1

An toàn vệ sinh thực phẩm cho ngày tết vui khỏe - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Lựa chọn thực phẩm

  • Nguồn gốc, xuất xứ và hạn sử dụng rõ ràng, ưu tiên lựa chọn tại các cửa hàng, siêu thị đáng tin cậy, đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP).
  • Các cơ sở kinh doanh thực phẩm cần có khu vực bày bán sạch sẽ, ngăn nắp, đầy đủ tủ, giá, kệ,… Đặc biệt, với thực phẩm chín ăn ngay cần được che đậy kín, tránh ô nhiễm từ môi trường.
  • Thực phẩm tươi sống như rau củ quả, thịt cá cần chọn những món giữ nguyên màu sắc và trạng thái tự nhiên, không dập nát, không có mùi lạ;
  • Chọn các loại cá và thủy hải sản còn tươi, thịt đã qua kiểm dịch, không nên ăn thủy hải sản ở những vùng sông, biển bị ô nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết thịt kém tươi:

  • Màu sắc tối, màng ngoài bứt đầu nhớt, mặt khớp nhiều nhớt và dịch hoạt đục.
  • Khi ấn ngón tay lên thịt kém tươi sẽ để lại vết lõm, sau đó trở về bình thường và dính, tủy tách khỏi ống tủy, màu tối và có mùi hôi.

Dấu hiệu nhận biết cá kém tươi:

  • Thân cá đặt trên bàn tay dễ quằn xuống, bụng cá hơi phình, thịt cá ấn tay vào nảy ra chậm, nhãn cầu không lồi, giác mạc nhăn nheo và hơi đục;
  • Miệng cá hơi mở, vảy không sáng, có dịch đục;
  • Mang cá không dán chặt vào hoa khế, màu xám dần, có nhớt và mùi lạ.

Chế biến thực phẩm

  • Với thực phẩm rau quả ăn sống, trước khi ăn cần ngâm và rửa kĩ bằng nước sạch, để ráo nước, gọt bỏ vỏ.
  • Thực phẩm tươi sống trước khi chế biến cần được sơ chế, loại bỏ phần thừa, rửa bằng nước sạch rồi mới cắt miếng để tránh giảm hoặc mất chất dinh dưỡng.
  • Chú ý thực phẩm có phần ôi thiu, nhìn bề ngoài kém tươi hay có mùi khả nghi đều cần loại bỏ, không đưa vào sử dụng để tránh nguy cơ ngộ độc xảy ra.

Trong quá trình chế biến

  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân cũng như nơi chế biến, dụng cụ chế biến, lưu trữ hay bảo quản thực phẩm;
  • Các dụng cụ như dao, thớt trong sơ chế và chế biến cần phân biệt riêng cho thực phẩm sống chín.
  • Thức ăn nên được chế biến với số lượng vừa phải, đủ dùng, tránh việc nấu/làm nóng lại nhiều lần sẽ giảm chất lượng món ăn và không đảm bảo yêu cầu về ATTP.
  • Sử dụng nước sạch trong chế biến, đảm bảo ăn chín uống sôi để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
  • Tránh để vật nuôi như chó, mèo, chim… đến gần khu vực chế biến, vì đây là những tác nhân chứa nhiều loại ký sinh nguy hiểm có thể gây

Bảo quản thực phẩm

  • Đối với thực phẩm tươi sống, cần được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ khoảng từ 6 10ºC đối với rau quả và 4 6ºC đối với thịt cá tươi, bảo quản tối đa 48 giờ. 
  • Thực phẩm bảo quản đông lạnh trước khi chế biến cần được rã đông đúng cách: rã đông từ từ trong ngăn mát tủ lạnh
  • Các loại khoai củ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng, tuy nhiên cần chọn nơi thoáng mát, tránh các vòi nước, bồn rửa dễ gây mốc, hỏng.
  • Thực phẩm khô cần bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát và nhiệt độ phù hợp với từng loại thực phẩm khác nhau (thường được hướng dẫn trên bao bì của từng loại thực phẩm).
  • Thực phẩm được đóng hộp, bao gói sẵn cần được kiểm tra thường xuyên đảm bảo chất lượng vật dụng bao gói, không rách, vỡ, móp méo hay han gỉ.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
10 loại thực phẩm nhiều canxi/vitamin D tốt cho sức khỏe xương
10 loại thực phẩm nhiều canxi/vitamin D tốt cho sức khỏe xương

Canxi và vitamin D là hai chất quan trọng nhất đối với sức khỏe xương nhưng ngoài ra cơ thể còn cần rất nhiều chất dinh dưỡng khác để duy trì xương chắc khỏe.

Chất phụ gia propylene glycol trong thực phẩm có an toàn không?
Chất phụ gia propylene glycol trong thực phẩm có an toàn không?

Propylene glycol là một chất thường được sử dụng làm phụ gia thực phẩm hoặc thành phần trong nhiều loại mỹ phẩm và sản phẩm vệ sinh cá nhân.

Canxi hydroxit trong thực phẩm có gây hại cho sức khỏe không?
Canxi hydroxit trong thực phẩm có gây hại cho sức khỏe không?

Canxi hydroxit có nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm cả sản xuất thực phẩm. Chất này thường được sử dụng trong quá trình sản xuất rau củ muối chua đóng hộp, mục đích là để làm cho sản phẩm giòn hơn.

12 loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe
12 loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe

Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa có thể làm tăng nồng độ chất chống oxy hóa trong máu để chống lại stress oxy hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2 và ung thư.

Những điều cần biết về axit phytic trong thực phẩm
Những điều cần biết về axit phytic trong thực phẩm

Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều axit phytic chẳng hạn như ngũ cốc, các loại hạt và đậu có thể làm tăng nguy cơ thiếu sắt và kẽm.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây