1

Cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ độ tuổi ăn dặm

​​​​​​​Nôn ói rất thường gặp ở trẻ nhỏ, thường là triệu chứng của một bệnh cấp tính, đa số trường hợp tự giới hạn. Ở độ tuổi ăn dặm, nôn trớ thường có thể do một số nguyên nhân khác. Tình trạng nôn trớ kéo dài có thể dẫn đến biếng ăn, chậm tăng trưởng, suy giảm sức đề kháng. Nguy hiểm nhất nôn trớ có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp do trẻ hít phải chất nôn vào phổi.

1. Nôn trớ do tâm lý

Nôn trớ ở thường xuất hiện từ trẻ sơ sinh cho đến độ tuổi ăn dặm, số lượng chất nôn không nhiều, chủ yếu là thức ăn chưa tiêu hoặc đang tiêu hóa một phần, hoặc đàm nhớt. Nếu mẹ nhận thấy bé hay bị nhợn ói hoặc thường xuyên né tránh việc ăn thì đây có thể là biểu hiện của tình trạng chán ăn tâm lý.

1.1. Nguyên nhân

Cần loại trừ các nguyên nhân bệnh lý mới thì mới kết luận trẻ mắc phải tình trạng nôn trớ do tâm lý. Có rất nhiều nguyên nhân gây nôn trớ tâm lý, bao gồm:

  • Trẻ thường xuyên ăn một loại thức ăn nào đó dẫn đến cảm giác ngán.
  • Trẻ bị ép ăn quá nhiều.
  • Bú bổ sung sau ăn quá no hoặc pha sữa không đúng cách.
  • Trẻ có thói quen ngậm vú giả.
  • Bắt đầu dùng những thức ăn cho trẻ 7-8 tháng tuổi mới lạ.

1.2. Biện pháp cải thiện

Đối với nhóm nguyên nhân đến từ tâm sinh lý, mẹ chỉ cần điều chỉnh việc ăn uống của bé khoa học hơn là có thể hạn chế đáng kể tình trạng nôn ói này. Chẳng hạn như:

  • Cho bé ăn khi đói, không ép bé ăn quá nhiều khiến bé chán ăn, sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn.
  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều cử trong ngày nhưng vẫn đảm bảo đủ khối lượng thức ăn cần thiết.
  • Sau khi trẻ ăn hoặc bú xong không nên đặt trẻ nằm xuống ngay, thay vào đó là để trẻ chơi đùa nhẹ nhàng 10 - 15 phút.
  • Pha sữa, bột hay thức ăn cho trẻ 7-8 tháng tuổi đúng công thức hướng dẫn.
  • Chú ý cách bé bú bình sữa cũng như ăn chậm rãi để tránh tình trạng trẻ nuốt không khí vào dạ dày, gây đầy hơi và chướng bụng.
Cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ độ tuổi ăn dặm
Trẻ nôn trớ ở trẻ độ tuổi ăn dặm

Ngoài ra, bé ở độ tuổi ăn dặm cũng nên được ngồi vào bàn ăn riêng, tự do sử dụng chén và muỗng nĩa khi ăn. Mẹ cần để bé được khám phá, tạo không khí bữa ăn vui vẻ, không nên vì ngại dọn rửa mà chỉ đút cho bé ăn thụ động.

2. Nôn trớ do nguyên nhân bệnh lý

2.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân bệnh lý phổ biến nhất khiến trẻ 7 tháng ăn hay bị nôn là hiện tượng trào ngược dạ dày - thực quản. Tình trạng này gặp khá nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do vòng van giữa thực quản và dạ dày của trẻ không đủ mạnh để cản thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản, thỉnh thoảng là trào ra miệng của trẻ. Trong khi dịch dạ dày là dịch acid, thì thực quản lại có hơi kiềm. Do đó hiện tượng dịch acid trào ngược từ dạ dày lên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thực quản, cụ thể là:

  • Gây viêm thực quản;
  • Làm bỏng rát thực quản;
  • Khiến trẻ sợ hãi khi được cho bú hoặc ăn;
  • Gây viêm phổi hít do trẻ bị sặc dịch trào lên miệng;
  • Khiến trẻ ngừng thở, tím tái vì dây thần kinh thực quản bị kích thích, làm ức chế hô hấp.

Vì những tác động trên, trào ngược dạ dày - thực quản được đánh giá là rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là em bé sơ sinh. Mặc dù trẻ vẫn có khả năng đùa giỡn và ăn lại sau nôn nếu bị trào ngược dạ dày - thực quản, nhưng tình trạng nôn trớ sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần, gây nhiều phiền toái và không tốt cho sự phát triển bình thường của trẻ.

Ngoài ra, nôn ói ở trẻ nhỏ < 1 tuổi còn có thể do hội chứng không dung nạp, dị ứng thức ăn, nhiễm trùng đường ruột hay các nơi khác của cơ thể.

2.2. Biện pháp cải thiện

Ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong điều trị bệnh lý trào ngược hoặc nôn trớ do không dung nạp, bố mẹ cũng cần lưu ý một số biện pháp khắc phục tại nhà như:

  • Giúp bé ợ hơi

Sau khi cho trẻ bú hoặc ăn xong, người nhà cần bế đứng trẻ lên và vỗ nhẹ vào lưng để bé có thể ợ hơi được. Lượng hơi mà trẻ nuốt vào dạ dày khi ăn chính là nguyên nhân khiến bé dễ bị nôn trớ, do đó mục đích của ợ hơi là để làm giảm và tống lượng hơi này ra ngoài.

  • Điều chỉnh tư thế nằm

Khi cho bé nằm cần đặt ở tư thế cao đầu, thân mình phía trên luôn cao hơn phần phía dưới để ngăn ngừa tình trạng trào ngược. Nếu trẻ bị ọc sữa hoặc ói mửa nhiều thì nên để trẻ nằm nghiêng sang một bên, tư thế này giúp cho chất nôn không bị hít vào phổi. Tuyệt đối không bế xốc bé lên khi đang nôn trớ vì sẽ làm gia tăng nguy cơ sặc dịch ói vào phổi.

  • Dùng thức ăn đặc
Cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ độ tuổi ăn dặm
Cải thiện bữa ăn dặm cho trẻ

Thức ăn cho trẻ 7-8 tháng tuổi đặc hơn có khả năng khiến các triệu chứng giảm dần rồi biến mất. Nên cho trẻ ăn chầm chậm, mỗi lần một ít và chia thành nhiều lần trong ngày nhằm tránh làm căng dạ dày nhỏ bé của trẻ quá mức. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo cho trẻ dùng thêm các loại sữa dễ đông đặc khi vào dạ dày thì sẽ tránh được hiện tượng trào ngược.

  • Sử dụng thuốc chống trào ngược và bảo vệ thực quản

Motilium, primperan, omeprazol... là những loại thuốc thông dụng, tuy nhiên tuyệt đối phải tham khảo ý kiến tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại dược phẩm nào.

Mặc dù trẻ 7 tháng ăn hay bị nôn là tình trạng thường gặp và không quá nguy hiểm, tuy nhiên mẹ cũng cần tìm hiểu những cách cải thiện thích hợp để khắc phục được vấn đề này. Bên cạnh đó, việc lựa chọn và chế biến thức ăn cho trẻ 7-8 tháng tuổi cũng giữ vai trò khá quan trọng, nhằm giúp bé giảm được những triệu chứng nôn trớ, từ đó tăng cân đều đặn và phát triển khỏe mạnh hơn. Nếu trẻ nôn ói kèm sốt hoặc các triệu chứng khác, phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên nhi khoa để được kiểm tra xác định nguyên nhân và điều trị.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Làm cách nào để khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc, xì hơi nhưng không đi cầu được của trẻ 20 ngày tuổi?

Bé nhà em đến nay đã được 20 ngày tuổi. Từ hôm qua đến nay em thấy bé có hiện tượng ngủ không sâu giấc và hay giật mình rồi khóc. Bé dậy bú sữa mẹ và bú thêm cả sữa bình. Sau khi bú xong thì xì hơi và rặn è è nhưng vẫn không đi cầu được. Em phải làm cách gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  677 lượt xem

Làm gì để khắc phục tình trạng bé 3 tháng tuổi bị lép đầu bên trái?

Con em đang được 3 tháng tuổi. Khi bé nằm em thường xuyên xoay đầu cho bé, nhưng chỉ được một lúc bé loại quay về bên trái, khiến bé bị lép đầu bên trái ạ! Em có thử kê chiếc khăn nhỏ về phía bị lép nhưng vẫn không cải thiện được tình tình. Có cách nào để khắc phục tình trạng này không, bác sĩ? Bé nhà em vừa bú sữa mẹ, vừa bú sữa công thức. Sữa mẹ em hút ngày 5 lần rồi trữ vào tủ lạnh. Sữa mẹ cho vào tủ lạnh vẫn còn dinh dưỡng chứ ạ? Ngoài ra, sữa công thức bé thường bú không hết, em có thể cho vào tủ lạnh rồi khi nào bé uống thì pha cùng với sữa mới không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1126 lượt xem

Có cách nào chữa dứt điểm tình trạng tiết dịch màu trắng đục và có mùi hôi tại bộ phận sinh dục của bé gái 9 tuổi không?

Em có bé gái được 9 tuổi. Dạo gần đây âm đạo của bé tiết ra dịch có mùi khó chịu như trứng ung và màu trắng đục như nước vo gạo. Có khi còn bị đau rát và đỏ tấy bên dưới bộ phận sinh dục. Bé đi khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 mấy lần, nhưng bác sĩ không cho siêu âm hay xét nghiệm chỉ chẩn đoán viêm phụ khoa rồi cho thuốc về uống. Bé uống thuốc hết 1 thời gian lại bị lại. Hàng ngày em vẫn vệ sinh nước muối cho bé. Em có tới bệnh viện Từ Dũ để khám cho bé nhưng ở đây không khám bệnh trẻ em. Bé nhà em bị dị tật không hậu môn và đã phẫu thuật. Hiện tại bé đang bị ứ nước thận ở 2 bên. Có cách nào để chữa dứt điểm bệnh ở bộ phận sinh dục cho bé không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  707 lượt xem

Cách khắc phục tình trạng ọc sữa nhiều của bé 12 ngày tuổi?

Bé 12 ngày tuổi nhà em mỗi lần bú sữa đều bị ọc ra rất nhiều. Em cần làm gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  552 lượt xem

Cần làm gì để khắc phục tình trạng hăm lan rộng ở cổ bé mới 23 ngày tuổi?

Bé trai nhà em mới được 23 ngày tuổi. Không hiểu sao mấy hôm nay bé bị hăm ở cổ và mông. Em có mua Bepanthen và bôi cho bé nhưng chỉ thấy ở phần mông có dấu hiệu đỡ đi nhiều. Còn phần cổ không những không đỡ mà còn thấy lan rộng ra nữa. Em cần làm gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  480 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 760 Lượt xem
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. 00:53
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI.
Không có nỗi khổ nào bằng chứng kiến con chiến đấu với bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota mà không thể làm gì giúp con được. Tiêu chảy cấp rất nguy...
 3 năm trước
 687 Lượt xem
HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ 04:04
HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ
"Con rất vui vì con có một đôi mắt mới và con có Mẹ rất yêu thương con
 2 năm trước
 778 Lượt xem
Tin liên quan
Khắc phục tình trạng khô da ở trẻ nhỏ
Khắc phục tình trạng khô da ở trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh và trẻ em có thể có làn da khô giống như người lớn. Trên thực tế, vì làn da trẻ nhạy cảm hơn, nên dễ bị khô.

Tình trạng rộp môi (Herpes môi) là thế nào?
Tình trạng rộp môi (Herpes môi) là thế nào?

Nhiều người rất hay nhầm lẫn giữa bệnh rộp môi với bệnh viêm loét miệng. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh rộp môi qua bài viết đưới đây:

Tình trạng gàu (viêm da tiết bã nhờn) ở trẻ em
Tình trạng gàu (viêm da tiết bã nhờn) ở trẻ em

Sự sản xuất quá nhiều dầu hoặc bã nhờn từ da được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Gàu là một dạng viêm da tiết bã.

Tình trạng không tăng cân ở trẻ sơ sinh
Tình trạng không tăng cân ở trẻ sơ sinh

Hãy nhớ rằng, mặc dù bé nên tăng cân một cách ổn định, ngoại trừ vài ngày đầu mới sinh (khi mà thậm chí bé còn bị sụt cân) – thì không phải lúc nào biểu đồ tăng trưởng của bé cũng hoàn toàn trơn tru, đều đặn.

Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng
Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng

Mặc dù từ “cặp song sinh” gợi lên vẻ bề ngoài hoàn toàn giống nhau nhưng sự thật là cặp song sinh không cùng trứng và không giống nhau thường phổ biến hơn các cặp song sinh cùng trứng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây