1

Bệnh tắc động mạch cấp tính ở chi

Bệnh tắc động mạch cấp tính chi dưới là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa tim mạch, bệnh diễn biến đa dạng phức tạp dẫn đến hậu quả làm thiếu máu nuôi dưỡng phần chi bị tắc mạch. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử chi, đặc biệt có thể gây tử vong do tình trạng sốc nhiễm trùng nhiễm độc toàn cơ thể.
 

1. Tắc động mạch cấp tính ở chi là gì?

 

Bệnh tắc động mạch cấp tính ở chi là tình trạng tắc nghẽn do vật gây tắc nghẽn từ nơi khác trong hệ tuần hoàn hoặc do sự hình thành cục máu đông ngay tại vị trí tắc gây ra tình trạng tắc mạch dẫn đến không có máu nuôi dưỡng phần chi do động mạch đó nuôi dưỡng. Thuyên tắc mạch máu, chấn thương động mạch và huyết khối tắc mạch cấp là 3 nhóm nguyên nhân chính gây thiếu máu cấp tính ở chi:

1.1 Thuyên tắc mạch máu

Là do một cục máu đông từ nơi khác di chuyển đến do tắc mạch.

  • Bệnh lý tim mạch gây thuyên tắc như: Rối loạn nhịp tim, đặc biệt là rung nhĩ, bệnh lý van tim, nhồi máu cơ tim, van tim nhân tạo, osler tim, u nhầy nhĩ trái, phình vách liên thất
  • Các khối phình động mạch: Là nguyên nhân hay gặp trong thuyên tắc động mạch. Trong đó phình động mạch chủ bụng và động mạch khoeo là hay gặp nhất.
  • Các nguyên nhân khác gây thuyên tắc như: Mảng xơ vữa bị loét. Thường gặp nhất là xơ vữa động mạch chủ bụng đoạn dưới thận gây thuyên tắc ở 2 chi dưới.

1.2 Huyết khối tắc mạch cấp

Huyết khối hình thành trên một mảng xơ vữa bị loét và gây tắc lòng động mạch.

1.3 Chấn thương động mạch

Vết thương động mạch, đụng giập đến động mạch hay tổn thương động mạch do thủ thuật như chọc catheter đều có thể gây tắc mạch cấp.

Bệnh tắc động mạch cấp tính ở chi
Tắc động mạch cấp tính ở chi do một cục máu đông từ nơi khác di chuyển đến do tắc mạch

2. Biểu hiện bệnh tắc động mạch cấp tính ở chi

 

Triệu chứng lâm sàng:

  • Đau chi tắc: Đau đột ngột dữ dội
  • Dị cảm, tê bì, kiến bò, giảm cảm giác chi
  • Lạnh vùng chi tắc
  • Chi bị tắc nhợt màu hơn so với bệnh lành dần dần có thể xuất hiện những đốm tím hoại tử
  • Mất mạch chi
  • Giảm hoặc mất vận động

Triệu chứng cận lâm sàng:

Chủ yếu dựa vào siêu âm Doppler động mạch nhằm đánh giá, xác định: Vị trí động mạch bị tắc nghẽn, xác định mức độ xơ vữa thành mạch, khảo sát lưu lượng máu động mạch dưới chỗ tắc qua đó có thể đánh giá sự lan rộng của cục máu đông

3. Điều trị bệnh tắc động mạch cấp tính ở chi

 

3.1 Nguyên tắc điều trị tắc động mạch cấp tính ở chi

  • Xác định nguyên nhân gây tắc mạch
  • Chống sốc
  • Giảm đau
  • Điều trị triệu chứng
  • Chăm sóc phần chi bị thiếu máu cho đến khi được tái lập lưu thông mạch máu nhu ủ ấm, tránh cọ xát
  • Dùng thuốc chống đông
  • Chỉ định ngoại khoa khi cần thiết
Bệnh tắc động mạch cấp tính ở chi
Tê bì là biểu hiện bệnh tắc động mạch cấp tính ở chi

 

3.2 Điều trị nội khoa

  • Thuốc tiêu sợi huyết làm tan huyết khối trong tắc động mạch do cục máu đông. Thuốc tiêu sợi huyết là có thể làm tan được các cục máu đông trong các động mạch nhỏ mà phẫu thuật không thể lấy được.
  • Điều trị bảo tồn bằng Heparin: Sử dụng Heparin với mục đích phòng ngừa sự tạo lập huyết khối thứ phát và tắc động mạch tái phát sau mổ.
  • Tạo hình động mạch bằng siêu âm qua nội soi lòng mạch dùng năng lượng siêu âm để phá huỷ mảng xơ vữa và huyết khối trong lòng động mạch qua 1 dây dẫn luồn vào động mạch dưới sự hướng dẫn của nội soi trong lòng động mạch.

3.3 Điều trị ngoại khoa

Việc chọn lựa phương pháp phụ thuộc vào mức độ tổn thương mô do tắc động mạch, tình trạng tổn thương của hệ thống động mạch và nguyên nhân tắc động mạch cấp tính ở chi. Các phương pháp bao gồm:

  • Lấy khối tắc mạch bằng ống thông Fogarty: Đây chính là phương rất đơn giản nhưng hiệu quả, được áp dụng trong trường hợp tắc động mạch cấp tính chưa có hoại tử chi.
  • Phẫu thuật bóc lớp trong động mạch: Áp dụng sau khi lấy bỏ khối tắc mạch cho những bệnh nhân tắc động mạch cấp tính ở chi có xơ vữa động mạch.
  • Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch: Phẫu thuật này sẽ được chỉ định trong trường hợp huyết tắc động mạch trên cơ thể của người bệnh có tổn thương xơ vữa động mạch một đoạn dài trên 10cm, trong trường hợp có tổn thương mô mềm kèm theo có nhiều nguy cơ nhiễm trùng cao.
  • Phẫu thuật cắt bỏ đoạn động mạch bị tổn thương: Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị huyết tắc động mạch cấp tính do chấn thương.
  • Phẫu thuật cắt cụt chi. Được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị tắc động mạch cấp tính ở chi đã có hoại tử chi.
Bệnh tắc động mạch cấp tính ở chi
Thuốc tiêu sợi huyết làm tan huyết khối trong tắc động mạch do cục máu đông

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây