1

Bệnh cơ tim takotsubo: Triệu chứng, chẩn đoán, cách điều trị

Hầu hết những người mắc hội chứng trái tim tan vỡ phục hồi trong vòng vài ngày hoặc vài tuần nếu được phát hiện và điều trị sớm. Không có tổn thương vĩnh viễn cho cơ tim và có nguy cơ tái phát thấp.

1. Hội chứng trái tim tan vỡ là gì?

Bệnh được Sato báo cáo lần đầu với 5 bệnh nhân tại Nhật Bản năm 1990 [5] với ý nghĩa là cái bẫy bắt bạch tuộc (Japanese octopus trap), còn được gọi là bệnh Takotsubo và báo cáo lần đầu tại Mỹ năm 1998.

Từ đó, số lượng các báo cáo không ngừng gia tăng, hội chứng trái tim tan vỡ là một nhóm các triệu chứng tương tự như các cơn đau tim, xảy ra để đáp ứng với căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần.

Hầu hết những người bị hội chứng trái tim tan vỡ đều nghĩ rằng họ đang bị cơn đau tim vì các triệu chứng, như khó thở và đau ngực, giống nhau ở cả hai trường hợp. Tuy nhiên, những người mắc hội chứng trái tim tan vỡ không bị tắc nghẽn động mạch vành và thường hồi phục nhanh. Hội chứng trái tim tan vỡ còn được gọi là bệnh cơ tim do căng thẳng gây ra, căng thẳng làm rối loạn chức năng hoặc suy chức năng co bóp của cơ tim.

Bệnh cơ tim takotsubo: Triệu chứng, chẩn đoán, cách điều trị
Figure 1. (A) Mỏm tim trái dãn rộng, phình lên giống chiếc bình trong bệnh Takotsubo so với (B) là bình thường

2. Hội chứng trái tim tan vỡ có phổ biến không?

Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia, ước tính 1,2 triệu người ở Hoa Kỳ trong năm 2007 bị nhồi máu cơ tim (tắc mạch máu nuôi tim). Trong khi đó khoảng 1 phần trăm của con số ước tính này, là 12.000 người bị hội chứng trái tim tan vỡ.

Ai bị ảnh hưởng bởi hội chứng trái tim tan vỡ?

Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới, chiếm 90% số trường hợp chẩn đoán, đặc biệt là phụ nữ châu Á và hoặc phụ nữ da trắng ở tuổi mãn kinh. Thông thường trước đây hoàn toàn khỏe mạnh, không có tiền căn bệnh lý tim mạch.

3. Nguyên nhân gây ra hội chứng trái tim tan vỡ?

Nguyên nhân của hội chứng trái tim tan vỡ vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Bệnh thường xảy ra sau các căng thẳng về cảm xúc (như cái chết của người thân, ly hôn, sợ hãi, cuộc hội ngộ bất ngờ, chiến thắng xổ số lớn) hoặc thực thể (cơn hen suyễn cấp, gắng sức thể lực quá mức, hậu phẫu).

Phản ứng của con người với các sự kiện như vậy gây ra sự giải phóng hormone gây căng thẳng (catecholamine) làm giảm tạm thời hoạt động co bóp của cơ tim, hoặc làm tim co bóp quá mạnh, dữ dội thay vì theo mô hình ổn định. Trong mô tả bệnh Takotsubo cổ điển, đặc điểm đặc trưng là phình tạm thời vùng mỏm tim và giảm co bóp

4. Các triệu chứng của hội chứng trái tim tan vỡ là gì?

Các triệu chứng có thể xảy ra trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau một kích thích căng thẳng, và tương tự như các cơn đau tim. Cần phải đến cấp cứu kịp thời. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau thắt ngực (đau ngực đột ngột, dữ dội): phần lớn bệnh nhân nhập viện có đau ngực (70% - 90%)
  • Hụt hơi
  • Chứng loạn nhịp tim (nhịp đập không đều của tim)
Bệnh cơ tim takotsubo: Triệu chứng, chẩn đoán, cách điều trị
Đau thắt ngực là triệu chứng của bệnh trái tim tan vỡ
  • Sốc tim (tim không có khả năng bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tác động của hormone gây choáng váng các tế bào của tim, gây rối loạn chức năng, nhưng tác động này thường không kéo dài, thường vài ngày đến vài tuần
  • Ngất xỉu
  • Huyết áp thấp
  • Suy tim

5. Làm thế nào được chẩn đoán hội chứng trái tim tan vỡ?

  • Hỏi bệnh sử: đau ngực hoặc khó thở sau khi căng thẳng cảm xúc hoặc thực thể nghiệm trọng
  • Điện tâm đồ: bất thường
  • Chụp động mạch vành: không thấy tắc nghẽn mạch vành tim
  • Siêu âm tim: có hình ảnh vùng mỏm và vùng giữa thất trái vô động hoặc phình, giảm co bóp
  • MRI tim trong các bệnh cảnh phức tạp
  • Chụp buồng thất (để đánh giá kích thước và sức co bóp hiệu của các buồng tim)

Dựa trên kết quả xét nghiệm, một số manh mối giúp phân biệt hội chứng trái tim tan vỡ với cơn đau tim:

  • Các triệu chứng của hội chứng trái tim tan vỡ xuất hiện đột ngột, sau một sự kiện căng thẳng.
  • Điện tâm đồ sẽ cho thấy hoạt động điện tim không bình thường nhưng không giống với những thay đổi được thấy trong cơn đau tim.
  • Các động mạch vành nuôi tim không bị tắc nghẽn. Tâm thất trái (phần phía mỏm của tim) cho thấy sự dãn rộng và co bóp bất thường.
  • Xét nghiệm men tim thường cao hơn bình thường, nhưng không cao như trong cơn nhồi máu cơ tim cấp.

6. Hội chứng trái tim tan vỡ được điều trị như thế nào?

Ban đầu, các triệu chứng của hội chứng trái tim tan vỡ sẽ được điều trị giống như các cơn đau tim. Sau khi chẩn đoán được thực hiện, hội chứng trái tim tan vỡ được điều trị bằng các loại thuốc như thuốc ức chế men chuyển để hạ huyết áp, thuốc chẹn beta để làm chậm nhịp tim, thuốc lợi tiểu để thải nước, và thuốc chống lo âu để kiểm soát căng thẳng.

Các phương pháp điều trị như nong mạch vành, đặt stent và phẫu thuật được sử dụng để điều trị cơn đau tim, nhưng KHÔNG được sử dụng trong các trường hợp hội chứng trái tim bị vỡ vì trường hợp này mạch máu nuôi tim không bị tắc nghẽn.

Bệnh cơ tim takotsubo: Triệu chứng, chẩn đoán, cách điều trị
Điều trị bệnh trái tim tan vỡ bằng nhiều loại thuốc kết hợp với nhau

7. Các biến chứng liên quan đến hội chứng trái tim tan vỡ là gì?

Đôi khi có thể gặp các biến chứng như: suy tim, rối loạn nhịp tim, phù phổi cấp, choáng tụt huyết áp, ngất.

8. Hội chứng trái tim tan vỡ có thể được ngăn chặn?

Không có phương pháp điều trị nào có thể ngăn ngừa hội chứng trái tim tan vỡ nhưng học cách kiểm soát căng thẳng, thư giãn, giải quyết vấn đề có thể hữu ích trong việc cải thiện cả sức khỏe tâm lý và thể chất. Kiểm soát căng thẳng cũng có thể được cải thiện với các bài tập thể dục và thuốc chống lo âu.

9. Tiên lượng cho bệnh nhân mắc hội chứng trái tim tan vỡ là gì?

Mặc dù hội chứng trái tim tan vỡ đôi khi có thể gây tử vong, hầu hết mọi người đều hồi phục trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Không có tổn thương vĩnh viễn cho cơ tim và có nguy cơ tái phát thấp (không quá 10% trường hợp). So sánh với thời gian hồi phục sau cơn đau tim có thể là một tháng hoặc hơn.

Bác sĩ có thể đề nghị siêu âm tim theo dõi khoảng 4 đến 6 tuần sau khi xuất viện, tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 694 Lượt xem
GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI 02:24
GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI
 
 3 năm trước
 645 Lượt xem
Tin liên quan
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Chẩn đoán mức cholesterol cao

Mọi người trên 20 tuổi nên đo mức cholesterol mỗi 5 năm một lần.

Cholesterol cao: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Các Phòng Ngừa
Cholesterol cao: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Các Phòng Ngừa

Khi lượng Cholesterol tăng lên quá cao, chúng sẽ bắt đầu tích tụ trên thành động mạch tạo nên các mảng bám cholesterol, làm lòng động mạch bị thu hẹp gây cản trở sự lưu thông máu và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây