Cảnh báo trẻ nhỏ bị đuối nước do người lớn bất cẩn - bệnh viện nhi trung ương
Tình trạng đuối nước ở trẻ em
Ngày 8/9, BS Nguyễn Trọng Dũng, khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, chỉ trong 1 tháng qua, khoa tiếp nhận hơn 10 trẻ bị đuối nước, nhiều trường hợp tử vong rất thương tâm.
BS Dũng dẫn chứng, câu chuyện 3 trẻ ở Bắc Giang được tìm thấy khi đã bị đuối nước 30 phút, dù được cấp cứu ép tim 40 phút, nhịp đập trở lại nhưng cả 3 sau đó đều tử vong.
Nhân dịp nghỉ 2/9, 3 trẻ được anh Phạm Văn T. ở xã Yên Định, Sơn Động, Lục Ngạn dẫn ra bãi sông tắm, trong lúc không để ý, cả 3 cháu nhỏ bị nước cuốn trôi.
Trong đó bé trai Phan Văn Thái S., 7 tuổi, quê ở Hải Dương, cháu ruột anh T. tử vong ngay khi đưa đến trạm y tế xã; 1 ngày sau, cháu Phạm Hồ Như Q., 9 tuổi, con gái lớn anh T. tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang.
Riêng cô con gái út là Phạm Hồ Thanh T., 7 tuổi được chuyển xuống Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu với hy vọng “còn nước còn tát” nhưng do tình trạng quá nặng, chiều 6/9, gia đình đã xin đưa cháu về nhà để lo hậu sự.
“Thực sự đây là câu chuyện quá thương tâm và đáng tiếc. Chúng tôi đã cố hết sức nhưng không thể cứu được cháu”, BS Dũng chia sẻ.
Trường hợp khác là bé trai 8 tuổi ở Lào Cai, được chú dẫn đi nghỉ dưỡng. Khi đến resort, chú cho cháu cùng con trai 4 tuổi xuống ô tô trước đi gửi xe. Khi quay lại, người chú không thấy cháu đâu, khi hỏi con trai, cậu bé liền chỉ tay xuống khu vực hồ bơi.
Khi chạy lại, bé trai đã chìm dưới đáy hồ, cháu bé sau đó được chuyển xuống Hà Nội điều trị tích cực nhưng không qua khỏi.
May mắn hơn 4 trường hợp trên cháu K.T.T., 13 tuổi, ở Ứng Hòa, Hà Nội. Ngày 3/9 vừa qua, T. đi chơi cùng bạn bè, dù không biết bơi nhưng T. vẫn nhảy xuống hồ sen và bị đuối nước.
May mắn bé trai được phát hiện kịp thời, sau khi sơ cứu được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Ứng Hoà cấp cứu rồi chuyển tiếp lên Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng hôn mê, thở máy, đặt nội khí quản.
Bé T. may mắn được phát hiện kịp thời nên đã qua cơn nguy kịch, tuy nhiên phổi vẫn còn tổn thương, cần theo dõi tiếp
Sau 2 ngày điều trị tích cực, trẻ tỉnh táo dần, đến ngày 6/9 bắt đầu cai thở máy, rút nội khí quản. Hiện bệnh nhi đã có thể tự thở, tỉnh táo hoàn toàn nhưng phổi vẫn còn tổn thương.
Theo BS Dũng, trong 4 ca tử vong nói trên, chỉ cần người lớn sát sao, để ý đến trẻ hơn một chút, hoàn toàn có thể tránh được tai nạn đáng tiếc.
Với các ca đuối nước, bác sĩ Dũng cho biết có một số gia đình khi đưa trẻ đi du lịch thì người lớn túm tụm lại nói chuyện hay tập trung vào điện thoại, hoặc để trẻ em trông nhau, khi quay lại thì đã muộn. Với trẻ em chỉ sau 3-5 phút chìm dưới nước đã gây ngừng tim, để lại di chứng tổn thương não không thể phục hồi. Do vậy, việc phát hiện sớm trẻ đuối nước và sơ cứu kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Dù đã được truyền thông rộng rãi nhiều năm nay nhưng hầu hết người dân vẫn chưa nắm được kỹ năng sơ cứu khi gặp người đuối nước. Chỉ có khoảng 40-50% trường hợp chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương được sơ cứu đúng cách.
“Một nửa trường hợp còn lại vẫn dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy hoặc đang ép tim, hà hơi thổi ngạt cho trẻ nhưng khi tim chưa có nhịp đã dừng lại để tiếp tục vác. Đây là cách sơ cứu hoàn toàn sai, làm lỡ cơ hội vàng cứu sống trẻ”, BS Dũng cảnh báo.
Cách cấp cứu cho trẻ đuối nước
Cách cấp cứu đúng là ngay khi vớt trẻ lên, cần đặt trẻ nằm thẳng trên nền cứng, quan sát nhanh tình trạng trẻ, móc tất cả dị vật trong mũi, họng, sau đó nhanh chóng thực hiện ép tim và hà hơi thổi ngạt.
Với người chưa có kỹ năng sơ cứu, cần thực hiện ép tim 15 lần, hà hơi 2- 5 lần, với nhân viên y tế chỉ cần thực hiện 2 lần hà hơi, ép tim 5 nhịp lặp lại liên tiếp cho đến khi trẻ có phản xạ.
Sau đó cần gọi thêm 1 người hỗ trợ, 1 người hà hơi thổi ngạt, 1 người ép tim. Vị trí ép tim nằm 1/2 dưới xương ức giữa. Khi ép, đặt thẳng tay lên ngực.
Sau 1 phút đánh giá lại xem bệnh nhân đã thở hay chưa và thực hiện bắt mạch. Người lớn bắt mạch cảnh, trẻ con bắt ở cánh tay, mạch quay, mạch bẹn vì cổ trẻ ngắn hơn. Sau 10 giây kiểm tra, nếu vẫn không thấy mạch thì tiếp tục lặp lại động tác ép tim ngoài lồng ngực.
Trong lúc ép tim, cần duy trì nhịp 100 lần/phút, cố gắng ép sâu và mạnh, độ lún bằng khoảng 1/3 bề dày lồng ngực.
Nguồn: Bệnh viện nhi trung ương
Những điều cần suy ngẫm Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng...
Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà ít người biết đến, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.
Mở khí quản là thủ thuật mở một đường thở nhân tạo để đưa không khí vào thẳng khí quản thông qua Canuyn mà không qua đường mũi họng; đường thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Ba triệu chứng đau tái phát thường gặp nhất mà bác sĩ nhi khoa hay gặp là đau bụng, đau ngực và đau đầu. Đau đầu dữ dội, đột ngột có thể gợi ý một vấn đề nghiêm trọng ở đầu hoặc hệ thần kinh trung ương và yêu cầu đánh giá nhanh chóng. Ngoài ra, đau đầu cũng có thể là triệu chứng của các vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tâm lý khác.
Tôi có thể cho bé uống một lượng nhỏ thuốc của người lớn, ví dụ như acetaminophen không?
Tôi có thể cho bé uống một lượng nhỏ thuốc của người lớn người lớn, ví dụ như acetaminophen không? Bé nhà tôi năm nay 4 tuổi rồi!
- 1 trả lời
- 826 lượt xem
Hơn 1 tuần tuổi bé uống nước được không?
Bé nhà em mới được hơn 1 tuần tuổi. Em thấy môi bé hay bị khô nên cho bé uống chút nước. Cháu còn bé như vậy uống nước có được không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 491 lượt xem
Trẻ bú trực tiếp sữa của người khác thì có bị lây bệnh truyền nhiễm của người đó không?
Vợ em sinh mổ 1 bé trai và 1 bé gái tại bệnh viện Từ Dũ. Khi sinh ra vì mẹ không đủ sữa nên nhà em sốt ruột đã cho 2 bé bú sữa trực tiếp của 1 chị cùng phòng sanh. Nếu chị kia bị bệnh truyền nhiễm thì hai bé nhà em có bị lây không ạ? Và khi nào thì các bé có thể làm xét nghiệm để biết bé có bị bệnh truyền nhiễm gì không?
- 1 trả lời
- 708 lượt xem
Có thể nhỏ 1 giọt Vitamin D3 cho bé hơn 3 tháng và uống thêm 1 viên canxin dạng sữa chứa 2,5mcg vitamin D3 không?
Em mới có 1 bé gái được 3 tháng 22 ngày. Lúc bé tròn 3 tháng bé nặng 5,6kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn ạ. Hàng ngày em bổ sung cho bé 1 giọt Vitamin D3 Aquadetrim. Hôm nay em có mua thêm cho bé 1 hộp canxi dạng sữa Blossom Milk Calcium. Em nhìn thành phần thì thấy mỗi viên chứa 2,5mcg vitamin D3. Vậy em có thể cho bé uống song song 2 loại này được không ạ?
- 1 trả lời
- 716 lượt xem
Có loại thuốc nào giống thuốc bổ PM Kiddiecal mà ở dạng nước cho bé hơn 3 tháng dễ uống không?
Bé nhà em hiện được 3 tháng tuổi. Khi cho bé đi khám bệnh thì bác sĩ có kê cho bé thuốc bổ PM Kiddiecal. Thuốc này phải hòa vào nước nhưng khi hòa thì thuốc không tan hết khiến bé cứ khóc và nhè ra, không chịu uống. Có loại thuốc nào giống PM Kiddiecal mà ở dạng nước cho cháu dễ uống không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 641 lượt xem
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.
Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!
Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!
Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.
Bệnh celiac là gì? Bệnh Celiac khác với nhạy cảm với gluten hoặc dị ứng lúa mỳ như thế nào? Cách phát hiện trẻ bị bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ hay nhạy cảm với gluten? Đảm bảo trẻ có chế độ ăn không chứa gluten bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức này trong bài viết dưới đây!