1

[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Câu hỏi:

Thưa bác sĩ, em năm nay 26 tuổi. Một tuần nay tự nhiên ở mép môi vùng kín của em mọc lên một hạt mụn thịt, nhỏ bằng 1/3 hạt é. Em lo quá nên đi khám tại phòng khám tư thì bác sĩ cho biết em bị sùi mào gà nhẹ, và khuyên em nên đi đốt lạnh bằng nitơ lỏng. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em về bệnh và cách điều trị được không ạ?

Trả lời:

Chào bạn.

Trước hết, chúng tôi khuyên bạn nên đến ngay các cơ sở y tế có uy tín để được khám và điều trị bệnh. Bạn không thể tự điều trị bệnh này tại nhà, và nếu để càng lâu thì bệnh sẽ càng nặng và khó điều trị.

Bệnh sùi mào gà là bệnh gì?

  • Bệnh sùi mào gà là bệnh mụn cóc sinh dục, là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể gặp ở cả nam và nữ, do Human Papilloma Virus (HPV, thuộc nhóm PAPOVA type 6,11 ) gây nên.
  • Các biểu hiện thương tổn do virus HPV gây ra thường bao gồm các mụn cóc, hạt cơm, u nhú hay tổn thương phẳng; và có thể mọc ở bất kỳ chỗ nào trong cơ quan sinh dục: âm hộ, hậu môn, dương vật, lỗ niệu đạo, cổ tử cung, thậm chí gặp cả ở miệng, họng. 
  • Thời kỳ ủ bệnh sùi mào gà khá dài, có thể từ 2 tháng - 9 tháng sau khi quan hệ tình dục với người có mang mầm bệnh HPV. Đường lây truyền chủ yếu là: Tiếp xúc tình dục, dịch tiết hoặc tiếp xúc da.
  • Biểu hiện bệnh lúc đầu là các u nhú màu hồng tươi, mềm, có chân hoặc có cuống, không đau và dễ chảy máu.
  • Về sau, chúng có thể phát triển thành những gai hoặc lá, chiều dài có thể đến vài cm, liên kết với nhau thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. 

Có thể điều trị bệnh sùi mào gà hay không?

  • Hiện nay vẫn chưa có thuốc diệt virus sùi mào gà, do vậy người bệnh có thể mang bệnh suốt đời ở tình trạng có biểu hiện triệu chứng hoặc không có triệu chứng và vẫn có nguy cơ lây nhiễm cho các bạn tình.
  • Các phương thức điều trị sau đây chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng hoặc loại trừ thương tổn mà không khỏi bệnh hoàn toàn. Bệnh rất dễ tái phát do vệ sinh kém, yếu tố tự lây nhiễm vì HPV vẫn còn trong cơ thể.
  • Sùi mào gà tiến triển mạn tính, nhiều tháng đến nhiều năm, các triệu chứng không hề giảm đi mà trái lại ngày càng tăng nếu không được điều trị. Thỉnh thoảng có những đợt bội nhiễm gây loét, chảy máu.

Đối với trường hợp của bạn, sùi mào gà xuất hiện ở vùng sinh dục ngoài, các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết và có thể áp dụng theo chỉ định các phương pháp sau: 

  • Axit Trichloacetic 30% bôi ngày 1 lần.
  • Podophyllin 10% - 25% bôi mỗi ngày 1 lần hoặc 2 - 3 lần 1 tuần; 5FU (5-fluorouacil) 5%, Chích Interferon-alpha vào sang thương, bôi Interferon gel...
  • Ðốt lạnh bằng Nitơ lỏng - Đốt điện bằng sóng điện cao tần hay tia laser CO2.
  • Phẫu thuật cắt bỏ hoặc nạo.

Biện pháp phòng ngừa chủ động: Sử dụng vaccine cho phụ nữ từ 9 – 26 tuổi và quan hệ tình dục an toàn.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Bệnh hạ cam là gì và có nguy hiểm không?
Bệnh hạ cam là gì và có nguy hiểm không?

Bất cứ ai có quan hệ tình dục đều có thể bị bệnh hạ cam. Bệnh này thường chủ yếu xảy ra ở những quốc gia kém phát triển.

Giang mai thần kinh có nguy hiểm không?
Giang mai thần kinh có nguy hiểm không?

Giang mai thần kinh là một trong các biến chứng của bệnh giang mai.

Quan Hệ Bằng Tay Có Lây Bệnh Xã Hội Hay Không?
Quan Hệ Bằng Tay Có Lây Bệnh Xã Hội Hay Không?

Quan hệ bằng tay có lây bệnh xã hội hay không? Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) hay bệnh xã hội không chỉ lây qua quan hệ thâm nhập mà còn có thể lây qua cả những hình thức quan hệ khác, trong đó có cả quan hệ bằng tay.

Ngứa hậu môn có phải là triệu chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục không?
Ngứa hậu môn có phải là triệu chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục không?

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như mụn rộp hậu môn, bệnh lậu, mụn cóc hậu môn và rận mu có thể gây ngứa hậu môn kèm với một số triệu chứng khác.

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng có phải là bệnh lây qua đường tình dục không
Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng có phải là bệnh lây qua đường tình dục không

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến. Mặc dù được coi là một bệnh lây qua đường tình dục nhưng quan hệ tình dục không phải con đường lây truyền duy nhất.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây