1

7 ứng xử sai lầm của cha mẹ khiến trẻ không thành công - Bệnh viện nhi Trung Ương

Không tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm rủi ro, quá bao bọc, dễ nổi giận… là 3 trong số những sai lầm lớn mà cha mẹ thường mắc phải khi nuôi dạy trẻ. Những sai lầm này có thể khiến bé trở nên kém tự tin từ thời thơ ấu và khó thành công trong sự nghiệp cũng như cuộc sống riêng về sau. Chuyên gia hàng đầu và tác giả các cuốn sách tâm lý bán chạy nhất, tiến sĩ Tim Elmore (Mỹ), đã khám phá ra điều này trong quá trình nghiên cứu.

1. Không tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm rủi ro

Chúng ta sống trong một thế giới mà hiểm nguy rình rập khắp nơi.Á m ảnh “ an toàn là trên hết” càng làm cho nỗi lo sợ mất con của các bậc cha mẹ trở nên trầm trọng. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh thường làm mọi thứ có thể để bao bọc bọn trẻ. Bảo vệ con cái đúng là trách nhiệm của cha mẹ, tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta tách biệt con khỏi những cơ hội trải nghiệm lành mạnh.
Các chuyên gia tâm lý ở châu Âu khám phá ra rằng những trẻ không được ra ngoài chơi và chưa bao giờ được phép trải nghiệm những sự cố như trầy xước ở chỗ này, bị thương ở chỗ kia, khi lớn lên thường đối mặt với nhiều sợ hãi. Phỏng vấn những người trẻ tuổi chưa bao giờ chơi trò leo trèo và đánh đu trên các thanh ngang và thanh dọc ở sân chơi trẻ em phát hiện nhóm người này sợ các nguy cơ rất bình thường và sợ đưa ra cam kết. Sự thật là trẻ cần vấp ngã vài lần để nhận ra rằng ngã là chuyện bình thường. Đau chính là người thầy cần thiết. Chính vì vậy, căn bệnh hủi là một thảm họa. Nó khiến cơ thể mất cảm giác đau, và khi thiếu cảm nhận về cái đau, nạn nhân có thể bị bỏng hay dẫm lên đinh nhọn mà không hề hay biết, họ chỉ nhận ra tổn thương hay nhiễm trùng khi đã quá muộn. Cảm giác đau là một phần của sức khỏe và sự trưởng thành. Cũng vậy, thông qua đổ vỡ tình cảm với bạn khác giới, thanh thiếu niên sẽ hiểu được rằng, cảm xúc chín chắm là rất cần thiết để một mối quan hệ có thể tồn tại lâu dài.
Khi cha mẹ loại bỏ hết các nguy cơ trong cuộc sống của con, trẻ có thể trở thành người bên ngoài thì tự cao nhưng thẳm sâu bên trong lại rất thiếu tự trọng. Nguyên nhân là do rất nhiều ‘thành công’ của trẻ chỉ là trò phô diễn và không hề mang lại điều gì ý nghĩa cho cuộc đời của đứa trẻ.

2. Giải thoát quá nhanh

Thế hệ những người trẻ ngày nay không phát triển một số kỹ năng sống như thời kỳ 30 năm trước đó bởi vì chưa gì người lớn đã nhảy vào cuộc và chăm lo mọi khó khăn cho chúng rồi. Khi cha mẹ giải thoát quá nhanh và nuông chiều con cái quá mức bằng sự ‘hỗ trợ’, họ đã vô tình tước đi nhu cầu được vượt khó và khả năng tự giải quyết vấn đề của trẻ. Đó chỉ là kỹ năng làm cha mẹ ngắn hạn mà bỏ qua những yếu tố nuôi dạy những lãnh đạo trong tương lai- nghĩa là trang bị cho con trẻ kỹ năng tự giải quyết vấn đề không cần sự giúp đỡ của người khác. Như thế, không sớm thì muộn, bọn trẻ con sẽ quen với việc có ai đó xuất hiện cứu nguy: “Nếu tôi thất bại hoặc không đạt được điều mình muốn, người lớn sẽ xử lý ổn thỏa và loại bỏ mọi hậu quả từ hành vi sai trái của tôi”. Trong thực tế, điều này chẳng liên quan gì tới cách vận hành của cuộc sống, và vì vậy nó khiến con cái chúng ta không thể trở thành người đủ năng lực khi trưởng thành.

3. Khen ngợi quá dễ dàng

Xu hướng đề cao lòng tự tôn xuất hiện từ khi thế hệ sinh vào thời kỳ bùng nổ dân số còn là những đứa trẻ. Tuy nhiên nó bén rễ vào hệ thống giáo dục (Mỹ) từ những năm 1980. Tham gia vào một trận bóng chày và bạn sẽ nhận thấy tất cả đều là người thắng cuộc. Tư duy “ai cũng có cúp” có thể khiến cho bọn trẻ cảm thấy bản thân đặc biệt. Tuy nhiên, nghiên cứu lại chỉ ra rằng phương pháp này cho ra những kết quả ngoài dự kiến. Sớm muộn gì những đứa trẻ cuối cùng sẽ nhận ra chỉ có bố hoặc mẹ là những người duy nhất cho rằng chúng tuyệt vời bởi vì ngoài họ ra không ai nói như thế với lũ trẻ. Chúng bắt đầu nghi ngờ tính khách quan của cha mẹ rằng lời khen này làm cho chúng vui thích trong chốc lát, nhưng hoàn toàn không có mấy liên quan tới thực tế. Khi chúng ta khen ngợi trẻ quá dễ dàng và phớt lờ những hành vi xấu, bọn trẻ cuối cùng sẽ tiêm nhiễm vào đầu thói gian lận, phóng đại và nói dối và né tránh những tình huống khó khăn. Lý do là bởi trẻ không được tạo điều kiện để đối mặt với điều đó.

4. Để mặc cảm tội lỗi xen vào con đường đi đúng đắn

Con bạn không cần phải yêu cha mẹ từng phút từng giây. Bọn trẻ sẽ vượt qua cảm giác thất vọng nhưng sẽ không thể cưỡng lại được hậu quả của việc được nuông chiều. Vì thế, hãy mạnh dạn nói với con “ Không” hoặc “ Không phải bây giờ” và để chúng đấu tranh cho những điều mà chúng thực sự cần hoặc thực sự coi trọng. Cha mẹ nào cũng có xu hướng giành cho con những gì chúng muốn như một cách khen ngợi, đặc biệt với gia đình có nhiều con. Khi một đứa làm tốt việc gì đó, cha mẹ thường cảm thấy áy náy nếu thưởng cho đứa này mà đứa kia lại không. Tuy nhiên, suy nghĩ này thật không thực tế và điều này vô tình làm mất đi của trẻ cơ hội để củng cố niềm tin rằng thành công phụ thuộc vào những hành động tốt của từng cá nhân. Hãy thận trọng không hứa hẹn với trẻ rằng điểm tốt sẽ được thưởng đi mua sắm. Nếu mối quan hệ của bạn chỉ dựa trên những tiêu chí về vật chất thì bọn trẻ sẽ chẳng bao giờ hiểu được ý nghĩa của nhưng động lực từ bên trong hoặc cảm giác yêu thương vô điều kiện.

5. Không chia sẻ với con những sai lầm trong quá khứ của mình

Những thanh thiếu niên khỏe mạnh luôn khao khát thỏa sức bay bổng trên đôi cánh của riêng chúng và chúng cần được tự mình trải nghiệm cảm giác ấy. Người lớn phải tạo điều kiện cho bọn trẻ nhưng không có nghĩa là bỏ mặc con mà không có sự định hướng. Chia sẻ với con những sai lầm tương tự mà cha mẹ đã mắc ở độ tuổi của con và điều đó có thể giúp chúng đưa ra những lựa chọn tốt hơn. (Cần tránh những “bài học đã được học” liên quan tới thuốc lá, rượu và ma túy…)
Cũng vậy, con cái chúng ta cũng phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với những sai lầm, và chịu trách nhiệm về kết quả của các quyết định. Cha mẹ cần chia sẻ cảm giác của mình khi đối mặt với những trải nghiệm tương tự, điều gì khi ấy đã xui khiến cha mẹ làm việc đó và kết quả bài học rút ra là gì. Cha mẹ nên nhớ rằng họ không chỉ là người ảnh hưởng duy nhất và còn phải là tấm gương tốt nhất của con.

6. Nhầm lẫn trí tuệ, năng khiếu và ảnh hưởng tới sự trưởng thành

Trí tuệ thường được coi là một công cụ đánh giá sự trưởng thành của bọn trẻ. Kết quả là, cha mẹ thường cho rằng chỉ cần thông minh là đủ đối diện với cả thế giới. Đáng tiếc, mọi chuyện không hoàn toàn như vậy. Một số vận động viên chuyên nghiệp và ngôi sao Hollywood mới nổi sở hữu tài năng vượt trội song vẫn vướng vào những bê bối. Đó là bởi vì năng khiếu chỉ hiện diện ở một mặt trong cuộc đời của trẻ, chứ không phải ở tất cả các mặt. Không có khuôn thước về độ tuổi trẻ biết tự chịu trách nhiệm, cũng không có chỉ dẫn được kiểm chứng khi nào nên trao cho trẻ một số quyền tự do nhất định, nhưng có một quy tắc giá trị là hãy quan sát bạn bè đồng trang lứa của con. Nếu bạn nhận thấy những người bạn đó làm được nhiều việc hơn con bạn thì có thể nên trì hoãn trao cho con quyền tự lập.

7. Không làm gương tốt

  • Là cha mẹ, chúng ta có trách nhiệm sống như cách chúng ta muốn con cái chúng ta sẽ sống, để trẻ có thể trở thành con người nghị lực, đáng tin cậy và có trách nhiệm với lời nói và hành động của mình.
  • Với vai trò là người định hướng trong gia đình, cha mẹ có thể bắt đầu dạy con bằng cách chỉ nói chân thật-những lời nói dối dù là vô hại cũng có thể hủy hoại nhân cách của trẻ.
  • Ví dụ, nếu cha mẹ không gian dối thì bọn trẻ con sẽ hiểu chúng không được làm như vậy. Hãy chỉ cho con ý nghĩa của hành động cho và nhận bằng cách cùng con tham gia các hoạt động tình nguyện với cộng đồng.
  • Hãy cẩn thận trong từng chi tiết nhỏ về đạo đức vì con bạn sẽ đủ tinh tế để nhận ra chúng. Ví dụ nếu bạn không tìm cách đi đường tắt, các con sẽ hiểu rằng chúng không được phép làm điều đó. Hãy cho trẻ thấy ý nghĩa của việc vui vẻ cho đi không hề tính toán bằng cách tham gia các hoạt động tình nguyện với cộng đồng. Hãy góp sức mình để cuộc sống của những người bạn gặp trở nên tốt đẹp hơn, rồi con bạn sẽ

 

Nguồn : bệnh viện nhi Trung Ương

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình

Những điều cần suy ngẫm Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng...

Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ
Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ

Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà ít người biết đến, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.

Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà
Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà

Mở khí quản là thủ thuật mở một đường thở nhân tạo để đưa không khí vào thẳng khí quản thông qua Canuyn mà không qua đường mũi họng; đường thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua
Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua

Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Cho trẻ sinh non 11 tháng tuổi uống xen kẽ sữa công thức vào sữa mẹ vào ban ngày được không?

Bé nhà em sinh non, lúc em được 32 tuần. Bé sinh ra đã được 11 tháng, tuy nhiên nếu hiệu chỉnh thì chỉ được 9 tháng. Hiện tại bé nặng 9,3kg. Đã 2 tháng nay bé không lên cân nào. Từ lúc sinh ra tới giờ em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, 2 tháng trở lại đây, trước khi ngủ, em có cho bé ăn thêm sữa ngũ cốc Fruto. Hôm bé ăn được 1 chén nhỏ, hôm lại được nửa chén, có hôm không ăn. Hàng ngày bé cũng có ăn bánh ăn dặm, sữa chua và trái cây. Dạo này bé cũng biếng bú hơn, cả ngày chỉ được 700ml sữa mẹ và thêm 200ml sữa ngũ cốc. Em muốn cho bé uống xen kẽ sữa công thức với sữa mẹ vào ban ngày cho bé có được không ạ? Bé nhà em khi đi khám bác sĩ bệnh viện sản nhi còn chẩn đoán bé bị thiếu máu sinh lý nhẹ nên trông bé lúc nào cũng có vẻ xanh xao. Em có cho bé uống bổ sung Polyvisol ạ. Còn một vấn đề nữa là bé nhà em đi ị nhiều lần, khoảng 3 đến 4 lần một ngày. Phân bé sệt đặc màu vàng nhạt và đi nhiều nhưng mỗi lần đi ít, lắm khi chỉ són ra chút ít, như thế có bình thường không ạ? V

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1380 lượt xem

Trẻ 2 tháng rưỡi hay ọc sữa, 5 ngày mới đi ị có phải là do uống sữa công thức không phù hợp?

Bé nhà em sanh mổ, khi sanh bé nặng 3kg. Lúc 2 tháng bé tăng lên 5,2kg và dài 59cm. Hiện bé đã 2, 5 tháng rồi. Hàng ngày em cho bé bú sữa mẹ và bú thêm sữa optimum của vinamilk. Khi trong tháng bé vẫn bình thường vậy mà gần đây bé rất hay buồn nôn, đầy hơi, ngày ọc sữa 2 đến 3 lần. Khi ợ hơi thì ọc ra sữa có mùi rất chua. Bé còn có hiện tượng bị táo bón, 5 ngày mới đi đại tiện 1 lần, phân keo dính đặc và màu xanh đậm. Mỗi khi đi bé phải rặn rất lâu mới đi được. Ban ngày bé chỉ ngủ khoảng 2 tiếng, ban đêm thì không sâu giấc, ọ ẹ suốt, hay giật mình tỉnh giấc, có khi khóc ré lên. Em có cho bé đi khám thì bác sĩ chẩn đoán bé bị trào ngược dạ dày thực quản và kê thuốc cho bé uống nhưng không đỡ. Bé nhà em bị như vậy có phải là do uống sữa công thức không phù hợp không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  777 lượt xem

Trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón có phải do uống sữa công thức không?

Bé trai nhà em sinh thường nặng 3,5kg. Bé rất háo bú nhưng vì mẹ ít sữa nên em phải cho bé bú thêm sữa công thức. Em cho bé bú sữa Nan Supreme. Hiện giờ bé đã được 2 tháng tuổi và nặng 7kg. Tuy nhiên, từ khi 1 tháng tuổi bé đã có biểu hiện táo bón. 2-3 ngày bé mới đi ị một lần, mỗi lần đi đều khóc và rặn đỏ mặt lên. Phân đầu có màu xanh đen, dạng khuôn sền sệt, sau đó là hoa cà hoa cải màu vàng. Em đã ý thức ăn nhiều rau xanh và xoa bụng cho bé dễ đi nhưng không cải thiện tình hình. Bé bị táo bón như vậy là do uống sữa công thức phải không bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  695 lượt xem

Có thể nhỏ 1 giọt Vitamin D3 cho bé hơn 3 tháng và uống thêm 1 viên canxin dạng sữa chứa 2,5mcg vitamin D3 không?

Em mới có 1 bé gái được 3 tháng 22 ngày. Lúc bé tròn 3 tháng bé nặng 5,6kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn ạ. Hàng ngày em bổ sung cho bé 1 giọt Vitamin D3 Aquadetrim. Hôm nay em có mua thêm cho bé 1 hộp canxi dạng sữa Blossom Milk Calcium. Em nhìn thành phần thì thấy mỗi viên chứa 2,5mcg vitamin D3. Vậy em có thể cho bé uống song song 2 loại này được không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  581 lượt xem

Trẻ có uống sữa công thức chứa 300IU/100ml sữa thì bổ sung thêm vitamin D thì có bị thừa không?

Do em rất ít sữa nên em phải cho bé nhà em bú thêm sữa công thức. Sữa bé uống là Enfamil, có hàm lượng vitamin D là 34 IU/100ml. Hàng ngày bé bú được khoảng 350ml sữa. Giờ em muốn bổ sung thêm vitamin D3 cho bé thì có bị thừa không, thưa bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1561 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 662 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 668 Lượt xem
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 3 năm trước
 762 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 615 Lượt xem
HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ 04:04
HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ
"Con rất vui vì con có một đôi mắt mới và con có Mẹ rất yêu thương con
 3 năm trước
 801 Lượt xem
Tin liên quan
Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Cho bé bú sữa công thức và bệnh cúm
Cho bé bú sữa công thức và bệnh cúm

Bài báo này được điều chỉnh dựa trên thông tin do Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) xuất bản và các khuyến nghị của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cùng Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins.

Những loại thuốc không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống
Những loại thuốc không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống

Luôn phải tham vấn ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con hoặc trẻ mới biết đi uống bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt nếu đó là lần đầu tiên. Trẻ nhỏ có nhiều khả năng xảy ra phản ứng phụ với thuốc hơn so với người lớn, vì vậy cho trẻ dùng thuốc theo toa hoặc không kê toa (OTC) - ngay cả thuốc "tự nhiên" hoặc "thảo dược" - là việc làm cần hết sức thận trọng.

Tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không?
Tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không?

Nhiều phụ huynh lo ngại tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không? Cùng tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?

Có một số người băn khoăn là Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết đưới đây để cùng có câu trả lời nhé!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây