lặng."
  • Ở những phụ nữ không được điều trị, nhiễm trùng có thể lây lan vào tử cung hoặc ống dẫn trứng gây viêm phần phụ (viêm vùng chậu=PID). Điều này xảy ra ở 10 -15% phụ nữ nhiễm Chlamydia không được điều trị. Chlamydia cũng gây nhiễm trùng ống dẫn trứng mà không có bất cứ triệu chứng nào.
  • Viêm phần phụ và nhiễm trùng "im lặng" ở đường sinh dục trên gây tổn thương lâu dài cho ống dẫn trứng, tử cung, và các mô chung quanh. Tổn thương dẫn đến đau vùng chậu mãn tính, vô sinh, hoặc tử vong do thai ngoài tử cung. Chlamydia còn làm tăng nguy cơ nhiễm HIV nếu có phơi nhiễm.
  • Để giúp ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng, khuyến cáo tầm soát Chlamydia ít nhất mỗi năm một lần cho tất cả các phụ nữ ở tuổi sinh hoạt tình dục từ 25 tuổi trở xuống. Tầm soát hàng năm cũng được khuyến cáo cho những phụ nữ lớn tuổi hơn có các yếu tố nguy cơ nhiễm Chlamydia (có bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình).
  • Sàng lọc Chlamydia đối với tất cả thai phụ.
  • Biến chứng ở nam giới hiếm gặp hơn. Nhiễm trùng có thể lan đến mào tinh hoàn, gây đau, sốt, và vô sinh (hiếm gặp).
  • Đôi khi nhiễm Chlamydia đường sinh dục có thể gây ra viêm khớp kết hợp với tổn thương da, viêm mắt và viêm niệu đạo (Hội chứng Reiter).

Chlamydia ảnh hưởng ra sao đến thai phụ và thai nhi?

Ở phụ nữ mang thai, một số bằng chứng đã cho thấy nếu không được điều trị, nhiễm Chlamydia có thể dẫn đến sinh non. Trẻ sinh ra từ sản phụ nhiễm Chlamydia có thể mắc Chlamydia ở mắt và đường hô hấp. Chlamydia là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi và viêm kết mạc ở trẻ mới đẻ.

Chlamydia được chẩn đoán bằng cách nào?

Có nhiều xét nghiệm để chẩn đoán Chlamydia. Một số được thực hiện trên nước tiểu, số khác cần có mẫu bệnh phẩm lấy từ dương vật hay cổ tử cung.

Điều trị chlamydia ra sao?

  • Nhiễm Chlamydia có thể được dễ dàng điều trị và chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh. Uống một liều duy nhất azithromycin, hoặc doxycycline  uống ngày hai lần trong một tuần là biện pháp điều trị được áp dụng phổ biến nhất.
  • Điều trị người nhiễm Chlamydia có HIV dương tính tương tự như đối với người âm tính với HIV.
  • Tất cả các bạn tình của bệnh nhân nên được thăm khám, xét nghiệm, và điều trị. Người nhiễm Chlamydia nên kiêng quan hệ tình dục trong 7 ngày sau khi dùng liều kháng sinh azithromycine duy nhất hoặc cho đến khi đã dùng đủ 7 ngày kháng sinh doxycycline, để ngăn chặn lây nhiễm bệnh cho các bạn tình của mình.
  • Phụ nữ có quan hệ tình dục với những bạn tình không được điều trị đúng mức có nguy cơ cao bị tái nhiễm. Nhiễm nhiều lần sẽ tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe sinh sản, dẫn đến vô sinh.
  • Khoảng ba tháng sau khi đã điều trị lây nhiễm ban đầu, phụ nữ và nam giới nhiễm Chlamydia nên được kiểm tra lại, ngay cả khi các bạn tình của họ đã được điều trị.

Làm thế nào để phòng tránh nhiễm Chlamydia?

  • Cách chắc chắn nhất để tránh lây truyền Chlamydia qua đường tình dục là tránh quan hệ tình dục, hoặc quan hệ tình dục lâu dài một vợ một chồng với người đã được thử nghiệm tầm soát và chắc chắn không bị nhiễm bệnh.
  • Bao cao su ở nam giới, khi được sử dụng thường xuyên và đúng cách có thể làm giảm nguy cơ lây truyền Chlamydia.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Bệnh lậu điều trị bằng cách nào?
Bệnh lậu điều trị bằng cách nào?

Phụ nữ có quan hệ tình dục trước 25 tuổi và nam quan hệ tình dục đồng giới là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lậu.

Xét nghiệm RPR trong chẩn đoán bệnh giang mai
Xét nghiệm RPR trong chẩn đoán bệnh giang mai

Xét nghiệm RPR là một phương pháp nhanh chóng để sàng lọc bệnh giang mai ở những người có nguy cơ cao.

Bệnh giang mai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh giang mai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh giang mai là một bệnh rất khó phát hiện vì có không ít người bị bệnh mà không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào trong suốt nhiều năm kể từ lúc phơi nhiễm.

Các Bệnh Lây Truyền Qua Quan Hệ Tình Dục Bằng Miệng
Các Bệnh Lây Truyền Qua Quan Hệ Tình Dục Bằng Miệng

Mặc dù các bệnh xã hội chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục đường âm đạo và đường hậu môn nhưng một số bệnh lây qua quan hệ tình dục bằng miệng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây