1

Cách sử dụng mỡ Corticoid bôi ngoài da - bệnh viện 103

1. Đại cương.

  • Hydrocortisone được dùng lần đầu năm 1962 và từ đó Corticoids tại chỗ là thuốc chủ yếu dùng để điều trị các bệnh da có viêm, theo thời gian mỡ Corticoids ngày càng chứng tỏ tính hiệu quả và nó cũng an toàn nếu sử dụng một cách hợp lý.
  • Có nhiều dạng kem, mỡ Corticoids bôi ngoài da có sẵn trên thị trường với nhiều tên biệt dược và độ mạnh chống viêm khác nhau.
  • Corticoids tại chỗ chia thành 7 nhóm dựa vào độ mạnh của hoạt tính chống viêm, nhóm 1 là mạnh nhất, nhóm 7 là yếu nhất.

2. Cách lựa chọn và sử dụng thuốc bôi Corticoids.

  • Thành công hay thất bại trong điều trị phụ thuộc phần lớn vào việc lựa chọn Corticoids bôi tại chỗ có độ mạnh phù hợp với tính chất bệnh lý, vùng da tổn thương.
  • Khi chọn lựa thuốc bôi Corticoids cần chú ý đến chẩn đoán là bệnh gì, vị trí mắc bệnh, lứa tuổi, vùng da để lựa chọn Corticoids có độ mạnh phù hợp.
  • Một số bệnh như vẩy nến thể mảng và Eczema ở bàn tay cần dùng loại Corticoids bôi tại chỗ loại mạnh ( nhóm 1), vẩy nến thể đồng tiền và Lupus đỏ bôi Corticoids nhóm mạnh ( nhóm 1,2).
  • Ngược lại viêm da da dầu dùng nhóm 5-7 ( loại nhẹ) viêm da quanh mi mắt cũng dùng loại nhẹ 5-7.
  • Vị trí bàn chân bàn tay dùng nhóm loại mạnh ( nhóm 1-3) vì da dày, trái lại vùng mặt, quanh mi mắt dùng nhóm loại nhẹ (5-7), vùng nếp kẽ nách bẹn, đáy chậu, nếp dưới vú vì ẩm ướt và hấp thu các viêm chỉ bôi thuốc nhẹ (5-7).
  • Thông thường bôi ngày 2 lần ( có khi 3-4 lần).
  • Khi bôi mát xa nhẹ để thuốc ngấm vào da, thời gian bôi loại mạnh bôi trong vòng 2 tuần, loại nhẹ 5-7có thể bôi từ 2-6 tuần. Thường sau thời gian bôi 2 tuần nên đánh giá lại xem có đáp ứng tốt hay không.
  • Loại Corticoids tại chỗ siêu mạnh ( nhóm 1) thường bôi 2 tuần sau đó cho nghỉ bôi 1 tuần để hạn chế tác dụng phụ ( mỗi tuần không được dùng quá 45-60 gam) tức là kê đơn với số lượng giới hạn và theo dõi chặn chẽ.
  • Loại siêu mạnh này có thể dùng cho vảy nến mảng, Eczema bàn tay bôi ngày 2 lần trong 2 tuần sau đó nghỉ thuốc 1 tuần nếu cần có thể dùng nhắc lại đến khi bệnh được kiểm soát.
  • Nhưng nếu bệnh da cần dùng loại Corticoids bôi tại chỗ  loại mạnh, và vị trí vùng da dày ( như bàn tay bàn chân ) mà lại chỉ định loại Corticoids bôi tại chỗ loại nhẹ thì không có kết quả, đây là lỗi thường gặp.

3. Phương pháp bôi thuốc.

  • Trước khi bôi không cần rửa vùng tổn thương nếu vùng đó không bẩn, nếu rửa thì đợi da thật khô hãy bôi thuốc.
  • Thường bôi ngày 2 lần, sau khi bôi mỡ Corticoids mát xa nhẹ để thuốc ngấm vào da.
  • Phương pháp bôi đơn thuần ( Simple application) là bôi một lớp mỏng mỡ , kem Corticoids xoa miết nhẹ mà không băng kín.
  • Phương pháp bôi vùi, băng kín ( occlusive application).

Có tác dụng làm thuỷ hoá lớp sừng, làm tăng hấp thu Corticoids thường dùng có một số bệnh ( như vẩy nến, Eczema mạn Liken hoá .dày sừng) và một số vị trí da dày như ( bàn tay, bàn chân ) để làm tăng hiệu quả chữa bệnh.

Cách làm:

Sau khi bôi mỡ Corticoids vào vùng tổn thương che kín bằng plastic từ 1-8 giờ thường băng kín vào ban đêm, lúc đi ngủ. Băng kín 1 đợt có thể từ 7- 10 ngày hoặc cách nhật, cũng không nên băng vùi kéo dài quá vì 1 số ca có thể gây bí hơi, nhiễm khuẩn tụ cầu vùng da đó.

4. Tai biến tác dụng phụ

Bôi Corticoids tại chỗ có thể có tác dụng phụ sau :

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng ( nhiều khi do chọn loại mỡ  Corticoids có lẫn kháng sinh Neomycin và có thể Neomycin  gây nên viêm da tiếp xúc).
  • Ngứa rát bỏng kích ứng, khô da ( phần lớn do tá dược).
  • Rậm lông
  • Giảm sắc tố
  • Hạt kê, viêm nang lông.
  • Rạn da (Vergeture).
  • Thiên đầu thống, đục thuỷ tinh thể ( bôi vùng gần mắt chú ý bôi loại thật nhẹ tránh dây vào mắt và thời gian bôi ngắn ).
  • Hiện tượng bật bóng ( Rebound phenomenon )
  • Ví dụ vảy nến bôi Corticoid giảm đỡ một thời gian sau lại tái phát nặng hơn
  • Trứng cá, trứng cá đỏ ,viêm da quanh miệng .
  • Vết trắng da do co mạch
  • Teo da và giân mao mạch xuất huyết , giả sẹo hình sao , đường vạch rạn da.
  • Nấm ghẻ biến dạng dễ nhiễm khuẩn
  • Hấp thu hệ thống : Bôi Corticoid diện rộng và không kiểm soát có thể gây hấp thu hệ thống vào cơ thể sinh tác dụng phụ .
  • Trẻ em dùng kem mỡ Corticoid chữa bệnh đã được dùng từ nhiều năm nay, trẻ em thường nhạy cảm hơn nên chú ý chỉ định loại nhẹ và tránh bôi diện rộng hoặc dài ngày gây hấp thu hệ thống, ức chế trục tuyến yên dưới đồi .

5.Danh mục các nhóm thuốc corticoid bôi ngoài da theo độ mạnh:

Nhóm 1: siêu mạnh

  • Condrane Tape (Flurandrenolide  ), Kem mỡTemovate 0,05 ( Clobetasol Propionate),
  • Kem mỡ Ultravate 0,05 ( Halobetasol propionate ), Mỡ Diprolene 0.05 ( betamethasone dipropionate)

Nhóm 2 ,nhóm 3:  loại mạnh

  • Mỡ Alphatrex 0,05 ( Betamethasone dipropionat )
  • Kem mỡ Halog 0,1 ( Hacinonide)
  • Kem mỡ Maxyvate 0,05 ( diflorasone diacetate )
  • Mỡ Maxivate 0,05 ( Betamethason dipropionate )
  • Kem mỡ Topicort 0,25 ( Desoximetasone )
  • Kem mỡ Aristocort 0,5 ( Triamcinolone acetonide )
  • Mỡ Diprosone 0,05 ( Bethamethason dipropionate )

Nhóm 4, nhóm 5  ( loại vừa )

  • Mỡ Benison 0,025 ( Betamethazon benzoate )
  • Mỡ Cordran 0,05 ( Flurandrenolide )
  • Mỡ kem Synalar 0,025 ( Fluocinolon acetonide )
  • Kem mỡ Halog 0,025
  • Kem Cloderm 0,1 ( Clocortolone pivalate)
  • mỡ Kenalog 0,025
  • Kem  Valisone 0,1 ( Betamethason valerate )
  • Kem Aristocort 0,1

Nhóm 6 nhóm 7 ( loại nhẹ )

  • Kem Celestone 0,2 ( Bethamethason valerate )
  • Kem Medrol 0,25 ( Methyl prednisolon )
  • Kem Synalar 0,01
  • Kem Kenalog 0,025.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 3 năm trước
 872 Lượt xem
Tin liên quan
Lăn kim vi điểm: Tác dụng, cách lựa chọn dụng cụ và chăm sóc da
Lăn kim vi điểm: Tác dụng, cách lựa chọn dụng cụ và chăm sóc da

Lăn kim vi điểm hiện đang là một liệu pháp làm đẹp được rất nhiều người biết đến và lựa chọn. Phương pháp này được thực hiện tại các spa nhưng nếu biết cách thì hoàn toàn có thể tự làm tại nhà. Nếu bạn đang có ý định lăn kim thì trước tiên nên dành một chút thời gian tìm hiểu về cơ chế, cách lựa chọn dụng cụ, các bước thực hiện và lưu ý về chăm sóc da sau lăn kim.

Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà
Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà

Hắc lào hay nấm da là một bệnh về da do một nhóm nấm ăn keratin có tên là dermatophyte gây ra. Các loại nấm này phát triển trên da, tóc và móng vì đó là những khu vực có nhiều keratin của cơ thể.

Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.

Dầu ô liu có tác dụng làm sạch da và trị mụn trứng cá không?
Dầu ô liu có tác dụng làm sạch da và trị mụn trứng cá không?

Mụn trứng cá hình thành khi dầu (bã nhờn) tích tụ trong lỗ chân lông. Tuy nhiên, một xu hướng chăm sóc da được rất nhiều người biết đến trong thời gian gần đây là sử dụng dầu để làm sạch da nhằm ngăn ngừa mụn. Nhiều hãng sản xuất mỹ phẩm cũng đã tung ra thị trường các sản phẩm tẩy trang dạng dầu bên cạnh tẩy trang dạng nước thông thường.

Dầu ô liu có tác dụng dưỡng trắng da không?
Dầu ô liu có tác dụng dưỡng trắng da không?

Để trả lời câu hỏi dầu ô liu có tác dụng làm trắng da hay không, trước tiên chúng ta cần hiểu cơ bản về cơ chế hoạt động của các chất làm trắng da và những đặc tính của dầu ô liu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây