1

Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là tình trạng xuất hiện cục máu đông bên trong tĩnh mạch. Hiện tượng này làm cản trở máu lưu thông về tim, gây tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần dòng máu trong lòng tĩnh mạch dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng.

1. Nguyên nhân bệnh lý

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.Trong đó có 3 yếu tố chính gây ra, đó là: ứ trệ tuần hoàn, tăng đông máu và tổn thương nội mạc tĩnh mạch. Mọi nguyên nhân dẫn đến 3 yếu tố trên thì đều có thể gây ra huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.

2. Các chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới dựa trên các triệu chứng lâm sàng của người bệnh. Bác sĩ sẽ khai thác yếu tố nguy cơ thúc đẩy. Sau đó đánh giá nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới trên lâm sàng để lựa chọn các phương pháp xét nghiệm, thăm dò chẩn đoán bệnh phù hợp:

  • Bệnh nhân có xác suất mắc bệnh thấp: chỉ định xét nghiệm D - dimer.
  • Bệnh nhân có xác suất lâm sàng mắc bệnh trung bình hoặc cao: chỉ định siêu âm Doppler tĩnh mạch.

Một số triệu chứng lâm sàng của huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới:

  • Da chân nóng, có cảm giác đau khi sờ hoặc khi gấp mặt mu bàn chân vào cẳng chân;
  • Nổi ban đỏ;
  • Tăng trương lực; Giãn tĩnh mạch nông;
  • Tăng chu vi bắp chân, đùi; Phù mắt cá chân.

Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt phù chân trong huyết khối tĩnh mạch sâu chi sau với phù chân trong các bệnh lý khác như: suy tim, phù bạch mạch, phù thận (phù 2 bên chân), vỡ nang nước vùng khoeo hoặc tụ máu trong cơ. Trong những trường hợp nghi ngờ, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm Doppler để chẩn đoán xác định.

Chẩn đoán nguyên nhân

  • Nguyên nhân có thể do hiện tượng tăng đông bẩm sinh; hoặc tăng đông mắc hoặc mắc phải do bệnh lý rối loạn đông máu. Các xét nghiệm cần làm như trong bảng sau:
Chỉ định Xét nghiệm cần làm
– BN dưới 50 tuổi, bị HKTMSCD tự phát không rõ căn nguyên
– HKTM ở những vị trí không thường gặp: tĩnh mạch tạng, cửa, trong não
– HKTM tái phát không rõ căn nguyên
– Tiền sử gia đình bị thuyên tắc HKTM
– Hoại tử da do Warfarin
– Protein C, Protein S
– Antithrombin III
– Đột biến yếu tố V Leyden, đột biến gen prothrombin G20210A
– Xét nghiệm tìm bệnh hệ thống
– Xét nghiệm hội chứng kháng Phospholipid

Lưu ý: Xét nghiệm Antithrombin III, Protein C, Protein S: Thời gian thực hiện trước khi điều trị kháng Vitamin K, hoặc sau khi đã ngừng sử dụng kháng Vitamin K tối thiểu 2 tuần.

  • Bệnh lý ung thư: Ung thư là một yếu tố nguy cơ, đặc biệt ở bệnh nhân tắc huyết khối và người cao tuổi. Tùy vào triệu chứng lâm sàng như: sụt cân, nổi hạch, ho máu, đại tiện phân máu, đái máu ...các bác sĩ sẽ chỉ định các thăm dò chẩn đoán phù hợp:
  • Thăm dò cận lâm sàng thường quy: X- quang tim phổi, siêu âm ổ bụng, phần phụ, phiến đồ âm đạo, xét nghiệm nước tiểu, chức năng gan thận, công thức máu, máu lắng ...
  • Thăm dò cận lâm sàng mở rộng: Chụp cắt lớp vi tính ngực, bụng, soi dạ dày, đại tràng, xét nghiệm dấu ấn ung thư (các dấu ấn ung thư không được chỉ định với mục đích sàng lọc ung thư).
Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới được chẳn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng của người bệnh

3. Phương pháp điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

Tùy vào giai đoạn của bệnh mà các bác sĩ sẽ có phương pháp và thời gian điều trị khác nhau.

Điều trị bệnh khi ở giai đoạn bị viêm tắc tĩnh mạch

Một số biện pháp không đặc hiệu

  • Bất động người bệnh tại giường.
  • Bàn chân người bệnh nâng hơi cao.
  • Băng chân người bệnh bằng băng chun rất

Thuốc chống đông

  • Heparin không phân đoạn: Truyền bơm tiêm điện liều 50 đơn vị/kg (tĩnh mạch) sau đó duy trì 500 đơn vị/kg/ngày. Theo dõi thời gian Howell gấp 2-3 lần chứng là được.
  • Heparin trọng lượng phân tử thấp: ưu điểm là thuốc có độ an toàn cao, hấp thu tốt và ổn định.
  • Cách dùng và liều lượng: Tiêm dưới da bụng 70-100UI/Kg/12h,
  • Theo dõi: Tiểu cầu, cần lưu ý chỉnh liều với người suy thận. ở người có mức lọc cầu thận <70ml>80 tuổi cần định lượng anti-Xa sau khi tiêm mũi đầu 3h để đề phòng nguy cơ chảy máu. Nếu mức lọc cầu thận < 30ml/phút chống chỉ định dùng Heparin trọng lượng phân tử thấp.
  • Thuốc kháng Vitamin K:
  • Bắt đầu ngay ngày đầu tiên để giảm tối đa thời gian dùng Heparin.
  • Thử INR sau 48 giờ, sau đó lặp lại cho đến khi đạt được INR từ 2 đến 3.
  • Kéo dài điều trị thuốc này trong 3 tháng, có khi lâu hơn trong trường hợp viêm tắc tĩnh mạch mạn tính; có khi phải điều trị suốt đời nếu có bất thường về đông máu.
  • Bệnh nhân được giải thích, giáo dục về cách dùng, cách theo dõi khi dùng thuốc này, phát sổ theo dõi điều trị chống đông cho bệnh nhân.

Băng hoặc tất áp lực sẽ hỗ trợ tốt trong điều trị. Giúp làm giảm nhanh các triệu chứng, giảm nguy cơ bệnh lý hậu huyết khối. Có thể dùng băng chun hoặc tất áp lực độ 2-3. Cần đi tất áp lực hoặc quấn băng chung trong suốt mấy ngày đầu. Sau đó cần đi tất ban ngày có thể không đi tất áp lực ban đêm

Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
Băng hoặc tất áp lực sẽ hỗ trợ tốt trong điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

Các biện pháp khác

Tiêu huyết khối :

  • Không lợi hơn so với điều trị kinh điển.
  • Có thể áp dụng cho trường hợp viêm tắc tĩnh mạch xanh.

Phẫu thuật lấy huyết khối :

  • Có thể chỉ định khi huyết khối đoạn gần, lan rộng kèm cục máu đông bay phấp phới.
  • Bệnh nhân vào viện ngay những giờ đầu.
  • Cắt bỏ tĩnh mạch bị huyết khối: Rất ít áp dụng.

Điều trị dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

Để dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, cần lưu ý một số điều sau:

  • Không nên đứng dậy sớm sau khi mổ hoặc sau khi sinh.
  • Cần tránh nằm liệt giường với người lớn tuổi và người suy tim.
  • Nên dùng thuốc chống đông dự phòng với các đối tượng có nguy cơ cao:

+ Phẫu thuật có nguy cơ cao: Lovenox 4000 đơn vị/ ngày.

+ Phẫu thuật nguy cơ thấp: Lovenox 2000 đơn vị / ngày

Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
Nên dùng thuốc chống đông máu dự phòng với các đối tượng có nguy cơ cao

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 687 Lượt xem
GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI 02:24
GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI
 
 3 năm trước
 637 Lượt xem
Tin liên quan
Chẩn đoán mức cholesterol cao

Mọi người trên 20 tuổi nên đo mức cholesterol mỗi 5 năm một lần.

Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây