1

Chế độ dinh dưỡng trên bệnh nhân bị tăng mỡ trong máu - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Việc dư thừa hàm lượng cholesterol trong máu chính là nguy nhân dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm như đột quỵ, các bệnh liên quan đến tim mạch, cao huyết áp...Để kiểm soát mỡ trong máu tốt bệnh nhân cần ăn uống điều độ, hợp lý và luyện tập thể dục đều đặn phù hợp với từng bệnh nhân.

Sau đây là một số nguyên tắc chung trong chế độ ăn 

  • Không nên ăn mỡ, da các loại (gà, vịt, heo; riêng mỡ cá có thể ăn được một ít); lòng (gà, vịt, heo, bò); óc; lòng đỏ trứng chỉ nên ăn  khoảng 2 cái/ tuần và mỗi lần tốt nhất chỉ nên ăn nửa cái lòng đỏ.
  • Hạn chế đồ chiên xào (cá chiên, thịt chiên, rau xào, rau trộn dầu giấm), thay vào đó là luộc, hấp (rau luộc, cá hấp, thịt luộc…)
  • Hạn chế nước cốt dừa, cơm dừa, phomai … chỉ nên dùng dầu thực vật có ghi cholesterol free trên nhãn.
  • Ăn thịt cá vừa phải, trong đó ăn cá thường xuyên hơn ăn thịt.
  • Cơm hay chất tinh bột ăn vừa phải, phù hợp với cụ thể từng người bệnh.
  • Hạn chế thức ăn, nước uống ngọt (bánh ngọt, kẹo, mứt, nước ngọt, nước trái cây đóng hộp), trái cây ngọt (mít, nhãn, xoài, sầu riêng, saboche…)nhất là trên những bệnh nhân có triglyceride tăng cao chủ yếu.
  • Trái cây chỉ nên ăn như là một món tráng miệng, tức là ăn vừa phải, không dùng như để thay thế một bữa ăn chính trong ngày và lý tưởng nhất là nên ăn tươi, ăn luôn vỏ nếu được
  • Không nên dùng thường xuyên nước ép trái cây vì lượng trái cây dùng thường nhiều và mất đi ít nhiều lượng vitamin và chất xơ, làm đường trong trái cây được hấp thu nhanh , hậu quả dễ làm tăng mỡ máu nhất là triglyceride.
  • Hạn chế dùng rượu hoặc là không nên dùng nhất là những bệnh nhân có triglyceride đặc biệt cao, dùng bia vừa phải 100-150ml/ngày
  • Kiểm soát cân nặng tốt thông qua chỉ số BMI (Body Max Index)
  • Ăn nhiều rau các loại, củ, quả (bí đao, khổ qua, bầu, đậu bắp, dưa leo…) để bổ sung chất khoáng, chất xơ và vitamine.
  • Không nên ăn uống bữa phụ trước lúc đi ngủ 3 tiếng

Mỗi một bệnh nhân sẽ có một chế độ ăn cụ thể, phù hợp với từng người, do đó mỗi bệnh nhân cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị của mình để có chế độ ăn phù hợp nhất.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Sữa tăng cường dinh dưỡng là gì? Lợi ích và tác hại
Sữa tăng cường dinh dưỡng là gì? Lợi ích và tác hại

Hai chất phổ biến nhất được thêm vào sữa là vitamin A và vitamin D. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng ở từng nơi mà sữa sẽ được bổ sung các chất khác như sắt, kẽm hay axit folic.

Bệnh Beriberi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh Beriberi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh Beriberi chủ yếu xảy ra ở những người bị rối loạn sử dụng rượu. Bệnh Beriberi do các nguyên nhân khác đều rất hiếm gặp.

Lượng calo và giá trị dinh dưỡng trong trứng gà
Lượng calo và giá trị dinh dưỡng trong trứng gà

Trứng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng lượng calo trong loại thực phẩm này lại không hề cao.

Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Cà chua là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lycopene chính trong chế độ ăn uống. Chất này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm có giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây