1

Biểu đồ tăng trưởng chiều cao, cân nặng của trẻ cho biết điều gì?

Biểu đồ tăng trưởng bao gồm một loạt các đường cong phần trăm minh họa sự thay đổi số đo cơ thể của trẻ. Tại Hoa Kỳ, biểu đồ tăng trưởng ở trẻ em đã được các bác sĩ nhi khoa, y tá và các bậc phụ huynh sử dụng để theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên từ năm 1977.

1. Biểu đồ tăng trưởng của trẻ có thể cho chúng ta biết điều gì?

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ có thể cung cấp cho bạn một bức tranh tổng quát về sự phát triển thể chất của bé. Theo cách so sánh các số đo cân nặng, chiều cao và chu vi vòng đầu của bé với số đo của những trẻ khác cùng tuổi, cùng giới tính và với những số đo tương tự từ những lần kiểm tra trước. Qua kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định xem bé có đang phát triển một cách khỏe mạnh hay không.

Mặc dù các biểu đồ tăng trưởng hiện tại đã được cải tiến lớn so với các biểu đồ trước đó, nhưng chúng không phải là điều bắt buộc trẻ phải đạt được. Vì thế, cha mẹ không nên quá lo lắng về tỷ lệ phần trăm của trẻ.

Điều quan trọng nhất là trẻ đang phát triển với tốc độ ổn định, phù hợp theo thời gian, chứ không phải là trẻ phát triển trùng khớp với biểu đồ tăng trưởng chung của những đứa trẻ khác.

Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo các bác sĩ nên sử dụng các biểu đồ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong 24 tháng đầu đời của trẻ. Các phép đo trong biểu đồ của WHO dựa trên trẻ sơ sinh bú sữa mẹ và trẻ sơ sinh có chiều dài được đo khi chúng nằm. Sau 2 tuổi, các bác sĩ thường sử dụng biểu đồ tăng trưởng của CDC, các biểu đồ này tương tự nhưng dựa trên các dữ liệu khác nhau.

Các biểu đồ từ cả hai tổ chức này đơn vị chiều dài được tính bằng inch và cm, còn trọng lượng tính bằng pound và kg. Cả hai biểu đồ cũng sử dụng tỷ lệ phần trăm, so sánh mức trung bình của trẻ em được chia nhỏ theo độ tuổi.

Biểu đồ tăng trưởng chiều cao, cân nặng của trẻ cho biết điều gì?
Biểu đồ tăng trưởng của trẻ cung cấp cho bạn một bức tranh tổng quát về sự phát triển thể chất của bé

2. "Phần trăm" trong biểu đồ tăng trưởng có nghĩa là gì?

Điều này dễ giải thích nhất bằng ví dụ. Nếu con gái 3 tháng tuổi của bạn ở phân vị thứ 40 về cân nặng, điều đó có nghĩa là 40% bé gái 3 tháng tuổi có cân nặng bằng hoặc thấp hơn bé và 60% bé gái 3 tháng tuổi có cân nặng cao hơn bé.

Số phần trăm càng cao thì bé càng lớn hơn so với những bé khác cùng tuổi. Nếu bé ở phân vị thứ 50 cho chiều cao, điều đó có nghĩa là em bé có mức chiều cao trung bình so với độ tuổi.

3. Trẻ chỉ ở phân vị thứ 25 trong biểu đồ tăng trưởng có đáng lo không?

Phần trăm trong biểu đồ tăng trưởng không giống như chấm điểm ở trường học. Phần trăm thấp hơn không có nghĩa là có bất cứ điều gì không đúng với trẻ.

Giả sử cả bố và mẹ đều thấp hơn mức trung bình và trẻ lớn lên có cùng tầm vóc với bố mẹ. Điều đó là hoàn toàn bình thường nếu bé luôn đứng ở vị trí thứ 10 về chiều cao và cân nặng khi lớn lên.

Điều quan trọng cần nhớ là bác sĩ đang theo dõi sự phát triển của bé như thế nào, chứ không phải chỉ là trẻ đạt được bao nhiêu phần trăm.

Trẻ sơ sinh có xu hướng phát triển nhanh chóng trong giai đoạn đầu, trong thời gian đó trẻ có thể tăng thêm một chút cân nặng hoặc chiều cao. Những tháng sau, trẻ có thể chỉ phát triển một phần nhỏ so với trước đó. Bác sĩ sẽ lưu ý các đỉnh và vùng lõm riêng lẻ trong biểu đồ tăng trưởng của trẻ, nhưng sẽ tập trung nhiều hơn vào mô hình tăng trưởng tổng thể.

4. Khi nào bạn nên lo lắng về sự phát triển của trẻ?

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ có thể khiến bạn lo lắng nếu phân vị của bé thay đổi đáng kể. Ví dụ, nếu bé thường xuyên ở khoảng phân vị thứ 50 về cân nặng và sau đó đột ngột giảm xuống thứ 15, bác sĩ sẽ cần tìm hiểu xem lý do tại sao. Có thể có một lý do liên quan đến y tế cho sự thay đổi cần được đánh giá thêm.

Một bệnh nhẹ hoặc sự thay đổi trong cách ăn uống của bé có thể khiến bé giảm ít hơn, trong trường hợp đó, bác sĩ có thể chỉ theo dõi sự phát triển của bé chặt chẽ hơn trong một thời gian.

Nếu trẻ không bị ốm nhưng tăng cân chậm lại trong khi vẫn phát triển chiều cao, bác sĩ có thể đề nghị tăng số lần cho trẻ bú. Bạn có thể phải thăm khám thường xuyên hơn để đảm bảo rằng trẻ bắt đầu tăng cân trở lại bình thường. Tuy nhiên, cũng có những lúc tăng hoặc giảm nhanh hơn bình thường lại là một điều tốt. Ví dụ, nếu trẻ nhẹ cân, đó có thể là một dấu hiệu tốt cho thấy trẻ đang tăng chiều cao nhanh hơn một chút.

Ngoài ra, chỉ số tăng trưởng không phải lúc nào cũng là lý do để lo lắng. Ví dụ, nếu trẻ rất thấp và cả bố và mẹ đều tương đối thấp, thì việc trẻ ở mức thấp nhất là 5% là hoàn toàn phù hợp. Nhưng nếu trẻ rất thấp và cả bố và mẹ đều có chiều cao trung bình trở lên, hoặc nếu trẻ rất mảnh mai và cả bố và mẹ đều có cân nặng trung bình trở lên, thì bác sĩ sẽ cần kiểm tra xem có vấn đề gì về sự phát triển của trẻ hay không? Như thiếu hụt hormone hoặc vấn đề di truyền.

Ngoài ra, nếu trẻ nằm trong nhóm 5% cân nặng cao nhất, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của trẻ và có thể tư vấn cho bạn về việc cho trẻ ăn, để đảm bảo trẻ không bị béo phì.

Nếu số đo vòng đầu của trẻ nhỏ hơn nhiều so với mức trung bình, bác sĩ cần kiểm tra để chắc chắn rằng não của bé đang tăng trưởng và phát triển bình thường, vì sự phát triển não bộ của bé được phản ánh qua kích thước hộp sọ. Nếu chu vi vòng đầu của trẻ lớn hơn nhiều so với mức trung bình, trẻ sẽ được đánh giá thêm để đảm bảo rằng trẻ không có dịch não tủy dư thừa trong não, một tình trạng gọi là não úng thủy.

Biểu đồ tăng trưởng chiều cao, cân nặng của trẻ cho biết điều gì?
Nếu chu vi vòng đầu của trẻ lớn hơn nhiều so với mức trung bình, trẻ sẽ được đánh giá thêm để đảm bảo rằng trẻ không bị não úng thuỷ

5. Cân nặng lúc sinh có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng trong tương lai của trẻ không?

Cân nặng khi sinh dường như ít quan trọng hơn bạn nghĩ, trong việc phát triển của trẻ. Không phải trọng lượng trẻ sơ sinh, mà gen mới là yếu tố xác định kích thước trưởng thành.

Những em bé nhỏ nhắn khi sinh đôi khi phát triển nhanh hơn, và những em bé lớn hơn lúc sinh có thể trở nên nhỏ bé hơn theo năm tháng.

Cha mẹ của một đứa trẻ là chỉ số tốt nhất để so sánh sự phát triển của trẻ. Có nhiều khả năng, trẻ sẽ phát triển và rất có thể, trẻ cũng sẽ đạt được chiều cao, cân nặng tương tự như bố mẹ khi chúng khi trưởng thành.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Làm gì để bé 2 tháng tuổi nặng 4kg bú nhiều và tăng cân?

Em sinh bé nặng 3,4kg. Nhưng giờ bé được 2 tháng rồi mà chỉ được 4kg. Bé bú mẹ rất ít ạ, được một lúc là lại nhả ra. Em cho bé bú thêm sữa ngoài mà bé cũng không chịu bú. Em phải làm gì để bé bú nhiều và tăng cân đây ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3957 lượt xem

Con nặng 2,5kg mà mẹ tăng 20 kg có phải do chế độ dinh dưỡng của mẹ không phù hợp?

Em sinh con ở tuần 38. Bé chỉ nặng 2,5kg mà em thì tăng đến 20kg lận. Có phải do em có chế độ ăn và sữa không đúng phải không ạ? Em phải duy trì chế độ dinh dưỡng thế nào để bé 2,5kg tăng cân nhanh ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  626 lượt xem

Bé 2 tháng 2 tuần nặng 4,3kg tăng cân chậm có phải do bú không đủ?

Em sinh bé nặng 2,8kg. Tháng thứ 1 bé nặng 3,6kg. Giờ bé được 2 tháng 2 tuần nhưng chỉ nặng 4,3kg. Bé rất ngoan và bú mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, khi bé đòi em mới cho bú, mỗi cữ bú cách nhau khoảng 3h. Ngày bé cũng đi tiểu nhiều lần. Bé nhà em lên cân chậm có phải do bé bú không đủ không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1254 lượt xem

Bé 2,5 tháng nặng 5,2kg tăng cân chậm hơn, ít bú hơn và giấc ngủ lộn xộn thì có bình thường không?

Em sinh bé nặng 3,1kg. Tháng đầu và tháng thứ 2 bé đều tăng 1kg. Hiện giờ bé đã được 2,5 tháng nhưng chỉ được 5,2kg. Vậy là trong vòng nửa tháng nay bé chỉ tăng được 200gr ạ. 1 tuần gần đây em thấy bé biếng bú hẳn đi. Nhiều lúc bé như không cảm thấy đói, ngủ 1 mạch 4 tiếng mà không chịu dậy bú. Giấc ngủ của bé trong giai đoạn này cũng đảo lộn hết. Ban ngày có lúc bé chỉ ngủ 10 phút rồi lại dậy chơi liền 4 tiếng. Trộm vía bé vẫn chơi ngoan và cười nhiều ạ. Bé nhà em thay đổi như vậy có phải do có vấn đề về dinh dưỡng và bé ngủ như thế có bình thường không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  866 lượt xem

Bé 7 tháng 7 ngày nặng 8kg khó ngủ và hay tỉnh giấc về đêm có cân điều chỉnh lịch sinh hoạt cho hợp lý hơn không?

Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1122 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh 01:26
Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Cùng theo dõi trẻ sinh non tháng có bệnh lý vàng da tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội được điều trị...
 3 năm trước
 994 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 799 Lượt xem
Học sơ cấp cứu miễn phí với trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bv Hồng Ngọc Học sơ cấp cứu miễn phí với trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bv Hồng Ngọc 00:11
Học sơ cấp cứu miễn phí với trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bv Hồng Ngọc
Chỉ 40 suất cho khóa học ngày 10/4>>> Liên hệ hotline: 0932 232 017
 3 năm trước
 979 Lượt xem
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng
Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là...
 3 năm trước
 740 Lượt xem
Gen di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ? Gen di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ? 10:56
Gen di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ?
Gen di truyền ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ, điều này ĐÚNG nhưng CHƯA ĐỦ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra rằng gen di truyền chỉ tác...
 3 năm trước
 761 Lượt xem
Tin liên quan
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Viêm nang lông và cách điều trị
Viêm nang lông và cách điều trị

Viêm nang lông có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn, nhưng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh là gì? Điều trị sốt như thế nào? Các biến chứng của nó là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc một cách tốt nhất khi bé bị sốt nhé!

7 điều có thể bạn chưa biết về sốt ở trẻ sơ sinh
7 điều có thể bạn chưa biết về sốt ở trẻ sơ sinh

Tyeese Gaines, một bác sĩ phòng cấp cứu tại New Jersey nói: "Chỉ có nhiệt kế trực tràng mới đo chính xác được nhiệt độ cơ thể. Các chỉ số nhiệt kế đo ở bụng, trán và thậm chí cả ở tai cũng gần như không chính xác."

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây