1

Ảnh hưởng của Suy thận đến sức khoẻ - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bác sĩ cho tôi hỏi phụ nữ 60 tuổi bị suy thận cấp độ 3 thì có nguy hiểm không? Từ khi suy thận thì huyết áp bị tăng, vậy bác sĩ cho hỏi đó có phải do suy thận làm ảnh hưởng không?  nếu điều trị thì sống được bao lâu? (N.V.M)

Trả lời: Chào bạn, Bệnh nhân suy thận là khi khả năng lọc máu của tiểu cầu thận bị rối loạn hoặc ngưng hoạt động. Suy thận có thể là cấp tính hoặc mãn tính.

Suy thận cấp tính: xảy ra rất nhanh do choáng, huyết áp đột nhiên xuống rất thấp khi cơ thể bị chấn thương nặng, do biến chứng của phẫu thuật, nhiễm khuẩn huyết.... Suy thận cấp là bệnh lý cấp tính cần điều trị khẩn cấp, đây là một tình trạng rất nghiêm trọng dễ nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân cần được điều trị liên tục tại bệnh viện.

Suy thận mạn: khả năng lọc máu của thận giảm từ từ. Khi khả năng lọc của thận chỉ còn từ 5 tới 10% thì thận đi vào giai đoạn cuối và cần phải lọc thận nhân tạo hoặc ghép thận. Bệnh  thận mạn có thể ảnh hưởng đến tim mạch gây cao huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim; đến thần kinh; đến mắt ; tiêu hoá gây chán ăn, buồn nôn, nôn, viêm loét dạ dày...

Các giai đoạn của bệnh thận mãn tính: Các test chẩn đoán, đặc biệt là đo tốc độ lọc của cầu thận sẽ giúp xác định các giai đoạn của bệnh thận mãn tính.

  • Giai đoạn I: Đã có tổn thương ở thận nhưng tốc độ lọc của cầu thận vẫn ở mức bình thường trên 90.
  • Giai đoạn II: Tổn thương thận kèm giảm tốc độ lọc của cầu thận (60 - 89).
  • Giai đoạn III: Tốc độ lọc của cầu thận giảm trung bình (30 - 59).
  • Giai đoạn IV: Tốc độ lọc của cầu thận giảm nặng (15 - 29). Lúc này đã cần lựa chọn một phương pháp điều trị.
  • Giai đoạn V: Tốc độ lọc của cầu thận giảm dưới 15, thận không còn làm việc tốt để duy trì được sức khoẻ cho người bệnh và cần chạy thận nhân tạo hay ghép thận.

Thường sau khi bệnh nhân được cấp cứu ra khỏi giai đoạn cấp thì cần tìm nguyên nhân gây suy thận cấp, thường thấy là đợt cấp của suy thận mạn tính, cần phải theo dõi lâu dài, đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc điều trị, theo dõi bệnh là nhằm làm chậm diễn tiến bệnh và hạn chế xuất hiện biến chứng và rất khó để trả lời trực tiếp câu hỏi của bạn về thời gian sống của người bệnh.

Thân ái !

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Bệnh thận mạn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần?
Bệnh thận mạn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần?

Bệnh thận mạn và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ hai chiều. Bệnh thận mạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sức khỏe tinh thần cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh thận mạn.

Các giai đoạn của bệnh suy thận mạn
Các giai đoạn của bệnh suy thận mạn

Suy thận mạn gồm có 5 giai đoạn, bắt đầu từ tình trạng thận chỉ bị tổn thương nhẹ cho đến chức năng thận bị giảm nghiêm trọng, không còn đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Các phương pháp điều trị như dùng thuốc và lọc máu có thể ngăn suy thận mạn giai đoạn đầu tiến triển đến giai đoạn cuối.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường, trầm cảm và suy thận
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường, trầm cảm và suy thận

Bệnh tiểu đường, trầm cảm và suy thận là những bệnh lý riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ với nhau. Các bệnh lý này có thể xảy ra cùng lúc.

Mối liên hệ giữa bệnh đa u tủy và suy thận
Mối liên hệ giữa bệnh đa u tủy và suy thận

Suy thận là một biến chứng phổ biến của bệnh đa u tủy. Phát hiện và điều trị bệnh ngay từ sớm sẽ giúp giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng đến thận. Có nhiều phương pháp để ngăn ngừa và điều trị tổn thương thận do ung thư gây ra.

Mối liên hệ giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và suy thận mạn
Mối liên hệ giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và suy thận mạn

Các nghiên cứu đã phát hiện rằng những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có nguy cơ bị suy thận mạn cao hơn so với người không bị COPD.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây