1

Chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng

Sau khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ sơ sinh sẽ thoát khỏi sự bao bọc trong cơ thể người mẹ và phải tự thích nghi với môi trường bên ngoài, học cách tự thở, tự bú và chống chọi với thời tiết nóng, lạnh... Để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện thì việc chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng rất quan trọng, có nhiều vấn đề mà cha mẹ cần lưu ý.

1. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh trong 7 ngày đầu

7 ngày đầu sau sinh là khoảng thời gian khá quan trọng đối với một đứa trẻ sơ sinh chưa đầy tháng vì đây vẫn còn là thời kỳ chu sinh của trẻ và khả năng trẻ bị tử vong nếu không được chăm sóc đúng cách là rất cao (chiếm 50%). Trong giai đoạn này, thần kinh sọ não của trẻ bị ức chế vì ngủ nhiều, trẻ chỉ thức dậy khi đói hoặc ướt tã, do đó, cha mẹ cần có sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là cần phải giữ ấm cơ thể trẻ, nếu để trẻ bị rét, hạ thân nhiệt trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công trẻ và gây ra nhiều bệnh. Nếu không có vấn đề gì xảy ra với mẹ và trẻ sau khi sinh thì tốt nhất hãy để trẻ được nằm chung với mẹ, điều này vừa giúp kết nối tình mẫu tử, vừa giúp truyền hơi ấm từ mẹ sang con và mẹ có thể quan sát con mọi lúc, kịp thời xử lý khi có vấn đề không mong muốn xảy ra.

Khi còn trong bụng mẹ, trẻ được cung cấp chất dinh dưỡng liên tục từ máu mẹ qua nhau thai, chính vì thế khi chào đời trẻ dễ bị đói, rét nên cần phải có đủ năng lượng để sưởi ấm cơ thể và chống đỡ với thời tiết bên ngoài. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tuần tuổi cần phải nhớ rằng trẻ có nhu cầu ăn rất cao, cần được bú mẹ càng sớm càng tốt ngay khi chào đời nên mẹ phải đáp ứng nhu cầu của trẻ ngay khi bé cần chứ không nên tuân theo một giờ giấc nhất định nào.

Sữa non là thức ăn chính và tốt nhất cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này. Khoa học đã chứng minh, chất IgA có trong sữa mẹ 7 ngày đầu có chứa hàm lượng cao gấp nghìn lần so với sữa thường và có tới 4.000 bạch cầu trong 1cm3 sữa non có khả năng giúp trẻ tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột. Chính vì vậy, mẹ không nên vắt sữa non bỏ đi mà hãy tận dụng triệt để cho trẻ ăn. Trẻ sơ sinh chưa đầy tháng nếu được bú sữa non ngay sau khi sinh thì tỷ lệ bị viêm phổitiêu chảy sẽ rất thấp.

Một số biểu hiện sinh lý bình thường cũng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh chưa chưa đầy tháng như: đi ngoài phân su, phân có màu xanh thẫm hoặc không mùi, đặc quánh... Tuy nhiên, nếu quá 2 ngày mà không thấy trẻ đi ngoài phân su, giảm cân hay vàng da, thường xuyên bị sặc khi bú, khó thở, tím tái, cứng hàm, khóc nhiều, ngủ li bì là biểu hiện không bình thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra tình trạng sức khỏe để có hướng xử lý kịp thời. Trong trường hợp đầu của trẻ có bướu huyết thanh thì cần theo dõi chứ không nên chọc hút vì có thể bị khiến trẻ bị nhiễm khuẩn gây nguy hiểm.

Ngoài ra, khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tuần tuổi bị nhẹ cân, thiếu tháng nhưng không có các dấu hiệu bất thường thì cần theo dõi ở cơ sở y tế đến khi bác sĩ đồng ý cho xuất viện. Khi về nhà cần theo dõi và chăm sóc trẻ cẩn thận.

Chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng
Chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là cần phải giữ ấm cơ thể trẻ

2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng

Thời kỳ chu sinh kéo dài đến khi trẻ đủ 28 ngày tuổi, trong giai đoạn này, các nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ sẽ giảm dần nếu như được cha mẹ chăm sóc đúng cách, chính vì thế, học cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là điều cần thiết đối với bất kỳ bậc cha mẹ nào.

2.1 Chăm sóc trẻ khi ăn

Khi mới chào đời, phản xạ khi ăn của trẻ còn rất non nớt, do đó sự hỗ trợ từ phía mẹ là rất cần thiết, nếu cho trẻ ăn không đúng cách có thể khiến trẻ bị ọc sữa, nôn trớ rất nguy hiểm. Ngoài việc thực hiện đúng thao tác khi cho trẻ ăn, cha mẹ nên hạn chế trẻ bị ọc sữa bằng cách bế đứng trẻ vài phút và khum tay vỗ nhẹ vào lưng trẻ sau khi cho ăn; khi ngủ nên cho trẻ nằm đầu cao hơn một chút hoặc nằm nghiêng để giảm nguy cơ hít sặc, tuyệt đối không được để trẻ sơ sinh chưa đầy tháng nằm sấp khi ngủ.

Khoa học đã chứng minh, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh, chính vì thế nếu mẹ có đủ sữa thì hãy đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ 1 tuổi. Để có nguồn sữa dồi dào, mẹ hãy ăn nhiều bữa, ăn đủ các chất dinh dưỡng mà uống nhiều nước mỗi ngày. Ngoài ra cho bé bú nhiều cũng là cách để kích thích sữa ra nhiều hơn.

2.2 Chăm sóc rốn và tắm cho trẻ

Trẻ sơ sinh chưa đầy tháng là đối tượng rất dễ bị nhiễm trùng sơ sinh qua đường rốn, do đó, chăm sóc rốn hàng ngày là việc làm cần thiết mà cha mẹ bắt buộc phải thực hiện. Sau khi tắm cho bé xong, hãy vệ sinh rốn bằng nước muối sinh lý và lau khô, tuyệt đối không bôi bất kỳ chất gì lên rốn của trẻ, nếu muốn mau rụng rốn thì hãy để cho rốn thông thoáng, không nên băng kín lại.

Trước khi tắm cho trẻ sơ sinh chưa đầy tháng thì cha mẹ nên chuẩn bị đủ quần áo, bỉm, tã, khăn lau, khăn tắm, nước tắm, thuốc nhỏ mắt nhỏ mũi... để có thể giúp trẻ vệ sinh và ủ ấm cơ thể ngay sau khi tắm. Nơi tắm cho trẻ phải kín để gió không thể lùa vào. Nếu như không sử dụng các loại lá mát để tắm cho bé thì mẹ hãy lựa chọn loại xà phòng tắm chuyên dùng cho trẻ sơ sinh với thành phần tự nhiên và phải nhớ lau khô người cho bé rồi mới mặc quần áo. Nếu thời tiết mùa đông thì không nhất thiết phải tắm cho trẻ hàng ngày.

 

2.3 Đội mũ và quấn tã cho trẻ đúng cách

Nhiều mẹ sợ con lạnh nên đội mũ liên tục bất kể ngày đêm, dù thời tiết nóng hay lạnh, tuy nhiên thói quen này hoàn toàn không tốt. Trẻ sơ sinh chưa đầy tháng thường thoát nhiệt qua da đầu nên mẹ hãy chú ý khu vực sau gáy của trẻ, nếu thời tiết nóng thì ban đêm hoặc khi đi ra ngoài chỉ cần đội cho con mũ che thóp còn khi ở trong nhà thì hãy để đầu bé được thông thoáng. Cơ thể trẻ sơ sinh chưa thể tự điều hòa thân nhiệt nên nếu cứ đội mũ kín mít thì sẽ khiến mồ hôi ra nhiều, trẻ sẽ ngứa ngáy và quấy khóc, nhiều trường hợp sẽ làm tăng thân nhiệt và khiến trẻ bị sốt cao.

Nhiều ý kiến cho rằng, quấn tã chặt sẽ giúp trẻ không bị giật mình và ngủ ngon hơn, ít quấy khóc hơn, tuy nhiên nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc làm này hoàn toàn sai lầm. Hành động quấn tã chặt có nguy cơ làm ép khớp háng của trẻ phải duỗi thẳng và hướng ra trước, làm cho chân của trẻ bị lệch trục, bí bách, nóng, khó chịu....

2.4 Chăm sóc da, mắt, lưỡi, mũi cho trẻ

Trong chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi cần phải chú ý đặc biệt đến làn da, đôi mắt non nớt của trẻ. Việc chăm sóc da và mắt cũng như chọn các sản phẩm chăm sóc da cần tuân thủ nguyên tắc:

  • Không để da bé tiếp xúc với các loại xà phòng thô, mỹ phẩm có chất kích thích;
  • Cần thay tã ngay khi tã ướt và sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ để chống lại sự kích thích (phân, nước tiểu...) làm da bé hăm đỏ;
  • Luôn giữ cho da trẻ có độ ẩm thích hợp;
  • Không để hóa chất độc hại ảnh hưởng đến mắt trẻ. Nếu trẻ bị chảy nước mắt và ghèn nhiều trong những ngày đầu sau sinh thi hãy vệ sinh mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý trẻ em hàng ngày;
  • Sử dụng khăn riêng để lau mặt cho bé.

Ngoài ra, những bộ phận như mũi, lưỡi cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh và làm sạch lưỡi để làm giảm số lượng những sinh vật gây hại trong miệng và giúp trẻ cảm nhận được hương vị tốt hơn.

2.5 Một số lưu ý khác

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi không thể thiếu việc đo nhiệt độ cho trẻ hàng ngày. Sức khỏe của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên hãy chuẩn bị một chiếc nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể mỗi khi thấy bé nóng lên hay chân tay lạnh.. Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là từ 36,5 đến 37 độ C.

  • Nếu nhiệt độ cao hơn 37,5 độ C thì nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng và bỏ bớt chăn cho trẻ, cho bé bú nhiều hơn;
  • Nếu nhiệt độ cao hơn 38 độ C thì có nghĩa trẻ đã bị sốt, nếu lau mát và hạ sốt không có tác dụng thì hãy đưa trẻ đến khám và điều trị ngay tại các cơ sở y tế.

Một điều đặc biệt lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi mà cha mẹ nhất định phải nhớ, đó là cơ thể trẻ sơ sinh rất yếu ớt, sức đề kháng kém nên tuyệt đối không được để người khác ôm, hôn vào miệng trẻ, việc làm này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và các loại vi trùng có hại xâm nhập, gây bệnh cho trẻ.

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh chưa đầy tháng sẽ rất bỡ ngỡ đối với những gia đình lần đầu tiên chào đón em bé. Tuy nhiên cha mẹ và người thân khác của bé nên cố gắng học cách chăm sóc trẻ đúng cách, bởi sự chăm sóc trong những ngày đầu đời này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé sau này.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Khi sinh nặng 2,5kg, sau 3 tháng 23 ngày nặng 6kg thì trẻ có tăng cân chậm không?

Em sinh bé trai khi thai mới được 35 tuần, bé nặng 2,5kg ạ. Em cho bé bú sữa công thức hoàn toàn vì em bị mất sữa. Hiện giờ bé đã được 3 tháng 23 ngày và nặng 6kg. Bé nhà em như vậy thì có tăng cân chậm không bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1717 lượt xem

Trẻ sinh nặng 2,9kg, sau 1 tháng 8 ngày tăng lên 3,6kg thì có chậm lớn không?

Em sinh bé nặng 2,9kg. Hiện bé được 1 tháng 8 ngày và nặng 3,6kg thì có tăng cân chậm không ạ? Khi sinh ra bé hay đi xì xoẹt và són phân, giờ đã đỡ hơn, ngày bé đi 3 lần nhưng phân lại có bọt và trong phân còn có cục trắng là bị làm sao ạ? Giấc ngủ của bé cũng không được ổn định, có khi ngủ ngày thức đêm, có hôm ngủ đêm thức ngày và có hôm lại ngủ cả ngày lẫn đêm chỉ thức dậy khi đòi bú. Ngoài ra cả thagns nay bé bị ho ngày 1-2 lần, hôm qua bé ho xong còn bị trớ sữa và nôn ra nữa. Bé nhà em như vậy có phải cho đi khám không ạ? không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1159 lượt xem

Trẻ sinh ở tuần 38, sau 2 tháng 14 ngày nặng 4,7 kg có bị suy dinh dưỡng không?

Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1587 lượt xem

Trẻ sinh non 34 tuần, 4 tháng đi ngoài phân xanh đen, bết dính và nặng mùi là bị làm sao?

Bé nhà em sinh non 34 tuần, nặng 1,5kg. Nay bé đã được 4 tháng rưỡi, nặng 7,2 kg. Ngay từ đầu em vừa kết hợp cho bé bú mẹ lẫn bú bình. Đến nay sữa mẹ không đủ nên bé bỏ bú mẹ luôn. Từ trước tới giờ phân của bé vẫn bình thường, chỉ có 4 ngày trở lại đây, em bỗng thấy phân của bé có màu xanh đen, dẻo, bết dính và hơi nặng mùi. Bé vẫn bú bình thường. Xin hỏi phân của bé nhà em như vậy có vấn đề gì không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2299 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 863 Lượt xem
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN 05:38
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN
Trẻ khó ti, chậm nói, lưỡi không cong chạm tới khẩu cái.... Đây là những biểu hiện điển hình của tật dính thắng lưỡi của trẻ.
 3 năm trước
 1100 Lượt xem
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 625 Lượt xem
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm 02:07
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm
“Bé yêu à, hai mẹ con mình cùng tham gia liệu trình massage này nhé.”
 3 năm trước
 885 Lượt xem
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh 08:12
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng không hiếm gặp
 3 năm trước
 580 Lượt xem
Tin liên quan
Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh
Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh

Bệnh đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn nhiều so với bình thường.

Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh, trẻ em
Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh, trẻ em

Sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?
Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?

Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Tôn vinh một đứa trẻ chết trong khi mang thai hoặc khi mới sinh
Tôn vinh một đứa trẻ chết trong khi mang thai hoặc khi mới sinh

Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây