Chảy máu đường mật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1. Chảy máu đường mật là gì?
Chảy máu đường mật là tổn thương trong lưu thông máu giữa đường mật với và các mạch máu như động mạch gan, tĩnh mạch gan, tĩnh mạch cửa, ... gây xuất huyết bên trong đường mật. Chảy máu đường mật rất nguy hiểm, nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến tử vong do mất máu.
2. Nguyên nhân chảy máu đường mật
Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu đường mật như:
2.1 Do tai nạn, chấn thương
Trước đây, tai nạn là nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu trong đường mật do chấn thương ở gan, làm vỡ mạch máu và ống mật gan.
2.2 Do viêm đường mật
Viêm đường mật do nhiễm trùng, sỏi mật có thể gây ra các biến chứng như: áp xe đường mật, phá hủy nhu mô gan và gây tổn thương mạch máu với đường mật.
2.3 Do tai biến phẫu thuật
Dẫn lưu dịch mật qua da, phẫu thuật cắt bỏ túi mật, khối u gan, nội soi sinh thiết gan, tán sỏi mật qua da là những tai biến, chấn thương trong điều trị gây chảy máu đường mật.
2.4 Do các nguyên nhân khác
Các bệnh lý về gan như ung thư gan hay bất thường về mạch máu như phình động mạch bị vỡ (hiếm gặp) cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến lưu thông máu trong đường mật.
3. Triệu chứng chảy máu đường mật
Chảy máu đường mật bao gồm các triệu chứng sau:
- Đau hạ sườn phải, vùng thượng vị. Cơn đau thường xuất hiện trước khi chảy máu.
- Xuất huyết tiêu hóa, đại tiện ra máu hoặc phân đen, nôn ra máu.
- Vàng da là triệu chứng điển hình của các bệnh lý về gan mật. Sau khi xuất huyết tiêu hóa, triệu chứng vàng da sẽ giảm.
- Sốt cao, kèm theo cảm giác rét run. Người bệnh sốt do bị nhiễm trùng đường mật.
Các triệu chứng của chảy máu đường mật thường không xuất hiện ngay sau khi chấn thương hoặc tai biến phẫu thuật. Sau vài tuần hoặc vài tháng, các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện.
4. Điều trị chảy máu đường mật
Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Về mức độ, chảy máu đường mật được chia làm 2 thể:
- Thể nhẹ: Truyền máu và điều trị bảo tồn.
- Thể nặng: Điều trị xâm lấn để cứu sống tính mạng người bệnh.
Điều trị chảy máu đường mật có thể là điều trị nội ngoại khoa.
4.1 Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa bao gồm truyền dịch, truyền máu, dùng kháng sinh, thuốc cầm máu và đảm bảo hồi sức tốt cho người bệnh.
4.2 Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa có thể lựa chọn mổ mở hoặc mổ nội soi. Với mổ mở để lấy sỏi trong ống mật chủ, cần bơm rửa đường mật bằng huyết thanh ấm và thực hiện dẫn lưu Kehr.
Nếu không cầm được máu cần tiến hành thắt động mạch gan chung hoặc riêng. Nếu nguyên nhân gây chảy máu đường mật là do túi mật thì phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Nếu mổ mở phát hiện có tổn thương khu trú ở một thùy gan và áp xe gan, phẫu thuật cắt bỏ phần gan. Có thể, phối hợp điều trị ngoại khoa với nút mạch để cầm máu.
Ngoài các phương pháp nêu trên, hiện nay, phương pháp điều trị chảy máu đường mật phổ biến là thuyên tắc lỗ rò trên động mạch và đường mật. Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp chảy máu đường mật nhiều, người bệnh phải truyền máu, hoặc chảy máu đường mật là mãn tính gây thiếu máu, bệnh nhân gặp thất bại trong điều trị bảo tồn. Phương pháp điều trị này mang lại hiệu quả cao.
Chảy máu đường mật là tổn thương nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng của người bệnh, do đó cần được phát hiện và xử trí điều trị kịp thời.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.
Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.
Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ngộ độc sắt là do dùng viên uống sắt hoặc vitamin tổng hợp chứa sắt liều quá lớn. Điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.
Bạn có biết tại sao tim lại đập nhanh hơn hay tại sao lòng bàn tay bị đổ mồ hôi khi phải đối mặt với một tình huống căng thẳng không? Đó là do phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp lo âu, căng thẳng.