1

Bạn hỏi, Bác sĩ trả lời - Đái tháo đường thai kỳ - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Chào Bác sĩ, hiện nay là tuần 29 em mang thai. Em khám thai được chỉ định đo đường huyết, lần đầu đo đường huyết là 158. Bác sĩ bảo đường huyết em cao nên 3 ngày sau nhịn đói tái khám và kết quả là 97. Sau đó uống đường, 1 tiếng sau đo là 175, 1 tiếng sau đó nữa đo là 137, Bác sĩ kết luận em bị đái tháo đường thai kỳ và dặn dò điều chỉnh lại ăn uống, 10 ngày sau tái khám. Xin Bác sĩ cho em biết tình trạng của em có nặng không và có ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến thai nhi không ạ? Em xin cám ơn Bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn,

Đầu tiên, bạn cần biết về tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ. Hiện nay, ở Việt Nam chúng ta áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán dựa theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA 2016) cụ thể như sau:

Thai phụ sẽ được tiến hành một bước chẩn đoán bằng nghiệm pháp dung nạp Glucose uống 75 g Glucose, đo đường huyết tại 3 thời điểm - khi đói (nhịn qua đêm: 8 tiếng), 1h và 2h sau uống glucose.

Chẩn đoán ĐTĐ nếu có ít nhất 1 giá trị bất thường, nghĩa là lớn hơn 5,1 mmol/l (~ 92 mg/dL) khi đói; 10,0 mmol/l (~ 180 mg/dL) sau 1h và 8,5 mmol/l (~ 153 mg/dL) sau 2h.

Hiện tại bạn có 1 chỉ số vượt ngưỡng là đường huyết khi đói (97 mg/dl), nên kết luận bị ĐTĐ thai kỳ là đúng. Tuy nhiên, bạn không quá lo lắng về tình trạng đường huyết của mình. Bởi đường huyết đói của bạn chỉ tăng nhẹ, khoảng 70 % ĐTĐ thai kỳ chỉ cần điều chỉnh bằng chế độ ăn uống hợp lý, vận động và tập thể dục đúng cách.

Việc điều chỉnh chế độ ăn ngay từ thời điểm này là điều cần thiết. Bạn nên hạn chế các thức ăn, nước uống chứa nhiều đường đơn (hấp thu nhanh) như nước ngọt, bánh kẹo, sữa đặc.. giảm tinh bột, ăn giảm mỡ, tăng cường rau xanh, chất đạm, chất xơ và vitamin, calcium, sắt. Cần chia làm nhiều bữa ăn trong ngày (5- 6 bữa), tránh tình trạng ăn quá no hay quá đói. Tập luyện thể dục như đi bộ 15 – 30p mỗi ngày hoặc những bài tập chuyên biệt cho bà mẹ mang thai; luyện tập vừa phải, thường xuyên theo nhu cầu cá nhân; tăng cân vừa đủ, không tăng cân quá nhiều. 

Kiểm soát đường huyết chặt chẽ. Thử đường huyết thường xuyên, thử đường có thể cả lúc đói lẫn sau ăn 1 giờ (sáng, trưa và tối) và trước đi ngủ. ĐTĐ ở phụ nữa mang thai và ĐTĐ thai kỳ dẫn đến nhiều nguy cơ cho thai nhi như dị tật bẩm sinh, thai to, kém phát triển trí tuệ, đa ối, xảy thai, chết lưu….

Nếu sau một thời gian điều chỉnh, luyện tập và theo dõi định kỳ, đường huyết của bạn được kiểm soát tốt thì bạn hoàn toàn an tâm về sức khỏe của bạn và thai nhi. 

Điều bạn cần làm bây giờ là tuân thủ đúng lời khuyên của Bác sĩ, không nên lo lắng, phải giữ tinh thần thoải mái để mẹ và bé có sức khỏe tốt nhất.

Chúc bạn và thai nhi khỏe mạnh!

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Mẹ thai IVF, tiểu đường thai kỳ? Không vấn đề gì vì đã có bác sĩ lo! Mẹ thai IVF, tiểu đường thai kỳ? Không vấn đề gì vì đã có bác sĩ lo! 01:38
Mẹ thai IVF, tiểu đường thai kỳ? Không vấn đề gì vì đã có bác sĩ lo!
Mẹ luôn yên tâm, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm luôn đồng hành cùng gia đình trên hành trình đón bé yêu chào...
 3 năm trước
 891 Lượt xem
Tin liên quan
Tiểu đường thai kỳ: những điều bạn nên biết
Tiểu đường thai kỳ: những điều bạn nên biết

Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và bé trong khi mang thai và khi sinh nở.

Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ
Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ

Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể mà em bé cần. Và khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, có những lợi ích bổ sung liên quan đến việc cho con bú.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào?
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Chỉ số đường huyết cao trong suốt thai kỳ và quá trình chuyển dạ làm tăng nguy cơ em bé bị hạ đường huyết sau khi sinh và trẻ sinh ra quá to.

Tiểu đường thai kỳ: Những hệ lụy lâu dài
Tiểu đường thai kỳ: Những hệ lụy lâu dài

Đôi khi bệnh tiểu đường thai kỳ không biến mất sau khi sinh. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải lưu ý đến chế độ ăn kiêng như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết cụ thể sau đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây