1

Cách Chăm Sóc Người Bị Cảm Cúm

Triệu chứng của bệnh cảm cúm thường gồm sốt, ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt, hắt hơi, và sổ mũi, gây khó chịu cho người bệnh. Cách chăm sóc người bị cảm cúm là yếu tố quan trọng để giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng đồng thời giảm nguy cơ lây bệnh cho người khác.
 Người bệnh cảm cúm có thể sốt tới 39-40 độ C

1. Cảm cúm là bệnh gì?

Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do virus gây ra. Người bệnh cảm cúm thường xuất hiện với các triệu chứng như sốt cao có thể tới 39-40 độ C, ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt, hắt hơi, sổ mũi, viêm họng, mệt mỏi và hàng loạt các triệu chứng khác.

Thường thì bệnh cảm cúm tự khỏi sau 3-5 ngày nhưng có thể chuyển biến nặng, do đó cần thăm bác sĩ để phân biệt với các loại cúm nguy hiểm khác. Chăm sóc người bị cảm cúm đúng cách là điều vô cùng quan trọng.

2. Chăm sóc người bị cảm cúm đúng cách

Chăm sóc đúng cách cho bệnh nhân cảm cúm có thể giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng đồng thời giảm nguy cơ lây bệnh cho người khác.

Chăm sóc người bị cảm cúm thế nào là đúng cách?

Không có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh cảm cúm, người bệnh cần:

  • Nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng mát và hạn chế nằm phòng máy lạnh để tránh làm trầm trọng các triệu chứng. 

  • Hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu. 

  • Uống thuốc hạ sốt Paracetamol khi sốt, bổ sung Vitamin C và oresol để tăng sức đề kháng. 

  • Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và ăn thực phẩm dễ tiêu, cháo hành, cháo tía tô, uống nước sả-gừng-mật ong, trà gừng và nước hoa quả tươi. 

  • Xông bằng lá thơm như ngải cứu, lá cúc tần, lá bưởi và sử dụng nước muối sinh lý súc miệng hàng ngày để giảm triệu chứng cảm cúm trên đường hô hấp. 

  • Khi cần ra khỏi nhà, đeo khẩu trang y tế, che mũi miệng khi hoặc hắt hơi, và sử dụng khăn giấy để ngăn lây bệnh cho người khác. 

Nếu sau 7 ngày không có cải thiện hoặc có triệu chứng nghiêm trọng, cần tới cơ sở y tế để điều trị và phòng ngừa biến chứng nặng.

Phòng chống lây nhiễm khi chăm sóc người bị cảm cúm

Khi chăm sóc bệnh bị cảm cúm, người chăm sóc cần có những lưu ý sau để không bị nhiễm bệnh:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi tiếp xúc và sử dụng nước muối sinh lý để súc họng và nhỏ mũi. 

  • Cho người bệnh sử dụng bát đĩa riêng, không chia sẻ đồ ăn uống và tránh tiếp xúc với quần áo bẩn. 

  • Chăm sóc sức khỏe cá nhân bằng việc ăn uống đủ chất, uống đủ nước và nghỉ ngơi đủ để đảm bảo sức khỏe của cả người chăm sóc và người bệnh.

cham soc nguoi bi cam cum
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để hạn chế lây nhiễm bệnh cảm cúm

Mặc dù không nguy hiểm nhưng bệnh cảm cúm có thể gây nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày người bệnh. Để ngăn ngừa bệnh cảm cúm hiệu quả, tiêm vắc xin cúm hàng năm được đề xuất. Vắc xin cúm an toàn và có thể tiêm cho mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên, phụ nữ mang thai và người mắc các bệnh mãn tính.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Video có thể bạn quan tâm
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN 03:00
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN
Vắc xin Varilrix dành cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn - duy nhất có tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, cho hiệu quả phòng bệnh lên đến...
 3 năm trước
 732 Lượt xem
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 01:37
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19
13 tỉnh, thành phố trong nước đang có ca nhiễm Covid-19. Gần 150.000 người phải cách ly y tế để phòng tránh dịch. Số ca nhiễm bệnh lây nhiễm trong...
 3 năm trước
 985 Lượt xem
Tin liên quan
11 cách giúp bạn giảm lo âu căng thẳng
11 cách giúp bạn giảm lo âu căng thẳng

Bạn có biết tại sao tim lại đập nhanh hơn hay tại sao lòng bàn tay bị đổ mồ hôi khi phải đối mặt với một tình huống căng thẳng không? Đó là do phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp lo âu, căng thẳng.

Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.

Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hướng dẫn 10 Bước Chăm Sóc Da Buổi Tối
Hướng dẫn 10 Bước Chăm Sóc Da Buổi Tối

Chăm sóc da hay skincare, là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày để duy trì làn da khỏe mạnh. Quy trình cơ bản bao gồm làm sạch, tẩy tế bào chết, sử dụng toner, dưỡng da mặt và mắt. Chăm sóc da cần được thực hiện cả ban ngày và ban đêm.

Cần chăm Sóc Da Sau Lăn Kim Thế Nào Cho Đúng?
Cần chăm Sóc Da Sau Lăn Kim Thế Nào Cho Đúng?

Lăn kim là một phương pháp thẩm mỹ hiệu quả nhằm kích thích lưu thông máu trên da, giảm sẹo mụn và tăng cường sản xuất collagen. Tuy nhiên, quy trình này đôi khi có thể gây tổn thương da, người thực hiện phương pháp này phải chăm sóc da sau lăn kim để củng cố hàng rào bảo vệ da trong quá trình lành lại.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây