1

Bệnh đái tháo đường: Kế hoạch ăn uống lành mạnh - Bệnh viện 108

Nhóm tinh bột:

 

  • Người bệnh đái tháo đường nên dựa vào chỉ số đường huyết để lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là nhóm tinh bột. 
  • Phương pháp này xếp loại thực phẩm có chứa carbohydrate dựa trên tác dụng của chúng đối với mức đường huyết. 
  • Theo đó, người bệnh nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình để sử dụng (GI≤55), ví dụ ở bảng bên. Để cụ thể hơn, người bệnh nên trực tiếp gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể hơn.

Thực phẩm giàu chất xơ:

  • Chất xơ hỗ trợ cơ thể tiêu hóa, điều tiết hấp thu đường từ thức ăn vào máu, từ đó giúp kiểm soát đường huyết. 
  • Thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người bệnh đái tháo đường nên được cung cấp từ các loại rau củ và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Viện Dinh dưỡng Việt Nam khuyến nghị nên ăn ít nhất 400g rau xanh/ngày:

Nhóm chất đạm:

  • Người bệnh đái tháo đường nên chọn ăn cá, thịt nạc, nhóm đậu đỗ, thịt da cầm bỏ da… nhưng với lượng vừa phải, chiếm 15 – 20% năng lượng khẩu phần hàng ngày để tránh biến chứng thận sau này.

Nhóm chất béo:

  • Dầu thực vật được ưu tiên dùng ở người bệnh đái tháo đường: dầu đậu nành, dầu vừng, dầu oliu và xen kẽ các bữa dầu cá.

Các thực phẩm cần tránh:

  • Thực phẩm có hàm lượng đường cao: gạo trắng, bánh mì, miến, khoai củ nướng, hoa quả sấy khô…
  • Tránh các sản phẩm sữa giàu chất béo, và protein động vật như bơ, thịt bò, xúc xích và thịt xông khói
  • Tránh chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong đồ ăn nhẹ chế biến sẵn, đồ hộp, đồ nướng, quay, chiên, rán.
  • Nguồn cholesterol bao gồm các sản phẩm từ sữa giàu chất béo và protein động vật giàu chất béo:
  • Mục tiêu cho ít hơn 2.3g natri mỗi ngày. 

Nguyên tắc ăn uống:

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, ăn rau trước khi ăn cơm và các thức ăn khác để tránh tình trạng đường huyết tăng hoặc giảm đột ngột.
  • Ăn uống điều độ, đúng các khung giờ cố định dựa vào tác dụng của thuốc kiểm soát đường huyết đang sử dụng, tránh, nằm, ngồi một chỗ sau ăn.
  • Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều thành phần và khối lượng các bữa ăn hàng ngày mà phải thay đổi theo lộ trình, tránh việc hạ đường huyết đột ngột.
  • Món ăn phải được chế biến luộc, hấp, hạn chế xào, rán, nướng, quay…
  • Duy trì vận động với mức độ và thời gian phù hợp với tình trạng sức khỏe,
  • Tỷ lệ các nhóm thực phẩm có thể ước tính theo phương pháp tấm

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Uống cà phê như thế nào cho lành mạnh tốt cho sức khỏe?
Uống cà phê như thế nào cho lành mạnh tốt cho sức khỏe?

Thường xuyên uống cà phê mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, thức uống này có thể gây hại nếu uống quá nhiều hoặc thêm những thành phần không lành mạnh vào cà phê.

Tác dụng của cà phê đối với bệnh tiểu đường
Tác dụng của cà phê đối với bệnh tiểu đường

Mặc dù cà phê có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ tiểu đường cho những người chưa mắc nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức uống này có thể gây nguy hiểm cho những người đã bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Mối liên hệ giữa vitamin D và bệnh tiểu đường tuýp 2
Mối liên hệ giữa vitamin D và bệnh tiểu đường tuýp 2

Các nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa nồng độ vitamin D và mức insulin.

Uống dầu cá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Uống dầu cá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Một nghiên cứu lâm sàng gần đây cho thấy rằng uống dầu cá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và vitamin D làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong do ung thư.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây