Chấn thương thận ở trẻ em
Chấn thương thận là tình trạng thận bị tổn thương gây ra bởi lực chấn thương từ bên ngoài tác động ngược chiều với lực bên trong của thận (máu và nước tiểu).
Thận bình thường CT cấp độ I CT cấp độ II
CT cấp độ III CT cấp độ IV CT cấp độ V
Hình ảnh: Phân loại chấn thương thận theo Hiệp hội chấn thương Hoa Kỳ
- Độ 1: Đụng dập thận (tổn thương đụng dập tụ máu nông vùng vỏ dưới bao thận)
- Độ 2 : Dập thận nhẹ (tổn thương dập vùng vỏ chưa đến vùng tủy thận )
- Độ 3 : Dập thận nặng (tổn thương dập vùng vỏ lan tới vùng tủy thận, kèm theo rách đài bể thận)
- Độ 4 : Vỡ thận (thận vỡ thành 2 hay nhiều mảnh)
- Độ 5 : Tổn thương cuống thận.
Các nguyên nhân gây chấn thương thận có thể kể đến là: tai nạn giao thông (thường gặp nhất ở nước ta), tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn thể thao
*Đa số (75%) chấn thương thận ở trẻ em là thể nhẹ (độ I) và xảy ra trên một tỷ lệ đáng chú ý thận bất thường: thận lạc chỗ, thận xoay không hoàn toàn, thận bất sản, bất thường đoạn nối bể thận – niệu quả, u nguyên bào thận.
Các biểu hiện của chấn thương thận:
- Đau vùng thắt lưng, đau tăng dần sau chấn thương
- Chướng bụng, nôn
- Đái ra máu: nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ đậm (trường hợp nặng có máu cục máu đông trong bàng quang gây tiểu khó). Dấu hiệu này rất có giá trị để Bác sĩ đánh giá và tiên lượng mức độ chấn thương thận vì vậy cha mẹ hãy theo dõi nước tiểu của trẻ.
- Tình trạng nhiễm trùng: sốt, đau tức vùng hạ sườn (nếu trẻ đến muộn) do khối máu tụ hoặc nước tiểu bị rỉ ra làm trẻ
- Khối căng gồ vùng mạn sườn thắt lưng do máu tụ đẩy lên.
- Các tổn thương phối hợp: gãy xương, vỡ bàng quang, rách da….
- Sốc. Trẻ có dấu hiệu: choáng, da xanh, niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp tụt là biểu hiện nặng nề nhất khi trẻ bị chấn thương vỡ thận.
Nguyên tắc điều trị bệnh nhi chấn thương thận:
-Cầm máu
-Bảo tồn thận chấn thương
-Tránh các biến chứng. Cụ thể:
- Nằm bất động tại giường
- Đặt ống thông niệu đạo – bàng quang lưu để theo dõi tình trạng tiểu máu
- Chườm lạnh vùng thận
- Truyền dịch, truyền máu (nếu cần)
- Thuốc: Kháng sinh, giảm đau, cầm máu, lợi tiểu …
- Phẫu thuật (tùy mức độ cụ thể)
- Điều trị các tổn thương phối hợp khác.
Tư vấn cho gia đình trẻ sau khi ra viện:
- Bệnh nhân điều trị chấn thương, nếu diễn tiến thuận lợi, mạch, huyết áp ổn định, hết đái máu, khối máu tụ nhỏ dần, không sốt, không dấu hiệu nhiễm trùng, các tổn thương phối hợp ổn định thì có thể cho bệnh nhân xuất viện.
- Trẻ nghỉ ngơi tại nhà, tránh các hoạt động mạnh, chạy nhảy trong 3 tháng sau chấn thương.
- Chế độ ăn uống: Ăn lỏng, dễ tiêu, nhiều chất xơ, ăn hoa quả, uống nhiều nước tránh táo bón, 3 ngày chưa đi ngoài phải khám bác sĩ để dùng thuốc thụt hậu môn
- Nếu trẻ có dấu hiệu bất thương phải KHÁM LẠI NGAY: bụng chướng dần lên, đau bụng tăng lên, đái máu, sốt.
- Tái khám định kỳ : Trong vòng 3 tháng đầu sau khi xuất viện, mỗi tháng bệnh nhân phải đến bệnh viện để theo dõi: hình ảnh học, phân tích nước tiểu, chức năng thận, huyết áp… nhằm phát hiện các biến chứng muộn của chấn thương thận.
ĐDT. Dương Văn Luyến – khoa Ngoại tiết niệu
Những điều cần suy ngẫm Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng...
Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà ít người biết đến, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.
Mở khí quản là thủ thuật mở một đường thở nhân tạo để đưa không khí vào thẳng khí quản thông qua Canuyn mà không qua đường mũi họng; đường thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Bé trai 5 tuổi thường lạnh chân vào ban đêm khi đi ngủ là bị làm sao?
Hiện giờ bé trai nhà em đã được 5 tuổi rồi. Bé nặng 23kg. Tuy nhiên không hiểu sao về ban đêm khi ngủ bé cứ kêu bị lạnh chân. Em phải tắt đi tất, tắt quạt và đắp chăn cho bé, rồi khi đổ mồ hôi ra bé mới dễ chịu để ngủ. Bé nhà em bị như vậy là bị làm sao ạ? Em có cần cho bé đi khám không?
- 1 trả lời
- 2666 lượt xem
Viêm họng thông thường và viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) khác nhau như thế nào?
- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 918 lượt xem
Bé khóc mà không có nước mắt thì có bình thường không?
Bác sĩ ơi, cho em hỏi, bé nhà em được 3 tuần tuổi, mỗi khi cháu khóc đều không ra nước mắt. Như thế thì có bình thường không ạ?
- 1 trả lời
- 2383 lượt xem
Bé sốt cao có gây tổn thương não không?
Khi bé bị sốt quá cao có gây tổn thương lên não không ạ? Và sốt cao bao nhiêu độ thì sẽ ảnh hưởng đến não?
- 1 trả lời
- 878 lượt xem
Bé thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh, điều này có bình thường không?
Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 3393 lượt xem
Hãy đưa bé thẳng đến phòng khám bác sĩ nếu bạn không thể lấy vật trong mắt bé ra hoặc nếu đã lấy nhưng bé dường như đang rất đau. Đau có thể là dấu hiệu cho thấy mắt bị tổn thương.
Nếu bạn nghi ngờ con bị sốt, điều quan trọng nhất là phải biết chính xác mức nhiệt độ của bé, vì thế bạn cần có một nhiệt kế kỹ thuật số chất lượng.