1

Bệnh thận đa nang ở trẻ em: Những điều cần biết

Theo các chuyên gia y tế, bệnh thận đa nang thường ít gặp ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi nhưng khi xuất hiện có thể gây suy thận mãn tính, đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện kịp thời.

Thận đa nang là bệnh di truyền? Bệnh thận đa nang có khả năng chỉ bị xuất hiện ở một bên với tỉ lệ rất thấp.

1. Hiểu về bệnh thận đa nang ở trẻ em

Bệnh thận đa nang được hiểu là tình trạng hai quả thận xuất hiện nhiều nang to và nhỏ không đều ở vùng tủy và vùng vỏ. Nguyên nhân thường là do yếu tố di truyền gen trội nhiễm sắc thể và cũng có thể là do bẩm sinh.

Bệnh thận đa nang trẻ em di truyền theo kiểu gen lặn (autosomal recessive), ít gặp và thường được phát hiện ngay sau khi đẻ ở tuổi sơ sinh hoặc ở trước 10 tuổi. Bệnh thận đa nang có khả năng chỉ bị xuất hiện ở một bên với tỉ lệ rất thấp.

2. Những triệu chứng thường xuất hiện ở trẻ khi bị thận đa nang

  • Đau vùng hông, lưng hoặc sườn, lưng, hoặc có cơn đau quặn thận cấp (có thể do sỏi hoặc chảy máu trong nang).
  • Tức bụng khó chịu do thận to dần lên dẫn đến tình trạng gây chèn ép.
  • Đi tiểu ra máu do nhiễm khuẩn hay do chảy máu trong nang.
  • Đi tiểu đêm, khả năng do cô đặc nước tiểu giảm.
  • Thể trạng gầy xanh do đái ra máu nhiều hoặc suy thận.
  • Thiểu niệu hay vô niệu khi bắt đầu bị suy thận cấp tính hoặc mãn tính. Điều quan trọng là nếu phát hiện muộn sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong.

3. Biến chứng khôn lường của bệnh thận đa nang ở trẻ em

Việc phát hiện sớm bệnh thận đa nang sẽ giúp điều trị kịp thời và là một biện pháp tốt nhất để tránh các biến chứng nguy hiểm về sau do bệnh để lại. Cần hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh và về một số biến chứng do bệnh thận đa nang ở trẻ em gây ra.

  • Tăng huyết áp

Đây là một biến chứng thường gặp nhất của bệnh, nhiều người nghĩ rằng căng thẳng, lo âu mới gây ra tình trạng huyết áp tăng nhưng bạn đang nhầm về điều đó. Huyết áp cao rất khó để nhận biết có cách duy nhất thường xuyên kiểm tra huyết áp, từ đó có cách điều trị kịp thời tránh gây hại thêm cho thận và giảm nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến tim như: suy tim, nhồi máu cơ tim và nặng hơn là bệnh đột quỵ.

Bệnh thận đa nang ở trẻ em: Những điều cần biết
Kiểm tra huyết áp cho trẻ

 

  • Các chức năng của thận giảm hoặc mất dần

Mất đi chức năng đồng nghĩa là mất đi khả năng loại bỏ các chất thải từ máu và duy trì sự cân bằng chất lỏng và các chất của cơ thể. Hơn thế nữa, lúc này các chất độc sẽ tích lũy ngày càng nhiều lâu dần gây ra một số bệnh. Do vậy cách tốt nhất để bảo vệ thận là phát hiện sớm bệnh thận đa nang ở trẻ em để có hướng điều trị kịp thời.

  • Tạo điều kiện cho một số u nang ở gan phát triển mạnh

Khi bệnh đã phát triển mạnh mẽ ở một giai đoạn nào đó thì không thể tránh khỏi việc các u nang phát triển. Ở nữ u nang thường tiến triển nhanh hơn so với ở nam do ở nữ có một số chất kích thích sẽ làm cho u nang phát triển nhanh hơn.

  • Gây ra phình động mạch não

Khi động mạch não bị phình có thể gây ra vỡ một số mạch máu dẫn đến tình trạng xuất huyết rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Theo một số nghiên cứu mới đây cho thấy rằng những người mắc bệnh thận đa nang có khả năng phình động mạch cao hơn so với những người không mắc bệnh. Nguy hiểm hơn khi động mạch bị phình sẽ đi kèm với chứng huyết áp tăng nó có thể gây ra đột quỵ và dẫn tới tử vong.

  • Gây bất thường về van tim

Hầu hết những người mắc bệnh đều có thể ảnh hưởng và gây ra một số bệnh liên quan đến van tim, khiến van không đóng mở đúng cách rất nguy hiểm.

Vì vậy, khi xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ là do bệnh thận đa nang ở trẻ em gây ra thì hãy cho trẻ đi khám để sớm phát hiện bệnh kịp thời.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  804 lượt xem

Trẻ 2 tuổi ngày 4 bữa cháo, 3 bữa sữa vẫn bú mẹ nhưng chỉ nặng 11kg thì có bị suy dinh dưỡng không?

Bé gái nhà em hiện được 2 tuổi, bé nặng 11kg. Bữa ăn hàng ngày của bé là: 4 bữa cháo, mỗi bữa 1 bát con + 3 bữa sữa similac, mỗi bữa 180ml + 1 hộp probi hoặc 1 quả chuối hoặc 1 hộp sữa tươi. Em vẫn cho bé bú mẹ, đêm ngủ có hiện tượng sôi bụng. Bé đi ị đều ngày 1 lần. Bé nhà em như vậy có bị suy dinh dưỡng không bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  978 lượt xem

Bé 3 tháng nặng 5,7kg bú ít có phải là bị bệnh gì không?

Lúc mới sinh, bé nhà em nặng 3,5kg. Sau 3 tháng, bé nặng 5,7kg. Tháng nào bé cũng tăng cân: tháng đầu là 4,3kg, tháng thứ 2 là 5,1kg. 2 tháng đầu em cho bé bú mẹ hoàn toàn nên không biết bé bú được bao nhiêu ml. Nhưng sang tháng thứ 3 em chuyển sang cho bé bú bình hoàn toàn thì bé bú rất ít, mỗi cữ ép lắm cũng chỉ được 90ml. Bé bú ít như vậy có phải là bị bệnh gì không, thưa bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1538 lượt xem

Bé 7 tháng 7 ngày nặng 8kg khó ngủ và hay tỉnh giấc về đêm có cân điều chỉnh lịch sinh hoạt cho hợp lý hơn không?

Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  948 lượt xem

Bé gái bị sưng môi âm hộ, điều gì đang xảy ra?

- Thưa bác sĩ, bộ phận sinh dục của con gái mới sinh của tôi bị sưng lên và cháu có một khối u cứng trong bộ phận sinh dục. Chuyện gì đang xảy ra với con của tôi vậy, bác sĩ? Và khối u đó là gì thế ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1074 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 665 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 615 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 641 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 658 Lượt xem
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 628 Lượt xem
Tin liên quan
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh là gì? Điều trị sốt như thế nào? Các biến chứng của nó là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc một cách tốt nhất khi bé bị sốt nhé!

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết

Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.

Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!
Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!

Vắcxin MMR bảo vệ bé phòng chống lại ba loại virut: sởi, quai bị, và rubella.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây