1

Các dấu hiệu nhồi máu cơ tim bạn cần biết

Nhận biết dấu hiệu của nhồi máu cơ tim sớm có thể giúp nâng cao tỷ lệ sống sót cho người bệnh. Các dấu hiệu nhồi máu cơ tim có thể xảy ra trước cơn nhồi máu cơ tim từ vài tuần đến vài tháng.

1. Các dấu hiệu nhồi máu cơ tim

Các dấu hiệu nhồi máu cơ tim thường bị nhầm lẫn hoặc bỏ qua do đó cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác. Dưới đây là những dấu hiệu giúp nhận biết cơn nhồi máu cơ tim có thể xảy ra:

  • Mệt mỏi: Người bệnh thường cảm thấy uể oải, chân tay rã rời, cơ thể trì trệ lúc thức dậy hoặc khi làm những công việc, hoạt động quen thuộc hàng ngày.
  • Lo lắng không rõ nguyên nhân: Đây là một trong những dấu hiệu của nhồi máu cơ tim sắp xảy ra. Người bệnh thường cảm thấy lo lắng, bồn chồn, sợ hãi mà không rõ nguyên nhân.
  • Đau đầu, choáng váng, chóng mặt: Người bệnh có thể bị đau đầu từ mức độ nhẹ cho đến đau dữ dội, choáng váng và chóng mặt.
  • Khó ngủ, ngủ không ngon giấc: Đây là những triệu chứng có thể xảy ra trước và sau cơn nhồi máu cơ tim cấp tính. Người bị nhồi máu cơ tim thường có ít nhất một trong các triệu chứng như mệt mỏi, lo lắng, khó ngủ, trằn trọc, ...
  • Đau ngực: Đau ngực, cảm giác nặng ở ngực là một trong những dấu hiệu nhồi máu cơ tim điển hình, cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim sắp xảy ra.
  • Khó thở, thở hụt hơi: Cơn khó thở thường đến bất chợt, buộc người bệnh đang di chuyển hoặc làm việc phải dừng lại để thở.
  • Đau cánh tay, vai, lưng, hàm, cổ: Người bị nhồi máu cơ tim có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu ở cánh tay, vai trái, cổ, hàm, lưng.
  • Khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng, ợ nóng, nôn và buồn nôn: Những dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với chứng rối loạn tiêu hóa, tuy nhiên đây là những triệu chứng thường gặp ở người bị nhồi máu cơ tim với tỷ lệ trên 70%.
Các dấu hiệu nhồi máu cơ tim bạn cần biết
Khó thở, thở hụt hơi là dấu hiệu điển hình của nhồi máu cơ tim

2. Phân biệt dấu hiệu nhồi máu cơ tim với các bệnh lý tim mạch khác

Dấu hiệu của nhồi máu cơ tim cần được phân biệt với các bệnh lý tim mạch khác như: thiếu máu tim cục bộ hoặc mãn tính, tắc hẹp động mạch vành.

  • Thiếu máu tim cục bộ: Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình khi tim thiếu máu cục bộ, thường gặp ở phụ nữ và bệnh nhân đái tháo đường. Trong khi đó, bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim thường chỉ đau ngực đơn thuần hoặc có cảm giác đè nặng ở ngực.
  • Thiếu máu tim mãn tính: Thiếu máu tim mãn tính khiến lưu lượng máu đến tim bị suy giảm hoặc thiếu hụt nghiêm trọng, gây ra cơn đau ngực kéo dài và thường không đáp ứng với thuốc giãn mạch. Trong khi đó, cơn đau ngực cảnh báo dấu hiệu nhồi máu cơ tim là ngắn hơn, có thể hồi phục được và mô tim không bị tổn thương.
  • Tắc hẹp động mạch vành: Cơn đau ngực do tắc hẹp động mạch vành thường xảy ra khi người bệnh gắng sức, khi cơ thể nghỉ ngơi, triệu chứng này sẽ thuyên giảm. Trong khi đó, đau ngực do nhồi máu cơ tim thường xảy ra một cách đột ngột, vào nửa đêm, gần sáng hoặc khi thay đổi thời tiết và có thể đến khi người bệnh đang nghỉ ngơi.

3. Làm gì khi nhận thấy dấu hiệu nhồi máu cơ tim?

Các dấu hiệu nhồi máu cơ tim bạn cần biết
Khi có dấu hiệu đau ngực, nặng ngực kéo dài trên 5 phút, bạn cần đi cấp cứu ngay

Khi nhận thấy bản thân hoặc người thân có những dấu hiệu nhồi máu cơ tim nêu trên, cần thực hiện những việc như sau:

  • Đau ngực hoặc nặng ngực: Khi cơn đau kéo dài nhiều hơn 5 phút, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu gấp. Trong lúc chờ cấp cứu, người bệnh cần được nghỉ ngơi tại chỗ, uống thuốc cấp cứu (nếu có). Lưu ý, không được tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Choáng váng, bất tỉnh: Nếu nghi ngờ bất tỉnh là triệu chứng nhồi máu cơ tim, người bệnh được đưa cấp cứu. Trong lúc chờ cấp cứu, kiểm tra mạch và hơi thở của người bệnh và thực hiện hô hấp nhân tạo nếu người bệnh tắt thở.
  • Không tự ý dùng thuốc hoặc xoa dầu, uống nước gừng nếu người bệnh có dấu hiệu ớn lạnh, đổ nhiều mồ hôi lạnh.

Các dấu hiệu nhồi máu cơ tim nếu được nhận biết sớm sẽ nâng cao cơ hội cứu sống người bệnh, đặc biệt là trong 4 giờ đầu tiên sau khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 687 Lượt xem
Tin liên quan
Cholesterol Là Gì? Những Lưu Ý Bạn Cần Biết
Cholesterol Là Gì? Những Lưu Ý Bạn Cần Biết

Cholesterol là một loại chất béo có trong máu của bạn. Các tế bào cơ thể cần cholesterol, nó giúp cho màng ngoài của các tế bào ổn định.

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Phân biệt chất béo tốt và chất béo xấu
Phân biệt chất béo tốt và chất béo xấu

Các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có hàng chục loại chất béo khác nhau, và mỗi loại lại có một vai trò và tác động không giống nhau bên trong cơ thể.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây