1

Bệnh tim và rượu bia: Chớ coi thường

Uống rượu bia là hành vi có ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể, đặc biệt là tim mạch. Nếu uống với lượng vừa phải, rượu bia có thể phòng chống, tuy nhiên, nếu uống với liều lượng cao, rượu bia có thể gây bệnh tim mạch xơ vữa, tăng huyết áp,...

1. Lợi ích của rượu bia đối với tim mạch

 

Rượu bia vốn có hại cho sức khỏe, đặc biệt là gây ra các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nếu khống chế lượng rượu bia đưa vào cơ thể thì nó có một số tác dụng tốt.

Theo khảo sát, người uống rượu bia với lượng vừa phải có thể giúp giảm tới 20 - 40% nguy cơ tử vong so với người không uống rượu. Về lượng rượu nên uống là: 1 ly chuẩn tương đương 113,4ml rượu vang hoặc 43ml rượu mạnh hoặc 341ml bia. Nam giới không nên uống quá 2 ly chuẩn, nữ giới không uống quá 1 ly chuẩn mỗi ngày. Thực tế, mức rượu/bia đưa vào cơ thể còn tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng và cơ địa của từng người.

Uống rượu, đặc biệt là rượu vang đỏ với lượng vừa phải sẽ tốt cho tim mạch vì:

  • Tăng HDL-cholesterol (một loại cholesterol tốt);
  • Làm giảm chất hoạt hóa plasminogen mô, yếu tố đông máu VII, fibrinogen, yếu tố von Willebrand (các chất tham gia tạo cục máu đông gây tắc mạch ở tim, não,... dẫn tới nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...);
  • Giảm huyết áp;
  • Ngăn ngừa tác hại do tăng LDL-cholesterol (một loại cholesterol xấu);
  • Rượu vang có vitamin B2, B6, B9,... giúp giảm homocysteine, ngăn oxy hóa lipoprotein, làm chậm tiến trình xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch xơ vữa.

2. Tác hại của rượu bia đối với tim mạch

 

Khi uống quá nhiều rượu thì có thể gây hại cho tim mạch với những biến chứng như:

  • Tăng huyết áp: Rượu bia làm giãn mạch da nhưng lại làm co mạch nội tạng, làm tăng huyết áp (cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương). Ngoài ra, rượu bia còn cung cấp nhiều calo, khiến người uống dễ bị tăng cân, béo phì, thúc đẩy nguy cơ làm tăng huyết áp;
  • Rối loạn nhịp tim: Uống nhiều rượu bia có thể gây rung nhĩ, ngoại tâm thu, khiến người bệnh bị hồi hộp, đánh trống ngực, nghẹn vùng cổ, có cảm giác hụt hẫng trong ngực,... Sử dụng thuốc sẽ không có hiệu quả lâu dài nếu người bệnh không ngừng uống rượu;
  • Bệnh mạch vành: Uống rượu nhiều làm tăng các loại cholesterol xấu như triglycerid, LDL- cholesterol trong máu, gây xơ vữa mạch vành nuôi tim, dẫn tới thiếu máu hoặc nhồi máu cơ tim;
  • Bệnh cơ tim giãn nở: Với những người uống rượu trong thời gian dài, chất chuyển hóa của rượu là acetaldehyde sẽ gây độc trực tiếp lên tế bào cơ tim. Bên cạnh đó, rượu bia còn làm giảm những chất cần cho hoạt động của tim như vitamin B1, crom, kẽm,... Từ đó, người bệnh dễ bị tim to, suy tim, đi kèm các triệu chứng khó thở, mệt ngực, phù,... Các thuốc điều trị trong trường hợp này thường chỉ giúp làm giảm triệu chứng, kéo chậm sự tiến triển của bệnh chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn.;
  • Biến chứng khác: Đột quỵ do nhồi máu não, xuất huyết não, tăng cân, tăng đường máu, tổn thương gan, ung thư, loét dạ dày,... cũng là các biến chứng nguy hiểm của việc uống nhiều rượu bia.
Bệnh tim và rượu bia: Chớ coi thường
Khi uống quá nhiều rượu có thể gây hại cho trái tim của người bệnh

3. Bệnh tim có uống rượu được không?

 

Người bệnh tim có thể uống rượu vang đỏ với lượng hạn chế (nhưng cần có sự cho phép của bác sĩ). Ngoài ra, cần chú ý những điều sau:

  • Không nên uống rượu bia khi đang trong thời kỳ mang thai;
  • Khi dùng thuốc, đặc biệt là thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống trầm cảm, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng rượu bia;
  • Người đang mắc triệu chứng suy tim sung huyết hoặc đang sử dụng một số loại thuốc tim mạch nhất định như thuốc làm loãng máu, thuốc hạ cholesterol hoặc thuốc điều trị huyết áp thì uống rượu bia có thể gây hại. Cần trao đổi kỹ hơn với bác sĩ về những yếu tố nguy cơ;
  • Người bị loét dạ dày hoặc sử dụng thuốc chống viêm mạnh thì uống rượu bia có thể gây ra các vấn đề về dạ dày. Với người sử dụng aspirin liều thấp hằng ngày thì có thể uống rượu;
  • Dù có uống rượu bia hay không cũng cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, không hút thuốc lá, có cường độ tập luyện thích hợp.

4. Cách phòng ngừa các biến chứng do rượu

  • Phòng ngừa đột quỵ bằng cách hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá, không ăn quá nhiều thịt mỡ hoặc đồ ăn có nhiều muối;
  • Cần kiểm tra huyết áp, đường máu để kịp thời điều trị các bệnh lý gây suy vành như tăng huyết áp, đái tháo đường;
  • Khi bệnh nhân bị ngộ độc rượu, đặc biệt là có rối loạn ý thức, cần chú ý:
    • Nguyên tắc cấp cứu là đảm bảo thông thoáng đường hô hấp bằng cách cho người bệnh nằm đầu cao, nghiêng sang 1 bên;
    • Người nhà không được gây nôn, cho người bệnh uống nước chanh vì trong nước chanh có axit. Người nhà cũng không cho bệnh nhân uống rượu tắm hoặc các thuốc chống say, giải rượu;
    • Khi người bệnh tỉnh, có thể bắt đầu ăn uống được thì người nhà cho ăn cháo loãng hoặc thức ăn có chứa nhiều tinh bột như ngô, khoai, sắn hay đường, sữa,... để tránh hạ đường huyết;
    • Cho người bệnh uống nhiều nước ấm để tránh mất nước, giúp pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể, từ đó đào thải rượu nhanh chóng hơn;
    • Nếu người bệnh không tỉnh, nói ú ớ hoặc có dấu hiệu nặng như không có nhận thức, tím tái, tay chân lạnh, thở nhanh và thở sâu,... thì giữ bệnh nhân ở tư thế đầu cao, nằm nghiêng an toàn rồi nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu.
Bệnh tim và rượu bia: Chớ coi thường
Hạn chế sử dụng rượu bia giúp phòng ngừa đột quỵ ở người có bệnh lý

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây