1

Cập nhật chẩn đoán và phân loại đái tháo đường thai kỳ - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Sau đây là nội dung chính của khuyến cáo về tăng đường huyết thai kỳ vừa được cập nhật vào tháng 03/2010: Khuyến cáo đặc biệt này giúp chẩn đoán và phân biệt các cấp độ tăng đường huyết, bao gồm:

1. Vào tam cá nguyệt thứ nhất: cho các thai phụ nguy cơ cao

  • Vào lần khám thai đầu tiên, chỉ những thai phụ có nguy cơ cao mới cần thử đường huyết đói, HbA1c hoặc thử đường huyết bất kỳ dựa vào số liệu dịch tể các rối loạn đường huyết theo tuổi của từng địa phương.
  • Ngưỡng chẩn đoán đái tháo đường thực sự trong thai kỳ cũng tương tự tiêu chí mới chẩn đoán đái tháo đường của ADA năm nay, nghĩa là FPG ≥ 126mg/dL, HbA1c ≥ 6.5% hoặc đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dL càng chắc chắn.
  • Nếu đã đủ tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường thực sự, việc điều trị và theo dõi cũng tương tự bệnh nhân đã có đái tháo đường từ trước.
  • Nếu FPG từ 92-125mg/dL: chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
  • Nếu FPG < 92mg/dL à cần làm nghiệm pháp dung nạp glucose (75g-OGTT) vào tuần thứ 24-28 của thai kỳ.

Những thai phụ có nguy cơ cao:

  • Thai phụ > 25 tuổi
  • Quá cân hoặc béo phì
  • Tiền căn gia đình đái tháo đường (trực hệ)
  • Tiền căn sanh con > 4kg hoặc được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ lần trước
  • Buồng trứng đa nang
  • Đã được chẩn đoán rối loạn dung nạp hoặc rối loạn đường huyết đói.

2. Vào tuần thứ 24-28 của thai kỳ: chỉ định cho tất cả thai phụ có FPG trước đó < 92mg/dL

  • Để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ vào tuần 24-28, thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose, bằng cách cho bệnh nhân nhịn đói nguyên đêm, sáng hôm sau thử một mẫu đường huyết đói và một mẫu đường huyết 2 giờ sau khi uống 75g Glucose.
  • Đái tháo đường rõ nếu FPG ≥ 126mg/dL.
  • Đái tháo đường thai kỳ nếu: ít nhất một mẫu đường huyết đói từ 92-125mg/dL, đường huyết 1 giờ sau uống 75g glucose  ≥ 180mg/dL và hoặc đường huyết 2 giờ sau uống 75g glucose ≥ 153mg/dL
  • Nghiệm pháp bình thường nếu đường huyết sau uống 75g dưới ngưỡng chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
  • Thiếu chứng cứ trong việc chỉ định rộng rãi nghiệm pháp dung nạp glucose trong chẩn đoán và điều trị đái tháo đường thai kỳ trước tuần 24-28.
  • Mọi thai phụ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ hoặc đái tháo đường thực sự trong suốt thai kỳ nên được theo dõi đường huyết tiếp tục sau sanh.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Mẹ thai IVF, tiểu đường thai kỳ? Không vấn đề gì vì đã có bác sĩ lo! Mẹ thai IVF, tiểu đường thai kỳ? Không vấn đề gì vì đã có bác sĩ lo! 01:38
Mẹ thai IVF, tiểu đường thai kỳ? Không vấn đề gì vì đã có bác sĩ lo!
Mẹ luôn yên tâm, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm luôn đồng hành cùng gia đình trên hành trình đón bé yêu chào...
 3 năm trước
 889 Lượt xem
Tin liên quan
Tiểu đường thai kỳ: những điều bạn nên biết
Tiểu đường thai kỳ: những điều bạn nên biết

Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và bé trong khi mang thai và khi sinh nở.

Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ
Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ

Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể mà em bé cần. Và khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, có những lợi ích bổ sung liên quan đến việc cho con bú.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào?
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Chỉ số đường huyết cao trong suốt thai kỳ và quá trình chuyển dạ làm tăng nguy cơ em bé bị hạ đường huyết sau khi sinh và trẻ sinh ra quá to.

Tiểu đường thai kỳ: Những hệ lụy lâu dài
Tiểu đường thai kỳ: Những hệ lụy lâu dài

Đôi khi bệnh tiểu đường thai kỳ không biến mất sau khi sinh. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải lưu ý đến chế độ ăn kiêng như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết cụ thể sau đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây