1

Các chấn thương thường gặp ở vai

Con người dễ gặp phải các chấn thương ở vai khi thực hiện các hoạt động liên quan đến sự chuyển động quá mức và lặp đi lặp lại nhiều lần như chơi bóng, sơn tường, làm vườn hay treo màn cửa...

1. Dấu hiệu các chấn thương ở vai

Các chấn thương ở vai thường rất dễ để nhận biết, bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Một số dấu hiệu giúp dễ nhận biết các chấn thương ở vai có thể là:

  • Khớp vai trở nên cứng hơn bình thường
  • Người bệnh không thể quay cánh tay của mình ra mọi vị trí mà bản thân mong muốn.
  • Có cảm giác cánh tay có thể trật khỏi ổ khớp vai.
  • Có cảm giác cánh tay không còn chút sức lực nào để thực hiện các hoạt động bình thường.
Các chấn thương thường gặp ở vai
Các chấn thương ở vai thường rất dễ để nhận biết

2. Một số chấn thương thường gặp phải ở vai

Đa số các vấn đề xảy ra ở vai đều liên quan đến dây chằng, các cơ và gân chứ không nhất thiết là xương. Không chỉ đối với các vận động viên luôn phải đối mặt với các vấn đề xảy ra ở vai mà ngay cả đối với người bình thường có hoạt động thể lực liên tục, lặp đi lặp lại nhiều lần cũng có nguy cơ đối mặt với các chấn thương bả vai.

Một số các chấn thương ở vai dễ dàng gặp phải bao gồm:

  • Mất vững:

Là tình trạng chỏm xương cánh tay di chuyển hoặc bị đẩy ra khỏi ổ chảo khớp vai khiến người bệnh đau đớn khi cố gắng nâng cao cánh tay, đây có thể là kết quả của trật khớp vai nhiều lần. Người bị mất vững khớp vai thường cảm thấy vai rất lỏng lẻo.

  • Hội chứng bắt chẹn

Hội chứng bắt chẹn xảy ra trong các hoạt động nâng cao cánh tay, do cơ chóp xoay cọ xát với bờ dưới mỏm cùng vai. Trường hợp chấn thương bả vai này cần phải được điều trị sớm bởi tình trạng viêm có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn như viêm dính khớp vai, đứt gân.

  • Tổn thương gân cơ chóp xoay

Chóp xoay là một trong những bộ phận rất quan trọng của vai, nó bao gồm một nhóm gân cơ nối giữa xương cánh tay và xương bả vai và có vai trò giúp cho việc nâng cánh tay lên đầu dễ dàng hơn. Khi gân cơ chóp xoay bị tổn thương sẽ khiến chấn thương cơ xoay vai và các chức năng khớp vai sẽ khó có thể phục hồi hoàn toàn để tiếp tục tham gia các hoạt động bình thường.

3. Chấn thương ở vai có nguy hiểm không?

Các chấn thương thường gặp ở vai
Chấn thương ở vai có nguy hiểm không?

Mặc dù rất phổ biến nhưng các chấn thương ở vai thường dễ bị nhầm lẫn với các cơn đau căng cơ do hoạt động sai tư thế. Chính vì vậy mà người bệnh thường chủ quan và có khuynh hướng bỏ qua cơn đau này.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của y học hiện đại thì các phương pháp điều trị chấn thương khớp vai giúp mang lại hiệu quả tuyệt đối, ít xâm lấn với đường mổ nhỏ như khâu sụn viền, nội soi khâu gân cơ chóp xoay, tái tạo dây chằng...

Tùy thuộc vào các chấn thương ở vai mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị tương ứng như dùng thuốc, tiêm thuốc vào khoang khớp kết hợp tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng hoặc phẫu thuật trong trường hợp nặng.

Các chấn thương ở vai mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu phát hiện muộn sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn do gân cơ bị thoái biến. Đặc biệt các trường hợp chấn thương cơ xoay vai nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho gân cơ bị tụt vào trong và thoái hóa mỡ, lúc này người bệnh sẽ phải trải qua cuộc phẫu thuật lớn để thay khớp vai.

Đau là triệu chứng sớm khi bị các chấn thương ở vai, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám sức khỏe sớm nếu như cơn đau âm ỉ kéo dài. Thời gian thăm khám càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao và giúp ngăn ngừa các chấn thương nghiêm trọng hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân
Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân

Tổn thương dây chằng chéo trước là thương tổn thường gặp nhất trong nhóm chấn thương khớp gối. Hàng năm, tại Mỹ khoảng 200.000 bị tổn thương dây chằng chéo trước và hơn nửa số đó phải điều trị bằng phấu thuật.

Gãy, lệch xương quai xanh: Những điều cần biết
Gãy, lệch xương quai xanh: Những điều cần biết

Xương quai xanh có tác dụng rất quan trọng, là nơi treo xương cánh tay vào thân. Gãy xương quai xanh là một chấn thương thường gặp ở vùng vai, trong trường hợp ngã hoặc chấn thương do tai nạn giao thông.

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (American College of Rheumatology, ARC) đã đưa ra một số tiêu chuẩn để chẩn đoán chính xác thoái hóa khớp gối. Những biểu hiện của thoái hóa khớp gối bao gồm: xuất hiện gai xương dưới sụn, mất dần sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, cử động khớp đau, có tiếng lục khục, lệch trục khớp...

Vai trò của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối
Vai trò của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối

X-quang có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý khớp gối. Nó là một trong những xét nghiệm nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh và dùng phân biệt giữa các bệnh lý khớp gối khác nhau.

Các kiểu gãy thân xương đùi và biện pháp xử trí
Các kiểu gãy thân xương đùi và biện pháp xử trí

Xương đùi là phần xương chắc khỏe nhất trong cơ thể vì thế phải có lực tác động rất mạnh mới có thể làm gãy thân xương đùi. Xương đùi cũng là xương dài nhất, mỗi vị trí gãy sẽ có đặc điểm và biện pháp xử trí khác nhau.

Video có thể bạn quan tâm
Vòng ôm ba gói trọn nguồn yêu thương Vòng ôm ba gói trọn nguồn yêu thương 01:14
Vòng ôm ba gói trọn nguồn yêu thương
Giây phút con mới chào đờiThế giới lạ lẫm ôi chao thật buồnĐôi tay dang rộng nắng luồnVòng ôm ba gói trọn nguồn yêu...
 3 năm trước
 349 Lượt xem
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG 01:31
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG
Chủ quan, xem nhẹ, phớt lờ những triệu chứng ban đầu, thường bị hiểu lầm với các bệnh lý cột sống thường gặp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa...
 3 năm trước
 806 Lượt xem
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! 06:09
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm!
Có rất nhiều trẻ em gặp các vấn đề cơ xương khớp. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, trẻ sẽ gặp cản trở về phát triển chức năng...
 3 năm trước
 653 Lượt xem
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN 02:23
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN
ĐÂY LÀ NHỮNG KHUNG HÌNH ĐÁNG SUY NGẪM VỀ BỆNH NHÂN UNG THƯ XƯƠNG, BỆNH LÝ CƠ XƯƠNG KHỚP, CHẤN THƯƠNG THỂ THAO, TAI NẠN GIAO THÔNG, TAI NẠN LAO...
 3 năm trước
 870 Lượt xem
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp 02:14
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp
Chắc hẳn trước đây, bạn chỉ nghe đến phương pháp: “Thực nghiệm điều tra”! Đó là một thuật ngữ chuyên ngành, phục vụ công tác điều tra các vụ án của...
 3 năm trước
 854 Lượt xem
Tin liên quan
Giải đáp các thắc mắc thường gặp về chứng loãng xương sau mãn kinh
Giải đáp các thắc mắc thường gặp về chứng loãng xương sau mãn kinh

Loãng xương là một vấn đề khá phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh. Theo ước tính, cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi lại có một người bị loãng xương và càng có tuổi thì nguy cơ loãng xương càng tăng cao.

Các phương pháp chẩn đoán loãng xương
Các phương pháp chẩn đoán loãng xương

Loãng xương là tình trạng xảy ra khi mật độ xương bị giảm đáng kể. Điều này khiến xương trở nên yếu hơn và dễ gãy. Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi và có thể làm giảm chiều cao theo thời gian.

Chứng chán ăn có thể làm tăng nguy cơ loãng xương
Chứng chán ăn có thể làm tăng nguy cơ loãng xương

Mắc các chứng rối loạn ăn uống như chán ăn tâm thần có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhưng có nhiều cách để cải thiện sức khỏe xương.

Gãy mắt cá chân trong: Dấu hiệu và cách điều trị
Gãy mắt cá chân trong: Dấu hiệu và cách điều trị

Mắt cá chân là phần xương nhô lên ở vị trí giao cẳng chân với bàn chân. Phần xương nhô lên ở mặt trong của cẳng chân gọi là mắt cá chân trong. Đó thực ra không phải là một xương riêng biệt mà là phần cuối của xương xương chày hay xương ống chân.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây