1

Chăm sóc sức khỏe răng miệng trong thai kỳ - Bệnh viện Từ Dũ

Trong thai kỳ, các mẹ bầu có thể mãi tập trung chăm lo bữa ăn, giấc ngủ; mãi đối phó với những triệu chứng khó chịu nảy sinh; rồi chuẩn bị mọi thứ thật hoàn hảo đón bé chào đời,… đến nỗi quên mất việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bản thân. Nhưng bạn biết không, vấn đề tưởng nhỏ này cũng quan trọng không kém đối với sức khỏe của mẹ và bé đâu nhé. Nào, hãy cùng tìm hiểu.

Tại sao sức khỏe răng miệng lại dễ suy giảm trong thai kỳ?

  • Công việc, cuộc sống, những mối lo toan từ đầu ngày đến cuối ngày khiến ai nấy đều mệt lữ, nhưng khi có thai, sự mệt mỏi của bạn càng tăng lên gấp bội. Nó có thể khiến bạn gần như kiệt sức. Kết quả là thói quen đánh răng và dùng chỉ nha khoa có thể bị lơ là. Điều này dễ dàng dẫn đến mảng bám, tích tụ vi khuẩn và cuối cùng là sâu răng.
  • Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể ảnh hưởng không tốt đến nướu răng của mẹ bầu và có thể gây ra viêm nướu – tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm, chảy máu ở vùng nướu răng, gây ra không ít khó chịu.
  • Nghén cũng có một số tác động đến răng miệng. Axit dạ dày lên miệng có thể làm suy yếu men răng – khiến mẹ bầu có nguy cơ sâu răng cao hơn.
  • Việc ăn uống thường xuyên trong thai kỳ khiến răng tiếp xúc thường xuyên với axit trong thức ăn. Điều này cũng dẫn đến tăng sản xuất vi khuẩn, chẳng hạn như Streptococcus mutans, loại vi tạo axit, làm suy yếu men răng.

Sức khỏe răng miệng của mẹ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

Khi vi khuẩn phát triển quá mức trong miệng mẹ, chúng có thể xâm nhập vào máu qua nướu và di chuyển đến tử cung, kích hoạt việc sản xuất các hóa chất có tên là prostaglandin chống lại nhiễm trùng. Loại hóa chất này kích thích co thắt tử cung, có thể dẫn đến sinh non.

Sau khi em bé ra đời, người mẹ có khả năng truyền vi khuẩn cho bé (gọi là lây truyền dọc). Vì vậy, khi mẹ có nhiều vi khuẩn trong miệng, bé cũng sẽ có nguy cơ cao hơn bị lây truyền qua các hành vi nuôi dạy con thông thường, ví dụ như dùng chung muỗng.

Làm thế nào để giữ gìn răng miệng trong thai kỳ?

  • Những mẹ bầu đánh răng kỹ có thể giảm nguy cơ bệnh lý răng miệng trong thai kỳ và phòng tránh nhiễm trùng răng miệng trong tương lai cho bé. Hãy đánh răng bằng kem đánh răng có fluor ít nhất hai lần một ngày và sau mỗi bữa ăn nếu có thể.
  • Bạn cũng nên dùng chỉ nha khoa mỗi ngày và khám nha hai lần một năm, để các nha sĩ giúp bạn kiểm soát mảng bám, ngăn ngừa viêm nướu.
  • Với những mẹ bầu nôn nhiều do nghén, có thể súc miệng bằng dung dịch baking soda (pha 1 muỗng cà phê baking soda trong 1 cốc nước) có thể giúp trung hòa các axit liên quan.
  • Dinh dưỡng hợp lý sẽ giữ cho khoang miệng khỏe mạnh. Các bữa ăn cân bằng, hợp lý với nhiều canxi, ít axit và đường sẽ tốt nhất cho sức khỏe răng miệng của mẹ và bé.

                                                               Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ           

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có nên dùng miếng đệm sưởi ấm các cơ đau trong thai kỳ?

- Bác sĩ ơi, dùng miếng đệm sưởi ấm các cơ đau có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  706 lượt xem

Uống bổ sung viên omega3 trong thai kỳ thế nào?

Năm nay em 34 tuổi, đang mang thai bé thứ 2 được 17 tuần. Buổi sáng, em đang uống 1v canxi và buổi trưa 1v sắt thì được bạn đi Nauy về tặng 2 hộp Omega 3 của hãng Biopharmar. Vậy, nếu em uống thêm viên omega 3 kể trên thì có được không và liều dùng thế nào cho đúng ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  461 lượt xem

Bị sâu răng trong thời gian mang thai

Mang thai được 12 tuần, sức khoẻ em bình thường. Nhưng em bị sâu răng, răng không sâu phía ngoài và chưa đau nhức nhiều nhưng mỗi lần uống nước vào là bị buốt, em không nhai phía răng sâu. Em nghe nói là trong thời gian mang thai bị sâu răng sẽ dễ sinh non hoặc sảy thai. Bác sĩ tư vấn giúp em trường hợp của em phải xử lý như thế nào ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  465 lượt xem

Khi nào nên đi Bệnh viện khám thai lần đầu?

Ngày đầu của kỳ kinh cuối của em là 15/4. Chu kỳ kinh 30 ngày. Ngày 17/5, em thử que thấy lên 2 vạch. Vậy, khi nào thì em nên đi khám thai ở Bệnh viện ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  511 lượt xem

Lỡ uống 1 viên Fluconazol 150mg trong tuần thai kỳ?

Em bị nấm, do không biết mình đã mang thai nên ngay trong tuần đầu của thai kỳ, em đã uống duy nhất 1 viên Fluconazol 150mg. Nay, thai đã được gần 6 tuần, nhưng em rất lo - Liệu 1 viên thuốc đó có gây tác hại gì cho em bé không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1778 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. 01:50
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc.
 Cuộc vượt cạn thuận lợi, cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ y bác sĩ, chỉ trong 13 phút em bé Bee đã chào đời khỏe mạnh.
 3 năm trước
 701 Lượt xem
TRUNG TÂM TẾ BÀO GỐC BVĐK TÂM ANH ĐÃ SẴN SÀNG ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE THEO QUY CHUẨN CỦA BỘ Y TẾ. TRUNG TÂM TẾ BÀO GỐC BVĐK TÂM ANH ĐÃ SẴN SÀNG ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE THEO QUY CHUẨN CỦA BỘ Y TẾ. 02:40
TRUNG TÂM TẾ BÀO GỐC BVĐK TÂM ANH ĐÃ SẴN SÀNG ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE THEO QUY CHUẨN CỦA BỘ Y TẾ.
Là bệnh viện tư nhân đầu tiên được cấp phép lưu trữ cả tế bào gốc từ máu dây rốn và mô dây rốn; sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, TRUNG TÂM TẾ BÀO...
 3 năm trước
 1141 Lượt xem
90% các mẹ bầu không biết cách chăm sóc thai nhi trong 3 tháng đầu của thai kỳ 90% các mẹ bầu không biết cách chăm sóc thai nhi trong 3 tháng đầu của thai kỳ 12:25
90% các mẹ bầu không biết cách chăm sóc thai nhi trong 3 tháng đầu của thai kỳ
 Vậy ở giai đoạn này mẹ cần phải làm gì để mẹ khỏe, con phát triển ổn định
 3 năm trước
 1097 Lượt xem
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 11:46
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click ngay để mục sở thị hành trình vượt cạn đặc biệt này của mẹ Bùi Thị Dựng các bạn nhé!Với Thu Cúc - Sinh đôi là chuyện nhỏ xem...
 3 năm trước
 955 Lượt xem
Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:16
Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click để XEM NGAY livestream để đồng hành cùng chị Thắm trong hành trình chào đón con yêu này nhé! xem thêm
 3 năm trước
 730 Lượt xem
Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé! Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé! 02:58
Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé!
Với gia đình chị Vân Anh, Tết 2021 đã trở thành kỷ niệm đáng nhớ hơn bao giờ hết bởi con trai Trung Quân bị viêm phế quản với triệu chứng sốt cao...
 3 năm trước
 472 Lượt xem
Tin liên quan
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây