[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Chăm sóc âm đạo để bảo vệ sức khỏe cho thai nhi - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Câu hỏi:
Chào bác sĩ, tôi đang mang thai được hơn 28 tuần nhưng gần đây, âm đạo lại hay đau rát, ngứa, khi đi tiểu thường bị đau buốt. Không biết những biểu hiện này có ảnh hưởng đến thai nhi và quá trình mang bầu hay không ạ?
Trả lời:
Việc chăm sóc cơ thể người mẹ trong quá trình mang thai là cực kỳ quan trọng, vì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn là sức khỏe của thai nhi và khả năng sinh nở sau này.
Theo những dấu hiệu bạn mô tả thì rất có thể bạn đã bị viêm âm đạo. Những dấu hiệu thường thấy khi bị viêm âm đạo như đau và ngứa ở âm đạo, tấy đỏ và sưng môi âm đạo, chất nhờn hơi trắng vàng và có mùi, cảm thấy đau khi quan hệ, khi đi tiểu bị đau rát. Nếu để tình trạng viêm âm đạo nặng có thể gây ra tình trạng sinh non ở sản phụ, nặng hơn nữa có thể làm thai nhi tử vong từ trong tử cung.
Bé sơ sinh của người mẹ bị viêm âm đạo do nấm, khi sinh nếu áp dụng phương pháp sinh thường, thai nhi đi ngang qua âm đạo, có thể bị dính nấm vào niêm mạc miệng gây viêm niêm mạc miệng hoặc viêm da do nấm. Nếu bé đã bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc sanh non tháng, đề kháng yếu, có thể gây viêm phổi do nấm, tuy nhiên trường hợp này cũng khá ít gặp.
Để ngăn ngừa bị viêm âm đạo khi mang thai, mẹ bầu:
- Không nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày.
- Rửa vùng kín 2-3 lần mỗi ngày với nước ấm.
- Thay đồ lót mỗi ngày, giặt đồ lót cẩn thận và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Thường xuyên đi bộ, vận động, vì ngồi hoặc nằm quá lâu có thể làm tăng sinh nhiệt ở vùng kín, dễ sản sinh vi khuẩn.
- Mặc đồ lót rộng rãi bằng chất liệu cotton.
- Hạn chế ăn thức ăn ngọt, không ăn cay, ăn nhiều trái cây tươi, rau quả và thực phẩm giàu đạm.
- Ăn thêm sữa chua để tăng lượng men vi sinh, giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan.
- Nếu vùng kín ngứa ngáy hoặc tiết dịch bất thường, mẹ bầu nên thăm khám để được tư vấn và điều trị kip thời.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Khi nào nên đi Bệnh viện khám thai lần đầu?
Ngày đầu của kỳ kinh cuối của em là 15/4. Chu kỳ kinh 30 ngày. Ngày 17/5, em thử que thấy lên 2 vạch. Vậy, khi nào thì em nên đi khám thai ở Bệnh viện ạ?
- 1 trả lời
- 161 lượt xem
Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?
- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 561 lượt xem
Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?
- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 342 lượt xem
Làm gì để có cơ thể khỏe mạnh, cân đối khi mang thai
Thưa bác sĩ, để có một cơ thể khỏe khoắn, cân đối, sung sức trong suốt thai kỳ, tôi cần lưu ý những điều gì ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 344 lượt xem
Uống ngày 1 viên acid folic 5mg từ khi thai 2 tháng có ảnh hưởng gì không?
Trước lúc mang thai 2 tháng em có uống viên này. Mỗi ngày 1 viên. Không biết có ảnh hưởng tới thai không hả bác sĩ? Em cảm ơn
- 0 trả lời
- 486 lượt xem







May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác