Ăn uống ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn như thế nào?
1. Đường huyết là gì?
Đường trong máu, còn được gọi là glucose huyết, đến từ những thực phẩm mà bạn tiêu thụ hàng ngày. Cơ thể tạo ra đường trong máu bằng cách tiêu hóa một số loại thực phẩm thành glucose lưu thông trong máu. Đường trong máu được lưu trữ trong các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng sử dụng khi cần thiết.
Tuy nhiên quá nhiều đường trong máu có thể gây hại. Bệnh tiểu đường tuýp 2 đặc trưng bởi nồng độ đường máu cao hơn so với giới hạn bình thường. Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát chặt chẽ có thể dẫn đến các vấn đề về tim, thận, mắt và mạch máu.
Nếu biết được chế độ ăn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào, bạn có thể bảo vệ bản thân khỏi mắc bệnh tiểu đường. Còn đối với người đã bị tiểu đường, kiến thức về chế độ ăn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu càng trở nên quan trọng mà họ buộc phải nắm rõ.
2. Điều gì xảy ra khi bạn ăn?
Cơ thể sẽ nghiền nát mọi thứ bạn ăn và hấp thụ các dưỡng chất khác nhau có trong thức ăn. Những chất dinh dưỡng này bao gồm:
- Carbohydrate (đường, tinh bột và chất xơ);
- Protein (đạm);
- Chất béo;
- Vitamin và các khoáng chất bổ dưỡng khác.
Carbohydrate mà bạn tiêu thụ sẽ chuyển hóa thành glucose trong máu. Càng ăn nhiều carbohydrate, lượng đường cơ thể tiết ra càng cao. Nếu tiêu thụ carbohydrate ở dạng lỏng thì cơ thể sẽ hấp thụ nhanh hơn so với trong thực phẩm rắn. Vì vậy, một ly nước ngọt sẽ khiến lượng đường trong máu của bạn tăng nhanh hơn so với một miếng bánh pizza.
Chất xơ - một nhóm chất rất quan trọng đối với sức khỏe, cũng là một thành phần của carbohydrate nhưng không được chuyển thành đường. Nguyên nhân là do chất xơ không thể được tiêu hóa. Ngoài ra, protein, chất béo, nước, vitamin và khoáng chất sẽ không chứa carbohydrate - nhóm chất có tác động lớn nhất đến mức đường huyết.
3. Thực phẩm giàu carbohydrate
Các loại thực phẩm có nhiều carbohydrate chính là nguyên nhân lớn nhất tạo ra sự gia tăng đột biến lượng đường trong máu của bạn. Chúng có trong những món ăn như:
- Sản phẩm từ hạt trắng, ví dụ mì ống và gạo;
- Bánh quy;
- Bánh mì trắng;
- Các loại ngũ cốc chế biến;
- Đồ uống có đường.
Nếu chỉ cần theo dõi lượng carbohydrate nạp vào, bạn không nhất thiết phải tránh những thực phẩm trên. Thay vào đó, nên điều chỉnh khẩu phần ăn và thay thế bằng ngũ cốc nguyên hạt khi có thể.
Đối với bệnh nhân tiểu đường, bác sĩ sẽ đề nghị lượng carbohydrate mà họ được phép tiêu thụ cho mỗi bữa ăn chính và phụ. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để lập kế hoạch chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường.
4. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến đường huyết
4.1. Thói quen ăn uống
Chế độ ăn uống hợp lý cũng có khả năng hạn chế sự gia tăng đột biến lượng đường trong máu. Các bữa ăn hỗn hợp - bao gồm cả protein, chất béo và chất xơ, sẽ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate. Chúng sẽ hạn chế tình trạng đường máu cao quá mức sau bữa ăn.
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày cũng rất quan trọng. Cố gắng giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định bằng cách ăn sau mỗi 3 - 5 giờ. Ba bữa ăn chính bổ dưỡng mỗi ngày, cộng với một vài bữa ăn nhẹ lành mạnh, có thể giữ cho chỉ số glucose máu của bạn ổn định.
4.2. Tập thể dục
Tập thể dục có ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu vì glucose huyết được sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng. Khi bạn sử dụng cơ bắp, các tế bào sẽ hấp thụ đường từ máu để lấy năng lượng.
Tùy thuộc vào cường độ hoặc thời gian luyện tập, các hoạt động thể chất thậm chí có thể làm giảm mức đường huyết trong nhiều giờ ngay cả sau khi đã ngừng vận động.
Nếu tập thể dục thường xuyên, các tế bào trong cơ thể sẽ phản ứng tốt và nhạy cảm với insulin hơn. Điều này giúp lượng đường trong máu luôn trong phạm vi bình thường, từ đó tuyến tụy sẽ hoạt động tốt, không bị suy giảm chức năng vì glucose máu cao.
4.3. Insulin
Insulin - được tạo ra từ tuyến tụy, là một hormone quan trọng giúp điều chỉnh và kiểm soát lượng đường huyết bằng cách hỗ trợ các tế bào hấp thụ glucose từ máu.
Cơ thể của người bị tiểu đường tuýp 1 sẽ không tạo ra insulin. Do đó họ buộc phải tiêm insulin mỗi ngày.
Cơ thể của người bị tiểu đường tuýp 2 có sản xuất insulin, nhưng có thể không đủ hoặc bị sử dụng sai đúng cách. Các tế bào không có phản ứng với insulin, do đó nhiều đường sẽ lưu thông trong máu hơn.
4.4. Yếu tố khác
Nếu chế độ ăn kiêng và tập thể dục không đủ để quản lý lượng đường trong máu, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể được kê đơn thuốc để giữ chỉ số glucose huyết trong phạm vi an toàn.
Ngoài ra, sức khỏe, tuổi tác và thói quen sinh hoạt của bạn cũng góp phần vào việc giữ mức đường huyết phù hợp.
5. Kiểm tra lượng đường trong máu
Mặc vận động thể chất và chế độ ăn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu một cách trực tiếp, nhưng việc đo chỉ glucose huyết sẽ cho kết quả cụ thể nhất, giúp bạn điều chỉnh thói quen sinh hoạt phù hợp.
Một số người không cần kiểm tra lượng đường trong máu hàng ngày. Nếu bạn bị tiểu đường, tần suất kiểm tra mức đường huyết phụ thuộc vào kế hoạch điều trị của bạn. Vì vậy nên tiến hành đo đường theo lời khuyên của bác sĩ điều trị.
Thông thường mọi người thường thử đường vào:
- Buổi sáng;
- Trước và sau bữa ăn;
- Trước và sau khi tập thể dục;
- Trước khi đi ngủ;
- Khi cảm thấy không khỏe.
Máy đo đường huyết được dùng để kiểm tra lượng đường trong máu có nằm trong phạm vi mục tiêu hay không. Bác sĩ cũng sẽ dựa vào chỉ số này để đưa ra kế hoạch điều trị riêng biệt cho mỗi cá nhân.
6. Lưu ý chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường
Carbohydrate là thành phần chính ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, nhưng không phải là dưỡng chất duy nhất cung cấp calo. Thực phẩm chứa protein và chất béo cũng sẽ mang lại năng lượng cho cơ thể.
Nếu tiêu thụ nhiều calo hơn mức sẽ đốt cháy trong một ngày, chúng sẽ được chuyển thành chất béo và được lưu trữ trong cơ thể. Càng tăng cân thì cơ thể càng ít nhạy cảm với insulin. Kết quả là lượng đường trong máu của bạn cũng sẽ tăng lên.
Nhìn chung, bạn nên tránh hoặc giảm thiểu lượng đồ uống ngọt, cũng như thực phẩm được chế biến sẵn chứa nhiều carbohydrate và chất béo không lành mạnh. Ví dụ, một chiếc bánh sôcôla hạnh nhân có thể chứa nhiều carbohydrate ngang với một quả chuối. Nhưng chuối còn có thêm chất xơ, kali và vitamin mà cơ thể cần trong khi bánh ngọt không thể mang lại những lợi ích đó.
Nếu bạn mắc bệnh hoặc có lượng đường máu cao, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường an toàn và lành mạnh.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Bổ sung sắt hàng ngày là biện pháp để kiểm soát tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Có thể tăng lượng sắt cho cơ thể bẳng cách ăn nhiều thực phẩm giàu sắt hoặc dùng chế phẩm bổ sung sắt.
Có nhiều cách kiểm soát chứng đau nửa đầu, từ dùng thuốc cho đến các biện pháp điều trị tự nhiên. Nghiên cứu gần đây cho thấy hoa oải hương có thể làm giảm chứng đau nửa đầu. Hoa oải hương có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để trị đau nửa đầu. Một trong số đó là sử dụng tinh dầu oải hương. Cùng tìm hiểu xem liệu điều trị đau nửa đầu bằng tinh dầu oải hương có hiệu quả hay không và cách sử dụng ra sao.
Chăm sóc da hay skincare, là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày để duy trì làn da khỏe mạnh. Quy trình cơ bản bao gồm làm sạch, tẩy tế bào chết, sử dụng toner, dưỡng da mặt và mắt. Chăm sóc da cần được thực hiện cả ban ngày và ban đêm.