1

Bệnh Viêm Tụy Cấp Ở Trẻ Em - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Những điều cần biết về viêm tụy cấp ở trẻ em

Viêm tụy cấp ở trẻ em thường có liên quan đến nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Diễn tiến bệnh có thể nhẹ, tự khỏi cho đến rất nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Bệnh thường có những biểu hiện như đau bụng và nôn:

  • Bệnh thường xảy ra đột ngột sau bữa ăn “thịnh soạn”, thường bữa ăn có nhiều dầu mỡ.
  • Vị trí đau vùng bụng trên rốn, vùng thượng vị có khi đau ¼ bụng trên bên phải hay bên trái.
  • Cơn đau dữ dội, mức độ đau tăng dần sau 10 -20 phút sau và có thể kéo dài đến nhiều giờ.
  • Đau có thể lan ra sau lưng, đau tăng lên sau khi ăn.
  • Đa số đều có biểu hiện nôn, nôn ra nhiều nước, nôn vẫn không làm giảm đau bụng.
  • Nếu không tìm được nguyên nhân gây nôn cần nghĩ đến viêm tụy.

Thăm khám

  • Ấn đau vùng thượng vị, có thể lan ra sau lưng.
  • Nhu động ruột có thể giảm hoặc liệt ruột.
  • Vàng da có thể xảy ra trong viêm tụy tự phát hoặc gặp trong  viêm tụy do sỏi. Lúc này da sẽ vàng nặng hoặc trung bình.

Ở viêm tụy cấp nặng, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như:

  • Vẻ mặt nhiễm trùng, nhiễm độc: vẻ mặt mệt mỏi, lừ đừ, môi khô, lưỡi bẩn.
  • Dấu mất nước: môi khô, khát nhiều, mắt trũng...
  • Dấu hiệu sốc: tay chân lạnh, huyết áp thấp, mạch nhanh…
  • Suy hô hấp: mệt khó thở, SpO2 giảm.
  • Da đổi màu xanh tím vùng quanh rốn (dấu hiệu Cullen), hoặc da đổi màu xanh tím vùng hông (dấu hiệu Grey Turner) trong viêm tụy thể xuất huyết.
  • Tràn dịch màng phổi.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ làm các cận lâm sàng

Xét nghiệm máu

  • Công thức máu: bạch cầu có thể tăng, Hematocrit có thể giảm trong viêm tụy thể xuất huyết.
  • Amylase/ máu tăng trên 3 lần trị số bình thường, tăng tối đa và tồn tại trong 3-5 ngày. Mức độ tăng cao của Amylase/máu có thể không tương ứng với mức độ nặng của bệnh. Khoảng 10-15% trường hợp viêm tụy cấp Amylase/máu có thể bình thường lúc khởi đầu.
  • Amylase/nước tiểu tăng và tồn tại trên 2 tuần, có giá trị khi Amylase/máu tăng chưa đến 3 lần so với giá trị bình thường
  • Lipase/máu tăng gấp 3 lần so với bình thường, có độ đặc hiệu cao hơn Amylase/máu.
  • Ion đồ, khí máu, đường huyết, urê/máu, creatinin/máu, triglyceride, LDH.. được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ bệnh nặng.
  • Cấy máu: khi nghi ngờ nhiễm trùng hoặc có hoại tử tụy.

Chẩn đoán hình ảnh

  • Siêu âm bụng có giá trị trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh. Có khoảng 20% trường hợp viêm tụy cấp có hình ảnh siêu âm bình thường lúc khởi đầu.
  • Xquang bụng không sửa soạn: khi cần phân biệt bệnh tắc ruột hay thủng ruột.

Tiên lượng bệnh: 

Có thể gợi ý dưa vào thang điểm TMMPSG (The Midwest Multicenter Pancreatic Study Group)

  • Tuổi < 7 tuổi    - (1 điểm)
  • Cân nặng < 23 Kg      - (1 điểm)
  • Bạch cầu lúc nhập viện > 18,500/mm3          - (1 điểm)
  • LDH lúc nhập viện >2,000U/L (1 điểm)
  • Lượng dịch bù trong 48 giờ đầu >75ml/Kg/48 giờ     - (1 điểm)
  • Ure/máu tăng > 5mg/dL trong 48 giờ - (1 điểm)
  • Albumin sau 48 giờ nhập viện < 26g/L           - (1 điểm)

Kết quả

  • ≤ 2 điểm:           8,6% diễn tiến nặng, 1,4% tử vong.
  • 2-4 điểm:           38,5% diễn tiễn nặng, 5,8% tử vong.
  • 5-7 điểm:           80% diễn tiến nặng, 10% tử vong.

Điều trị

Việc điều trị cần tuân thủ các nguyên tắc sau

  • Ngăn cản quá trình tự tiêu hủy tuyến tụy và cho tụy nghỉ ngơi.
  • Điều trị nguyên nhân.
  • Bù nước, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan.
  • Đảm bảo dinh dưỡng.
  • Điều trị phẩu thuật khi có chỉ định.
  • Phòng ngừa và điều trị các biến chứng tại chỗ và toàn thân.

Điều trị cụ thể:

  • Chống sốc: trong trường hợp nặng, có sốc.
  • Điều rị đặc hiệu

Giảm đau

  • Nhịn ăn hoàn toàn, có thể xem xét đặc sonde dạ dày hút dịch khi có chỉ định.
  • Bù dịch
  • Điều chỉnh thăng bằng kiềm toan, điện giải.
  • Kháng sinh khi có chỉ định.
  • Kháng acid.

Chỉ định phẫu thuật khi:

  • Viêm tụy hoại tử kèm ói nhiều, chướng bụng đau khi ấn, vẻ mặt nhiễm trùng nhiễm độc.
  • Áp xe tụy kích thước > 3cm.
  • Viêm tụy xuất huyết.
  • Nang giả tụy tăng kích thước nhanh hoặc kích thước > 5cm hoặc tồn tại >4 tuần.

Biến chứng

Hầu hết sẽ ổn định trong vòng 7-10 ngày mà không có biến chứng. Khoảng 13-20% sẽ kéo dài và có biến chứng.

  • Tụy dịch quanh tụy và nang giả tụy.
  • Viêm tụy hoại tử và viêm tụy xuất huyết.
  • Áp xe tụy
  • Bệnh não do tụy

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Cho trẻ bú sữa của chị bị viêm gan B thì có bị lây bệnh không?

Bác sĩ ơi em có cho con em bú sữa của chị em. Mà chị em lại bị viêm gan B thì bé nhà em có bị lây viêm gan B không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  608 lượt xem

Cảm lạnh khiến trẻ dễ bị viêm tai, đúng hay sai?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, cảm lạnh có khiến trẻ dễ bị viêm tai không ạ? Và tình trạng trẻ bị viêm tai có phổ biến không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  740 lượt xem

Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1038 lượt xem

Viêm họng thông thường và viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) khác nhau như thế nào?

- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  836 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  960 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 697 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 726 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 864 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 745 Lượt xem
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 704 Lượt xem
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 3 năm trước
 832 Lượt xem
Tin liên quan
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?

Có một số người băn khoăn là Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết đưới đây để cùng có câu trả lời nhé!

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây