1

Cẩn trọng khi sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị suy thận

Thuốc lợi tiểu là loại thuốc có tác dụng làm tăng đào thải muối và nước ở thận, người bệnh vì thế sẽ đi tiểu tiện nhiều hơn. Thuốc lợi tiểu cũng thường được chỉ định trong điều trị suy thận, đặc biệt là suy thận mạn tính.

1. Nhóm thuốc lợi tiểu dùng trong điều trị suy thận

 

Bệnh nhân thận mạn tính, đặc biệt là suy thận thường bị quá tải dịch do thận hoạt động kém, không đảm nhiệm tốt vai trò. Quá tải dịch và trữ nước do suy thận có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, giải pháp là tăng thải dịch qua đường tiểu bằng thuốc lợi tiểu.

Bệnh nhân không có protein niệu hiện vẫn chưa xác định rõ ràng phác đồ điều trị ưu tiên, có thể cân nhắc các nhóm thuốc lợi tiểu sử dụng như thiazid, thuốc lợi tiểu quai hay thuốc kháng aldosterone.

1.1. Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid

 

Nhóm thuốc lợi tiểu Thiazid để điều trị suy thận thường dùng như: Bumetanide, furosemide, torsemide. Thuốc được dùng khá phổ biến, nhất là bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 2 – 3 (mức lọc cầu thận ≥ 30ml/phút/1.72 m3).

Nhóm thuốc lợi tiểu Thiazid còn làm tăng acid uric trong máu, tăng đào thải dịch, gây mất cân bằng điện giải. Thường gặp là tình trạng tăng Kali máu, hạ Magnesi máu. Vì thế khi dùng thuốc Thiazid điều trị, cần theo dõi cân bằng điện giải thường xuyên bằng điện giải đồ để phát hiện sớm rối loạn điện giải.

Ngoài ra, thuốc lợi tiểu Thiazid cũng giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim mạch ở bệnh nhân suy thận.

Các thuốc Thiazid bài tiết qua thận, nếu mức lọc cầu thận giảm xuống 30 – 50 ml/phút/1.73m3 thì tác dụng lợi tiểu không còn, chỉ còn tác dụng hạ áp.

Cẩn trọng khi sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị suy thận
Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid làm giảm nguy cơ tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận

1.2. Nhóm thuốc lợi tiểu quai

 

Nhóm thuốc lợi tiểu quai bao gồm: Furosemide, bumetanide, furosemide, thường dùng trong điều trị bệnh thận mạn giai đoạn 4 - 5 (mức lọc cầu thận <30 ml/phút). Sử dụng thuốc có hiệu quả trong việc làm giảm thể tích dịch ngoại bào ở bệnh nhân có mức lọc cầu thận giảm nặng.

Giống như Thiazid, thuốc lợi tiểu quai cũng có thể gây mất cân bằng điện giải, cần theo dõi điện giải đồ để phát hiện sớm nếu có tình trạng này xảy ra.

Sử dụng thuốc lợi tiểu quai với bệnh nhân suy thận dùng 1 – 2 lần hàng ngày, liều rất dao động và dược động học đa dạng.

1.3 Thuốc kháng aldosterone

 

Hiện nay thuốc kháng thụ thể aldosterone (triamterene, spironolactone) được dùng trong điều trị bệnh thận mạn nếu các thuốc lựa chọn hàng đầu hoặc hàng thứ 2 không đạt được mức huyết áp mục tiêu.

Thuốc kháng aldosterone là dạng thuốc lợi tiểu giữ Kali, vì thế có thể gây nguy cơ tăng Kali máu. Bệnh nhân điều trị suy thận sử dụng thuốc kháng aldosterone cần được kiểm tra nồng độ Kali thường xuyên để phát hiện sớm nếu có rối loạn điện giải.

Cẩn trọng khi sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị suy thận
Thuốc kháng aldosterone là dạng thuốc lợi tiểu giữ Kali

2. Cẩn trọng khi sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị suy thận

 

Trong điều trị tăng huyết áp thường dùng thuốc lợi tiểu có tác dụng thải natri kéo dài và vừa phải (thường dùng nhóm thiazid).

Sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị suy thận có thể gây hiện tượng tụt huyết áp thế đứng. Vì thế bệnh nhân khi bắt đầu điều trị với thuốc lợi tiểu cần chuyển từ tư thế ngồi hoặc nằm sang tư thế đứng từ từ.

Để đạt hiệu quả điều trị tốt, tránh tác dụng không mong muốn, người bệnh điều trị cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng liệu trình dùng thuốc theo bác sĩ chỉ định.

Ngoài ra, người bệnh không nên tự ý bỏ thuốc hoặc sử dụng không đúng liệu trình chỉ định. Nếu gặp tác dụng phụ không mong muốn, nên báo cho bác sĩ biết để xử trí, thay thế thuốc điều trị khác.

Bên cạnh đó, điều trị suy thận với thuốc lợi tiểu là quá trình điều trị kéo dài, cần tránh tương tác thuốc có thể làm giảm hiệu quả điều trị. Bệnh nhân lưu ý khi đang dùng thuốc lợi tiểu không tự ý sử dụng đồng thời thuốc điều trị khác mà không hỏi ý kiến bác sĩ điều trị. Nếu đang dùng thuốc điều trị khác phải báo với bác sĩ để chỉ định thuốc thích hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 692 Lượt xem
Tin liên quan
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Mối liên hệ giữa suy thận mạn, tiểu đường và cao huyết áp
Mối liên hệ giữa suy thận mạn, tiểu đường và cao huyết áp

Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về suy thận mạn cũng như mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp và suy thận mạn.

Giảm cholesterol cao: Tác dụng của chương trình thay đổi lối sống TLC
Giảm cholesterol cao: Tác dụng của chương trình thay đổi lối sống TLC

Có lẽ bạn đã được bác sĩ thông báo cần kiểm soát mức cholesterol. Nhưng liệu bạn có nhầm lẫn về những thức ăn tốt nên ăn và những món không nên ăn? Bạn có tự hỏi xem liệu mình đã vận động đủ chưa và liệu đã ở mức cân nặng phù hợp hay chưa.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây