1

Cách ăn uống và dạ dày - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Khi hàm răng háu ăn và ăn không đúng cách, nó có thể vô ý "mưu sát" dạ dày. Vì vậy cần phải nhanh chóng loại bỏ 10 thói quen ăn uống xấu thì quý ông sẽ không phải lo lắng đến căn bệnh này.

1. Ăn nóng lẫn với ăn lạnh 

  • Đàn ông thích ăn lẩu, uống bia lạnh nhưng họ không hề biết rằng như vậy đã làm tổn thương dạ dày và đường ruột của mình. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương ở mức độ khác nhau. 
  • Nhẹ thì dạ dày cảm thấy khó chịu, còn nặng thì bị chảy máu dạ dày. Ăn uống như vậy lâu dần chắc chắn là sẽ bị đau dạ dày. Nếu thực sự thích ăn theo kiểu lẫn lộn này thì cũng cần chú ý đến trình tự, nên ăn đồ nóng trước rồi mới ăn đồ lạnh sau, đừng có ăn lẫn lộn vừa nóng vừa lạnh. 

2. Ăn ngấu ăn nghiến 

  • Khi ăn cơm đàn ông ít khi ăn chậm nhai kỹ, mà luôn ăn ngấu ăn nghiến. Nếu ăn không kỹ thì dạ dày sẽ phải hoạt động hết công suất, kéo dài thời gian thức ăn ở trong dạ dày mà không thể tiêu hóa hết được. 
  • Lâu dần sẽ làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương, dẫn đến bị đau dạ dày. Nhai kỹ sẽ làm nước bọt tiết ra nhiều và làm giảm bớt acid dạ dày và mật tiết ra, như vậy không chỉ có lợi cho tiêu hóa mà còn bảo vệ rất tốt được dạ dày. 

3. Vừa ăn vừa xem tivi 

  • Vừa ăn cơm vừa xem tivi thì còn gì sướng bằng. Nhưng bạn có biết rằng khi xem tivi chúng ta cần có rất nhiều máu để cung cấp lên não, vì vậy mà sẽ giảm đi lượng máu cung cấp cho dạ dày và đường ruột nên đã ảnh hưởng tới sự hấp thụ và tiêu hóa. 
  • Cứ như vậy lâu dần sẽ gây ra căn bệnh đau dạ dày mãn tính. Ngoài ra, có một số đàn ông có thói quen vừa ăn vừa đọc báo, thói quen này cũng không có ích cho dạ dày. 

4. Ăn tối quá no 

  • Bữa sáng dậy muộn nên không kịp để ý, bữa trưa thì ăn tại công ty nên cũng được chăng hay chớ, vì vậy mà mọi người đã tập trung dinh dưỡng của cả một ngày vào bữa tối, bữa nào cũng phải ăn đến mức no căng bụng mới thôi, thậm chí nhiều người còn thích ăn đêm. 
  • Ăn uống như vậy lâu dần sẽ thành thói quen, không chỉ làm cho bạn ngủ không ngon, mà còn dễ phát phì, đồng thời kích thích niêm mạc dạ dày khiến cho acid dạ dày tiết dịch nhiều gây ra viêm loét dạ dày. 
  • Để giữ cho dạ dày không bị viêm thì tốt nhất không nên ăn tối nhiều và nên ăn nhiều rau xanh hoặc các đồ ăn có chứa đường vào buổi tối, tránh hấp thụ các đồ ăn nhiều mỡ và protein. 

5. Ăn uống không đúng thời gian 

  • Đàn ông trung niên luôn là trụ cột của gia đình và công ty, nhiều áp lực, công việc bận rộn nên ăn uống không có quy luật. Lâu dần làm thay đổi đồng hồ sinh vật của cơ thể, khiến cho dạ dày và ruột bị rối loạn. 
  • Nếu thời gian giữa hai bữa ăn quá dài thì trong dạ dày sẽ hình thành ra acid dạ dày, loại acid này sẽ bào mòn niêm mạc dạ dày gây ra căn bệnh đau dạ dày. Trong tình trạng này đàn ông có thể học cách ăn vặt của phụ nữ. Như vậy cũng có ích cho sức khoẻ. 

6. Thích ăn cay 

  • Đàn ông không thích ăn rau và trái cây, họ chỉ thích nhấm nháp cá hấp ớt, cua rang muối ớt... Nhưng họ có biết rằng khi ăn các món ăn này sẽ kích thích dạ dày tiết ra acid, loại acid này sẽ ăn dần lớp bảo vệ màng dạ dày và gây ra căn bệnh đau dạ dày.
  • Bạn thích ăn cay thì cũng phải chú ý đừng có ăn nhiều như vậy trong một lúc và cũng cần phải biết kiểm soát lượng muối hấp thụ vào trong cơ thể. 

7. Hay uống rượu và hút thuốc lá 

  • Rượu rất có hại đối với dạ dày, điều này không nói ra thì đàn ông cũng biết.
  • Mỗi ngày uống 10ml rượu trắng và uống liên tục trong 10 năm thì tỷ lệ bị ung thư dạy dày lên đến 90%.
  • Hút thuốc cũng kích thích dạ dày tiết ra acid và protease phá hoại niêm mạc dạ dày. 

8. Ăn uống lúc tức giận 

  • Dạ dày và đường ruột cũng là một cơ quan có tình cảm. Dạ dày và ruột co bóp, cũng như là tiết ra các dịch giúp tiêu hóa thức ăn đều được tiến hành bởi hệ thống thần kinh.
  • Nếu bạn ăn trong lúc vui vẻ thì dịch tiêu hóa sẽ tiết ra nhiều, dạ dày và ruột sẽ co bóp nhanh để tiêu hóa thuận lợi, như vậy rất có ích cho sức khoẻ. 
  • Ngược lại, bạn luôn ăn trong tình trạng bị ức chế, tức giận thì sẽ làm cho chức năng thần kinh thực vật bị rối loạn, làm cho hệ thống tiêu hóa bị giảm sút, các thức ăn sẽ động lại trong dạ dày và lâu dần gây ra các căn bệnh về dạ dày và đường ruột, thậm chí khả năng miễn dịch cũng bị suy giảm.
  • Bạn phải nhớ rằng ăn không đơn giản là làm cho no bụng mà cũng cần đến cảm giác vui vẻ. 

9. Lúc no lúc đói 

  • Khi đói, acid và protease trong dạ dày sẽ không được trung hòa vì thiếu thức ăn nên nồng độ sẽ rất cao, sẽ làm cho niêm mạc dạ dày tự tiêu hóa, còn ăn no quá thì sẽ làm hỏng mất cơ chế tự bảo vệ của dạ dày, làm thành dạ dày bị căng ra, thức ăn đọng lại ở dạ dày lâu hơn và cũng làm ảnh hưởng đến dạ dày. 
  • Bỏ thói quen lúc thì ăn quá no lúc thì để quá đói, ăn uống thì phải đúng giờ đúng giấc để cho dạ dày và đường ruột được hoạt động và nghỉ ngơi có quy luật. Như vậy sẽ giảm bớt được khả năng bị bệnh đau dạ dày. 

10. Ghét mật ong, lòng đỏ trứng gà và trà xanh 

Muốn giúp dạ dày hoạt động tốt thì nên loại trừ cái sự ghét nêu trên. 

  • Uống mật ong: Sáng sớm thức dậy uống ngay một thìa mật ong (lúc bụng còn trống rỗng). Mật ong giúp điều tiết chức năng hoạt động của dạ dày, giảm bớt cái cảm giác nóng bụng do thức ăn đọng lại quá nhiều trong dạ dày. Mật ong sẽ tạo thành lớp màng mỏng bảo vệ niêm mạc dạ dày. 
  • Lòng đỏ trứng gà: Lòng đỏ trứng gà có chứa phospholipid, sẽ hình thành một lớp màng nước mỏng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bạn hãy lấy một lòng đỏ trứng gà bỏ đánh nhuyễn bằng nước đun sôi. Uống trước bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Mỗi lần uống một bát. 
  • Trà xanh: Nếu bận quá chưa kịp ăn thì bạn cũng đừng để bụng đói. Bạn có thể uống cốc trà xanh, trà xanh chống đông máu và oxy hóa và làm cho ta có cảm giác no bụng. Một ngày 4 cốc trà xanh thì rất tốt cho sức khỏe.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Cách khắc phục hơi thở có mùi khi uống cà phê
Cách khắc phục hơi thở có mùi khi uống cà phê

Cà phê có hương thơm rất hấp dẫn nhưng mùi hơi thở sau khi uống cà phê lại không mấy dễ chịu đối với cả bản thân người uống và những người xung quanh.

Bệnh còi xương: Triệu chứng, yếu tố nguy cơ và cách điều trị
Bệnh còi xương: Triệu chứng, yếu tố nguy cơ và cách điều trị

Bệnh còi xương chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi. Trẻ em có nguy cơ bị còi xương cao nhất vì vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Trẻ sẽ dễ bị thiếu vitamin D nếu sống ở vùng có ít ánh nắng mặt trời, chế độ ăn quá ít thịt, cá, trứng hoặc không uống sữa. Đôi khi, tình trạng thiếu vitamin D là do di truyền.

Uống dầu cá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Uống dầu cá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Một nghiên cứu lâm sàng gần đây cho thấy rằng uống dầu cá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và vitamin D làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong do ung thư.

Viên uống bổ sung vitamin E có thực sự tốt như lời đồn?
Viên uống bổ sung vitamin E có thực sự tốt như lời đồn?

Kể từ khi được phát hiện cho đến nay, vitamin E và các chất chống oxy hóa khác đã được nghiên cứu về khả năng ngăn ngừa một số bệnh nhưng vitamin E có thật sự có những công dụng này hay không?

Bệnh Beriberi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh Beriberi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh Beriberi chủ yếu xảy ra ở những người bị rối loạn sử dụng rượu. Bệnh Beriberi do các nguyên nhân khác đều rất hiếm gặp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây