1

Các giai đoạn phát triển của bệnh Herpes sinh dục - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tôi đi khám da liễu được chuẩn đoán là Herpes vì tôi có 2 vết  loét ở bộ phận sinh dục. Nhưng tôi xem triệu chứng trên báo thì không  phải vì tôi bị ngứa 2 năm mà không khỏi , không biết vì đâu, trị nhiều nào là  nấm, viêm âm đạo…Gần đây tôi thấy có 2 vết mẩn đỏ ngứa, rồi mấy ngày sau tạo thành loét, vậy tôi có phải bệnh Herpes không? Nếu tôi bị Herpes thì có chữa khỏi không? có con được không? Mong bác sĩ giải đáp dùm (T.S)

Trả lời: 

Chào bạn, Herpes sinh dục là bệnh lành tính nhưng rất hay tái phát do siêu vi trùng herpes cùng họ với virus gây bệnh giời leo và thủy đậu. Bệnh phát triển qua 2 giai đoạn:

1. Sơ nhiễm: lây qua giao hợp, gây sốt và rất đau vùng âm hộ, tổn thương gồm những chùm mẹn nước khi vỡ ra cho những vết loét tròn. Diễn tiến kéo dài từ 2 - 6 tuần thì khỏi

2. Tái phát: Phát ban thường đi sau cảm giác nóng bỏng, ngứa gồm những mụn nước nhỏ chứa dịch trong mọc thành chùm trên nền hồng ban, sau vài giờ hóa đục vở ra đóng mày tròn xếp thành chùm. Diễn biến sau 1 tuần tự biến mất không để lại sẹo. Những yếu tố gây tái phát gồm Sốt, cảm, ánh sáng mặt trời choáng, xúc cảm, chấn thương cơ học, kinh nguyệt, giao hợp.

Ở phự nữ có thai, sự lây truyền qua thai do tiếp xúc với niêm mạc âm đạo âm hộ lúc xổ thai nhưng không loại trừ lây qua nhau. Trẻ bị nhiễm lúc sinh thường rất nặng có thể gây dị dạng hoặc tử vong do nhiễm trùng huyết.

Theo thư thông tin trong thư thì có thể bạn đã bị bệnh  Herpes sinh dục. Bạn nên theo dõi bệnh định kỳ tại chuyên khoa Da Liễu để kiểm soát những yếu tố nguy cơ gây tái phát. Điều trị đầy đủ tích cực, bạn vẫn có thể có thai nhưng nếu bị tái phát trong những tháng cuối thai kỳ bạn phải được mổ bắt  con và cách ly bé với mẹ.

Thân mến chào bạn!

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Phát hiện, điều trị và ngăn ngừa bệnh lậu ở miệng
Phát hiện, điều trị và ngăn ngừa bệnh lậu ở miệng

Bệnh lậu ở miệng hiếm khi gây ra triệu chứng và thường khó phát hiện. Điều này có thể dẫn đến việc điều trị muộn, làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác và phát sinh biến chứng.

Xét nghiệm RPR trong chẩn đoán bệnh giang mai
Xét nghiệm RPR trong chẩn đoán bệnh giang mai

Xét nghiệm RPR là một phương pháp nhanh chóng để sàng lọc bệnh giang mai ở những người có nguy cơ cao.

Răng Hutchinson – dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh
Răng Hutchinson – dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh

Răng Hutchinson xảy ra do trẻ bị lây truyền bệnh giang mai khi còn trong bụng mẹ hoặc trong khi sinh.

Bệnh lậu điều trị bằng cách nào?
Bệnh lậu điều trị bằng cách nào?

Phụ nữ có quan hệ tình dục trước 25 tuổi và nam quan hệ tình dục đồng giới là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lậu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây