1

Ăn uống an toàn - một số điều cần biết - Bệnh viện 108

 Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm:

  • Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm, có thể gây ngộ độc nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Các tác nhân sinh học chính gây ô nhiễm thực phẩm bao gồm: vi khuẩn, nấm mốc, vi-rút và ký sinh trùng.

Vi khuẩn:

  • Mọi nơi xung quanh chúng ta. Phân, nước thải, rác bụi, không khí, thực phẩm tươi sống là ổ chức của nhiều vi khuẩn gây bệnh.
  • Thức ăn chín để ở nhiệt độ bình thường (5 độC – 60 độC) là môi trường tốt cho vi khuẩn trong không khí xâm nhập và phát triển rất nhanh
  • Đặc biệt các thức ăn còn thừa sau khi ăn chỉ cần sau một vài giờ là số lượng vi khuẩn có thể đạt đến mức gây ngộ độc thực phẩm.

Nấm mốc:

  • Thường gặp trong môi trường sống, nhất là ở các loại ngũ cốc, quả, hạt có dầu dự trữ trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như nước ta.
  • Nấm mốc không những làm hỏng thực phẩm, mà còn sinh sản ra các độc tố nguy hiểm.
  • Aflatoxin là độc tố vi nấm Aspergillus Flavus và Aspergillus Parasiticus sản sinh ra trong ngô, đậu và lạc ẩm mốc có thể gây ung thue gan.

Virus:

  • Gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm thường có trong ruột người.
  • Các loại nhuyễn thể sống ở vùng nước bị ô nhiễm, rau quả tưới nước có phân tươi.
  • Virus có thể lây truyền từ phân qua tay người tiếp xúc hoặc từ nước bị ô nhiễm phân vào thực phẩm, với một lượng rất nhỏ, virus đã gây nhiễm bệnh cho người.

Ký sinh trùng

  • Thường gặp trong thực phẩm là giun, sán.

Những độc hại hóa học:

  • Các chất ô nhiễm trong công nghiệp và nuôi trồng như: các dioxin, các chất phóng xạ, các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asen, cardimi …)
  • Các chất hóa học sử dụng trong công nghiệp sai quy cách: thuốc bảo vệ thực vật, động vật, thuốc thú y, chất tăng trưởng, phân bón, thuốc trừ giun sán, và chất hun khói.
  • Các chất phụ gia sử dụng không đúng quy định: các chất tạo màu, tạo mùi, tạo ngọt, tăng độ kết dính, chất bảo quản, chất oxy hóa, chất tảy rửa… 
  • Các chất độc hại tạo ra trong quá trình chế hóa: thịt hun khói; dầu mỡ bị cháy khét, các hợp chất tạo ra do phản ứng hóa học trong thực phẩm; sự sản sinh độc tố trong quá trình bảo quản
  • Các độc tố tự nhiên có sẵn trong thực phẩm ở mầm khoai tây, sắn, đậu mèo, măng, nấm độc, cá nóc, cóc, …
  • Các chất gây dị ứng trong một số hải sản, nhộng, tằm …

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Những điều cần biết về bệnh Scorbut – căn bệnh do thiếu vitamin C
Những điều cần biết về bệnh Scorbut – căn bệnh do thiếu vitamin C

Các dấu hiệu của bệnh scorbut thường bắt đầu xuất hiện sau ít nhất 4 tuần liên tục bị thiếu vitamin C nghiêm trọng. Tuy nhiên cũng có thể phải sau 3 tháng hoặc lâu hơn thì các triệu chứng mới biểu hiện rõ.

Những điều cần biết về bệnh tiểu đường và vitamin B12
Những điều cần biết về bệnh tiểu đường và vitamin B12

Bệnh thần kinh do tiểu đường cũng gây ra các triệu chứng giống như bệnh thần kinh ngoại biên do thiếu vitamin B12 (tê bì, yếu cơ, đau đớn và dị cảm ở cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân).

Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ nhỏ uống bổ sung sắt
Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ nhỏ uống bổ sung sắt

Tốt nhất, trẻ em nên được cung cấp chất sắt và các loại vitamin, khoáng chất khác từ một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, một số trẻ có nguy cơ thiếu sắt cao hơn bình thường và có thể cần phải uống bổ sung sắt.

Những điều cần biết về probiotic
Những điều cần biết về probiotic

Probiotic hiểu đơn giản là những vi khuẩn có lợi cho sức khỏe, thường có trong các sản phẩm bổ sung. Probiotic có công dụng là giúp tăng cường số lượng vi sinh vật có lợi cho đường ruột.

Tất cả những điều cần biết về vitamin D
Tất cả những điều cần biết về vitamin D

Có rất ít thực phẩm chứa nhiều vitamin D và tình trạng thiếu hụt loại vitamin quan trọng này là điều mà rất nhiều người gặp phải.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây