Bé 9 tháng tuổi vẫn chưa mọc răng
1. Trình tự mọc răng của bé
Trình tự mọc răng này không phải đúng với bất cứ đứa trẻ nào, có bé mọc sớm có bé mọc muộn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như việc bổ sung canxi cho trẻ trong quá trình mang thai có đủ hay không.
Trong quy trình mọc răng của trẻ, chiếc răng hàm đầu tiên thường sẽ mọc trong khoảng thời gian từ 13 tháng - 19 tháng đối với hàm trên và trong khoảng 14 tháng - 18 tháng đối với răng hàm dưới. Trẻ mọc răng hàm thứ 2 trong khoảng 25 - 33 tháng tuổi đối với hàm trên và 23 - 31 tháng tuổi đối với răng hàm dưới.
Răng hàm của bé là răng hàm sữa vì vậy chiếc răng này sẽ tồn tại cùng với quá trình lớn lên của trẻ đến năm 6 tuổi. Sau 6 tuổi răng hàm cũng như răng sữa sẽ bắt đầu rụng dần và chuyển sang giai đoạn thay răng vĩnh viễn.
2. Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không?
Khi trẻ 6 tháng, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng, còn nếu trẻ 9 tháng tuổi chưa mọc răng thì là mọc răng chậm
Chuyện mọc răng sữa sớm hay muộn của trẻ tùy thuộc nhiều yếu tố, trong đó ngoài cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết còn cần cho bé tập nhai thức ăn thô để kích thích nướu răng và vấn đề di truyền. Nhưng nếu mọc răng quá muộn thì bạn có thể cho bé đến khám răng xem bé có bất thường gì không.
Trường hợp bé vẫn ăn ngủ ngoan và chơi bình thường, bạn có thể hỏi xem trước đây, bạn và bố của bé cũng như các thành viên trong gia đình có bị mọc răng chậm không. Nếu gia đình có yếu tố mọc răng chậm thì có thể bé cũng bị chậm mọc răng.
3. Chế độ dinh dưỡng đối với trẻ mọc răng chậm
Bạn nên bổ sung các loại sữa giàu Canxi và vitamin D cho bé đồng thời thường xuyên cho bé tắm nắng để tổng hợp vitamin D làm cho quá trình hấp thu canxi tốt hơn.
Về chế độ ăn, khi bé phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng thay đổi. Sẽ đến giai đoạn sữa mẹ không đủ thỏa mãn bé. Giai đoạn này thường đến khi bé khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi. Đây chính là thời điểm nhiều em bé sẵn sàng cho việc ăn dặm. Không có một quy tắc nhanh chóng và dễ dàng nào khi bắt đầu việc cho ăn dặm, nhưng tốt hơn cả là bắt đầu một cách từ từ. Bạn hãy thử bắt đầu bằng một bữa ăn dặm trong một ngày để xem mọi việc thế nào.
Dần dần chuyển sang ăn hai hoặc ba bữa ăn dặm một ngày. Bạn có thể thấy rằng bé càng ăn nhiều thức ăn dặm, bé càng bú ít sữa. Tuy nhiên, sữa vẫn rất quan trọng và nó vẫn nên tiếp tục là một phần trong chế độ ăn của bé cho đến khi bé ít nhất là 12 tháng tuổi.
Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.
Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.
Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.
Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.
Trẻ 10 tháng tuổi chưa mọc răng có bất thường không?
Em sinh bé lúc 36 tuần, bé nặng 2,4kg. Hiện tại bé được 10 tháng rồi và nặng 7kg ạ. Bé bò rất nhanh, đã đứng vững và có thể đi được khoảng 2 bước. Bé bú sữa mẹ và cả sữa công thức, ngày được 400ml, cộng thêm 3 bữa ăn dặm, mỗi bữa được nữa chén, có hôm 1 chén. Ban ngày bé ngủ khoảng 4 tiếng, ban đêm từ 9h tối đến 6h sáng, nhưng cứ 2-3h lại ọ ẹ dậy đòi ti mẹ rồi mới ngủ tiếp. Bây giờ bé 10 tháng rồi mà vẫn chưa mọc cái răng nào, như vậy có bất thường không ạ? Bé có đi xét nghiệm máu, các chỉ số khác đều bình thường, tuy nhiên có vài chỉ số bị cao hoặc thấp quá, đó là: ALT 23.16; AST 47; Creatinin 38.9; Ure 4.3 %LYMPH 63.0; %NEUT 20.7; PLT 507. Em không đến lấy trực tiếp được nên không được tư vấn. Các chỉ số trên có bình thường không ạ? Em muốn bổ sung canxi và vitamin D cho bé thì bổ sung như thế nào?
- 1 trả lời
- 794 lượt xem
Trẻ 28 tháng tuổi đã mọc 10 răng trên, 8 răng dưới nhưng 2 răng cửa dưới vẫn chưa mọc là bị làm sao?
Hiện bé nhà em đang được 28 tháng. Bé nặng 14kg và đã mọc 10 răng trên, 8 răng dưới. Nhưng có điều lạ lùng là 2 răng cửa dưới của bé vẫn chưa mọc ạ. Trong khi đó em thấy các bé khác thì 2 răng này là mọc đầu tiên. Em có cho bé đi khám bệnh viện Nhi Đồng nhưng bác sĩ nói phải chờ bé được 4-5 tuổi mới biết được. Bé nhà em như thế là bị làm sao ạ?
- 1 trả lời
- 732 lượt xem
Trẻ 1 tháng tuổi vẫn chưa hết vàng da thì phải làm gì?
Bé nhà em sinh thường lúc mẹ 39 tuần 6 ngày. Bé nặng 3,2kg. Tháng đầu tiên bé tăng lên 1kg. Em cho bé bú mẹ kết hợp cả sữa công thức vì sữa mẹ rất ít. Bé ăn, ngủ bình thường, đi ị phân vàng đẹp. Tuy nhiên, bé nhà em bị vàng da. Giờ bé được 1 tháng tuổi rồi mà vẫn chưa hết vàng. Em có cho bé đi xét nghiệm máu thì cho kết quả như sau: chỉ số bilirubin toàn phần là 16.64 mg/dl, bilirubin D là 0.72 mg/dl. Kết quả trên là bé bị vàng da thể nhẹ hay nặng ạ? Mọi xét nghiệm sàng lọc sau sinh khác của bé đều bình thường. Bác sĩ có kê cho bé uống mỗi ngày 1 giọt sterogyl. Hiện giờ bé chưa hết vàng nên em rất lo.
- 1 trả lời
- 507 lượt xem
Bé 4 tháng tuổi chưa biết lật có bình thường không?
Hiện tại bé nhà em đã được 4 tháng tuổi rồi. Rất nhiều bé khác đã biết lật, nhưng bé nhà em vẫn chưa biết lật thì có bị làm sao không ạ?
- 1 trả lời
- 1692 lượt xem
Da tay, chân của trẻ 5 tháng tuổi có mụn đỏ, ngứa và chứa nước là bị làm sao?
Bé nhà em đang được 5 tháng tuổi. Gần đây không hiểu sao trên da tay và da chân của bé có rất nhiều mụn đỏ, ngứa và có cả nước. Mụn sờ vào thấy cứng cứng, sau một thời gian thì tự lặn rồi mụn khác lại mọc lên. Mụn chỉ mọc ở da tay, chân chứ không mọc ở mông, lòng bàn tay, chân. Bé cũng không sốt và ăn ngủ bình thường ạ. Bé nhà em như vậy là bị làm sao, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1258 lượt xem
Để giúp bạn chuẩn bị cho chuyến thăm khám bác sĩ khi bé được 2 tháng tuổi, chúng tôi cung cấp dưới đây những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi và bạn sẽ muốn viết ra câu trả lời trước.
Trước khi cho bé 6 tháng tuổi đi khám bác sĩ, cha mẹ cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những câu hỏi có thể bác sĩ sẽ hỏi và bạn có thể chuẩn bị sẵn câu trả lời từ ở nhà.
Tình trạng cảm lạnh của con dường như trở nên tồi tệ hơn chứ chẳng khá lên gì. Điều gì đang xảy ra? Nếu tình trạng ngạt mũi không biến mất, trẻ có thể bị nhiễm trùng xoang hoặc viêm xoang.
Tyeese Gaines, một bác sĩ phòng cấp cứu tại New Jersey nói: "Chỉ có nhiệt kế trực tràng mới đo chính xác được nhiệt độ cơ thể. Các chỉ số nhiệt kế đo ở bụng, trán và thậm chí cả ở tai cũng gần như không chính xác."
Trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần lưu ý rất nhiều điều, để giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất. Dưới đây là 5 điều quan trọng, cha mẹ cần phải ghi nhớ khi chăm sóc bé.