Chăm sóc trẻ thời kỳ chu sinh (7 ngày đầu sau sinh)
1. Thời kỳ chu sinh là gì?
Thời kỳ chu sinh được tính từ tuần thứ 28 đến hết ngày thứ 7 sau khi sinh (tuần đầu sau sinh). Chu sinh được hiểu là xung quanh thời điểm mẹ sinh em bé, đây là bước thay đổi lớn không chỉ của mẹ và của cả con.
Trong thời kỳ chu sinh, trẻ sẽ phải trải qua bước chuyển đổi môi trường sống quan trọng, từ sống trong tử cung mẹ được đưa thức ăn dinh dưỡng trực tiếp qua dây rốn, chuyển sang môi trường sống ngoài tử cung. Hơn nữa, nhiệt độ môi trường cũng thay đổi, trong cơ thể mẹ là 37 độ C ra ngoài môi trường tự nhiên dao động ở 25-27 độ C, khiến trẻ phải học cách tự mình thích nghi. Có những trường hợp, trẻ sơ sinh không vượt qua được thời gian tuần đầu tiên này, không thể thích nghi được nên đã dẫn tới tử vong, người ta vẫn nói đó là trường hợp tử vong chu sinh. Chính vì vậy, đây là thời kỳ mẹ và bé cần nhiều nhất sự quan tâm, bảo vệ và chăm sóc đúng cách.
2. Chăm sóc trẻ thời kỳ chu sinh
Thời kỳ chu sinh là một trong những giai đoạn đầu đời quan trọng nhất của con. Vì vậy bố mẹ nên học cách chăm sóc con đúng đắn nhất để tạo đà cho một sự phát triển toàn diện.
- Đảm bảo giấc ngủ đủ cho con
Theo nhận định của nhiều chuyên gia thì sự tăng trưởng ở trẻ sơ sinh phần lớn đạt được thông qua giấc ngủ và bú sữa. Bé ngủ nhiều giấc ngắn cả đêm lẫn ngày là hoàn toàn bình thường; bởi vì, giấc ngủ ở bé sẽ bước vào chu kỳ ổn định hơn bắt đầu từ tháng thứ tư. Tuy nhiên, khi ngủ thì cả bố và mẹ cũng để cho bé một khoảng cách an toàn nhất định.
- Cho con bú mẹ sớm nhất có thể
Nếu mẹ chưa có sữa thì có thể cho bé bú bình tạm thời, đến khi có sữa, mẹ nên tăng cường cho con bú và bú càng sớm càng tốt để bé có thể tiếp nhận được lượng sữa non bổ dưỡng. Thời gian và tần suất bú phụ thuộc vào nhu cầu của trẻ. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú 2 – 4 tiếng/lần và khoảng 8 – 12 lần/ngày. Mẹ cũng lưu ý tư thế bú và cách bú đúng, để giúp bé hấp thụ được lượng dinh dưỡng cần thiết.
- Làn da con đang còn non nớt
Da trẻ sơ sinh rất mỏng, yếu và dễ gặp hiện tượng vàng da. Thường thì da trẻ vàng vào ngày thứ 2 sau khi sinh và đến thứ 4 thì vàng giảm bớt. Lúc này lớp da ở trẻ bắt đầu thay đổi để giúp trẻ giữ nhiệt và bảo vệ trẻ.
Lớp chất “gây” bao phủ bên ngoài da trẻ trong ngày đầu mới sinh có vai trò giữ nhiệt và bảo vệ cho da trẻ. Do vậy, không nên tắm làm sạch chất “gây” trên da bé ngay sau sinh. Từ ngày thứ 2 trở đi, lớp chất “gây” này lại là môi trường rất thuận lợi cho khả năng nhiễm khuẩn da. Chính vì vậy mà sau khi ra đời từ 24-48 giờ, hàng ngày trẻ phải được tắm sạch.
- Giữ gìn đôi mắt, cửa sổ tâm hồn của con
Trẻ sơ sinh thường bị chảy nước mắt và chảy ghèn trong những ngày đầu sau sinh. Tình trạng viêm kết mạc mắt có thể xảy ra trong tuần đầu nếu việc chăm sóc mắt không được thực hiện. Thế nên, bố mẹ cần lưu ý:
- Ngay sau sinh, nên lau sạch mắt bé bằng gạc vô trùng hay bằng khăn riêng. Khăn này phải được nhúng nước chín và mát.
- Trẻ thường được các nữ hộ sinh nhỏ mắt hay tra thuốc mỡ mắt sau khi lau mắt trong vòng một giờ sau sinh. Chú ý không được để đầu chai thuốc hay đầu ống thuốc chạm vào mắt bé.
- Sau khi tắm nhỏ bằng nước muối sinh lý 1 lần/ngày.
- Chăm sóc vùng rốn của con
Điều đầu tiên các bà mẹ quan tâm ở trẻ mới sinh chính là cần được chăm sóc dây rốn vệ sinh an toàn. Mới tuần đầu dây rốn của trẻ sẽ chưa rụng, vì thế mà chúng ta cần quan tâm tới vấn đề, dây rốn trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi phải luôn được giữ khô thoáng, sạch sẽ cho đến ngày nó tự khô rồi rụng.
Do đây là tuần đầu tiên khi bé chào đời nên cuống rốn của bé có thể rụng trong tuần, hãy giữ cuống rốn khô, sạch và để nó tự rụng. Nếu có thấy chút máu hoặc chất nhờn dính trên tã hoặc áo từ dây rốn, nên cẩn thận hơn khi vệ sinh và giữ thật khô với bông gòn. Tốt nhất nên vệ sinh chăm sóc vùng rốn ngay sau khi tắm.
- Trẻ luôn cần được giữ ấm
Giai đoạn chu sinh, tuần đầu tiên trẻ sơ sinh chưa thích nghi được và cơ thể trẻ thiếu độ ấm, vì thế mà các bạn cần chú ý tới việc giữ ấm cho trẻ thường xuyên, không được để trẻ lạnh. Để nhận biết có thể trẻ chưa đủ nhiệt bạn có thể sờ vào mu bàn tay hoặc bàn chân, sau gáy của trẻ để cảm nhận nhiệt độ trên da trẻ. Nếu có thể nên cặp nhiệt độ để biết nhiệt độ trên cơ thể trẻ là bao nhiêu để có thể giữ ấm cho trẻ được tốt hơn.
Cơ thể của trẻ cũng giống như cơ thể của chúng ta, với tiết trời lạnh, mẹ có thể mặc quần áo ấm, đội mũ đồng thời không quên quấn thêm chiếc khăn mỏng bên ngoài khi cho con bú.
3. Lưu ý khi chăm sóc bé
- Không cần đội mũ liên tục
Nếu đội mũ kín cho con ngay cả khi trời nóng không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu, ra mồ hôi nhiều mà còn làm tăng thân nhiệt, khiến trẻ dễ bị sốt gây nguy hiểm.
Do đó, chỉ nên đội mũ cho trẻ khi nhiệt độ thấp, cho trẻ ra ngoài trời hoặc đối với trẻ sinh non, nhẹ cân. Còn với trẻ khỏe mạnh bình thường thì hoàn toàn không cần đội mũ chụp đầu liên tục, nhất là khi trời nắng nóng.
- Không nên quấn chặt tã
Nhiều bố mẹ ưa chuộng việc quấn tã chặt để trẻ ấm hơn, ngủ ngon và sâu hơn, ít quấy khóc. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy hành động này có thể làm ép khớp háng của trẻ phải duỗi thẳng và hướng ra trước, khiến chân trẻ bị lệch trục. Ngoài ra, quấn chặt tã còn khiến trẻ bị ngạt thở, bí bách và nóng bức, khó chịu, đặc biệt không tốt khi trẻ đi ngủ.
- Vệ sinh sạch sẽ cho con
Tắm là việc làm không thể thiếu trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi và nuôi dưỡng con. Tắm cho trẻ đúng cách có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và có một giấc ngủ ngon.
- Vệ sinh mũi và tai cho con
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh 7 ngày tuổi đầu, trẻ chỉ cần được làm sạch tai bằng cách sử dụng bông gòn thấm nước ngoài tai vì ráy tai là dịch tiết tự nhiên ở ống tai ngoài, có tính khử trùng và bảo vệ màng nhĩ khỏi cát bụi.
- Vệ sinh móng tay, móng chân cho con
Không nên để móng tay, chân trẻ quá dài, con sẽ tự cào xước da mình. Thời gian cắt móng tay cho trẻ là sau khi tắm, lúc này móng tay con mềm.
- Trò chuyện với con nhiều hơn
Con thường sẽ nhận ra giọng nói của bố của mẹ bởi giọng nói này đã quá quen thuộc với bé trong suốt quãng thời gian thai nghén vừa rồi. Tất cả những thái độ hành động của mẹ sẽ được bé tiếp thu và ghi nhận. Qua đó, mẹ cũng sẽ nhanh chóng nhận thấy được ngôn ngữ cơ thể của bé. Do vậy, bố mẹ hãy quan sát con để giao tiếp với bé nhiều nhất có thể.
Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.
Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.
Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.
Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.
Thời điểm cho bé ăn dặm và đổi sữa công thức được tính theo ngày sinh thực tế hay ngày dự sinh?
Em sinh non bé trai lúc 32 tuần 3 ngày. Bé nặng 2,1kg. Hiện giờ bé đã được 6 tháng 11 ngày và nặng 7,2kg, cao 66cm. Lúc bé 6 tháng em có cho bé ăn dặm cháo rây, tỉ lệ 1:10. Mỗi ngày em cho bé ăn 5ml vào lúc 10h sáng. Tuy nhiên ăn đến ngày thứ 4 thì phân bé có hiện tượng lỏng, nhầy và sủi bọt. Em dừng không cho bé ăn dặm nữa thì phân trở lại bình thường. Có phải em cho bé ăn dặm quá sớm không ạ? Và tính thời gian ăn dặm thì tính theo ngày sinh thực tế của bé hay ngày dự sinh ạ? Ngày dự sinh của bé nhà em cách ngày sinh thực tế 2 tháng cơ ạ. Còn vấn đề nữa là bé được 6 hay 7 tháng thì em có thể đổi sữa công thức số 1 sang số 2 ạ? Và thời gian này cũng tính theo ngày sinh thực tế hay dự sinh? Em có thử cho bé uống sữa số 2 nhưng thấy bé xì hơi nhiều và trướng bụng nên em lại quay về cho bé uống sữa số 1 ạ.
- 1 trả lời
- 1422 lượt xem
Khi sinh nặng 2,5kg, sau 3 tháng 23 ngày nặng 6kg thì trẻ có tăng cân chậm không?
Em sinh bé trai khi thai mới được 35 tuần, bé nặng 2,5kg ạ. Em cho bé bú sữa công thức hoàn toàn vì em bị mất sữa. Hiện giờ bé đã được 3 tháng 23 ngày và nặng 6kg. Bé nhà em như vậy thì có tăng cân chậm không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1947 lượt xem
Trẻ sinh nặng 2,9kg, sau 1 tháng 8 ngày tăng lên 3,6kg thì có chậm lớn không?
Em sinh bé nặng 2,9kg. Hiện bé được 1 tháng 8 ngày và nặng 3,6kg thì có tăng cân chậm không ạ? Khi sinh ra bé hay đi xì xoẹt và són phân, giờ đã đỡ hơn, ngày bé đi 3 lần nhưng phân lại có bọt và trong phân còn có cục trắng là bị làm sao ạ? Giấc ngủ của bé cũng không được ổn định, có khi ngủ ngày thức đêm, có hôm ngủ đêm thức ngày và có hôm lại ngủ cả ngày lẫn đêm chỉ thức dậy khi đòi bú. Ngoài ra cả thagns nay bé bị ho ngày 1-2 lần, hôm qua bé ho xong còn bị trớ sữa và nôn ra nữa. Bé nhà em như vậy có phải cho đi khám không ạ? không ạ?
- 1 trả lời
- 1334 lượt xem
Bé nhà em sinh 3,3kg 38 tuần 3 tháng 5.6kg bé ty sửa mẹ và sủa công thức như vậy là phát triển chậm phải ko ạ. Bé 3 ngày mới đi ngoài
- 0 trả lời
- 294 lượt xem
Làm gì khi trẻ nôn ngay sau khi uống thuốc kháng sinh?
Tôi phải làm gì khi con tôi sau khi uống thuốc kháng sinh bị nôn trớ ra hết ạ? Nôn như thế sợ bé không còn thuốc trong người, tôi nên cho bé uống tiếp bằng cách nào?
- 1 trả lời
- 5777 lượt xem
Bệnh đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn nhiều so với bình thường.
Sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).
Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.
Tất cả chúng ta đều biết rằng các anh chị em trong gia đình có thể có những người cha khác nhau - về mặt kỹ thuật khiến họ trở thành anh chị em cùng mẹ khác cha - nhưng còn với các cặp song sinh thì sao? Có, điều này có thể xảy ra.