1

2 tình huống cần lấy ráy tai cho trẻ, còn lại...đừng làm gì

Không phải ba mẹ nào cũng biết lấy ráy tai đúng cách cho bé. Vệ sinh tai sai cách có thể khiến cho con bị đau và viêm tai, gây ảnh hưởng đến khả năng nghe của bé. Vậy có cần thiết phải lấy ráy tai cho bé? Cách lấy ráy tai cho bé không đau như thế nào?

1. Có cần thiết ngoáy tai cho bé thường xuyên?

Ráy tai là chất nhầy tự sinh ra trong ống tai, nó thuộc cơ chế tự làm sạch của ống tai, được đẩy từ đĩa đệm tai sang lỗ tai.

Nhiều người nghĩ nó là chất bẩn, làm cho tai mất vệ sinh và ảnh hưởng đến chức năng tai, nhưng thực chất không phải vậy. Bên cạnh đó, ráy tai còn có chức năng bảo vệ cơ thể:

  • Ráy tai là chất sáp giúp chống nhiễm trùng và làm ấm, bôi trơn cho ống tai do ống tai ngoài tiết ra để đảm trách nhiệm vụ bắt giữ bụi bặm, vi khuẩn, thậm chí là các côn trùng nhỏ... khi chúng xâm nhập vào trong ống tai. Nó đồng thời ngăn cản bụi bẩn xâm hại ống tai;
  • Qua cử động khi nhai của xương hàm dưới thì các lông mao trong ống tai sẽ chuyển động nhẹ nhàng theo hướng từ trong ra ngoài và đẩy khối sáp này ra ngoài gần lỗ tai. Tại đây, dưới tác động của không khí, ráy tai dần trở nên khô đi, bong ra khỏi tai và rơi ra ngoài mà không cần chúng ta phải tác động đến;
  • Việc cố loại bỏ ráy tai bằng cách ngoáy tai cho bé hay các vật dụng khác có thể khiến nó đi sâu hơn vào bên trong và làm tắc nghẽn lỗ tai. Chưa kể các vật dụng này có thể làm tổn thương tai, thậm chí có thể làm điếc tạm thời;
  • Ở trẻ nhỏ, khi ráy tai khô nó sẽ tự bị đẩy ra ngoài qua hoạt động ăn uống từ hàm răng.

Vì vậy, thực tế các mẹ không cần lấy ráy tai cho trẻ thường xuyên. Chúng ta cũng không nên ngoáy tai cho bé hằng ngày vì sẽ làm mất đi một yếu tố bảo vệ tự nhiên cho tai khỏi bụi bặm và nhiễm trùng.

2 tình huống cần lấy ráy tai cho trẻ, còn lại...đừng làm gì
Không nên ngoáy tai cho bé hằng ngày vì sẽ làm mất đi một yếu tố bảo vệ tự nhiên cho tai khỏi bụi bặm và nhiễm trùng

2. Khi nào cần lấy ráy tai cho bé?

 

Ráy tai chỉ thực sự gây rắc rối trong hai trường hợp:

  • Thứ nhất, khi chúng tích tụ quá nhiều, cản trở việc quan sát màng nhĩ của bác sĩ trong lúc thăm khám;
  • Thứ hai, khi chúng gây tắc nghẽn hoàn toàn ống tai ngoài. Lúc này thính lực của trẻ có thể bị giảm. Cảm giác tắc nghẽn hoặc giảm thính lực có thể tăng sau khi trẻ tắm hoặc bơi, do nút ráy tai gặp nước trương to lên. Trường hợp nút ráy tai che lấp toàn bộ màng nhĩ, trẻ có thể mất khả năng nghe tạm thời. Với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn học nói, nút ráy tai để quá lâu có thể khiến bé chậm nói.

Khi khám và phát hiện trẻ có nhiều ráy tai, gây trở ngại cho việc quan sát toàn bộ màng nhĩ, bác sĩ có thể dùng dụng cụ lấy ráy tai cho bé để loại bỏ ráy tai. Trường hợp ráy tai khô, cứng, khó lấy và màng nhĩ không bị thủng, bác sĩ có thể khuyên bà mẹ làm mềm ráy tai tại nhà trước khi đưa trẻ đi khám lại.

3. Cách lấy ráy tai cho bé không đau

2 tình huống cần lấy ráy tai cho trẻ, còn lại...đừng làm gì
Bạn tuyệt đối không nên dùng các vật dụng sắc nhọn như móng tay hoặc tăm bông để lấy ráy tai cho bé

 

Bạn tuyệt đối không nên dùng các vật dụng sắc nhọn như móng tay hoặc tăm bông để lấy ráy tai cho bé vì phương pháp này càng khiến ráy tai đi sâu vào bên trong hơn, ảnh hưởng đến màng nhĩ bên trong tai.

Để lấy ráy tai cho bé không đau và an toàn mẹ chỉ nên làm theo cách sau:

Dùng một chiếc khăn bông mỏng, mềm thấm nhẹ xung quanh vành tai cho con sau đó xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn, từ từ đưa sâu vào bên trong tai và tiếp tục xoắn lại. Ráy tai sẽ theo đường xoắn của chiếc khăn bông và ra ngoài. Với tính chất mềm của khăn sẽ không làm hại đến màng tai của bé mà ráy tai vẫn được làm sạch.

Khi tai bé bị trầy xước hay đặc biệt là khi đang bị viêm tai giữa, ba mẹ không dùng bông ráy tai hay dụng cụ lấy ráy tai gì khác để ngoáy tai cho bé, bởi chúng có thể gây đau đớn và ảnh hưởng xấu đến tai bé.

Nếu ráy tai nhiều và khó lấy, bà mẹ cần làm mềm ráy tai bằng oxy già trước khi lấy ráy tai cho trẻ theo các bước như sau:

  • Bước 1: Đặt bé nằm nghiêng, bên tai cần làm vệ sinh nằm ở phía trên. Cho bé xem ti vi hoặc đọc truyện cho bé nghe;
  • Bước 2: Dùng bơm tiêm nhựa không kim hút hỗn hợp làm mềm ráy tai đã pha chế;
  • Bước 3: Nhỏ hỗn hợp này vào tai cho tới khi ngập ống tai ngoài. Thường cần khoảng 5 -10 giọt. Nên nhỏ từ từ, từng giọt một, để mỗi giọt có thể đi sâu vào trong, làm mềm ráy tai. Giữ bé nằm yên trong 5 phút. Nếu trẻ không phối hợp thì có thể chấp nhận thời gian ngắn hơn;
  • Bước 4: Nghiêng đầu bé theo hướng ngược lại để các giọt thuốc chảy ra ngoài;
  • Lặp lại động tác này 1 lần mỗi ngày trong vòng 3-5 ngày.

Sau ngày cuối cùng, bạn có thể tiến hành rửa tai cho bé. Đặt bé ngồi thẳng, nghiêng đầu vào bồn rửa hay chậu, dùng bơm tiêm nhựa không có kim bơm nhẹ một chút nước ấm vào tai của bé. Chú ý pha nước đủ ấm, nếu nước quá lạnh hoặc quá nóng có thể khiến bé khó chịu. Lúc này, bạn có thể thể nhìn thấy những mẩu ráy tai trôi ra ngoài.

  • Nếu ráy tai rã ra nhiều thì cha mẹ nên tiếp tục nhỏ tai cho bé thêm vài ngày nữa, cho tới khi ráy tai rã hết và được đẩy hoàn toàn ra khỏi ống tai;
  • Nếu ráy tai chỉ mềm đi mà không rã ra và vẫn nằm trong ống tai thì cha mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ để lấy hoặc hút ráy tai ra ngoài. Cách làm này sẽ khiến ráy tai mềm dễ lấy hơn và không làm bé bị đau rát.

Tóm lại, các bố mẹ không cần thiết phải lấy ráy tai cho trẻ, ngoại trừ trường hợp tai của bé bị bịt kín bởi ráy tai khô cứng hoặc chảy mủ gây hiện tượng đau nhức tai khiến bé luôn kéo tai hoặc khóc, dịch chảy ra ngoài tai có mùi hôi khó chịu, thính lực kém hơn thường ngày. Khi gặp trường hợp này, mẹ không nên tự ý vệ sinh tai cho con mà nên đưa bé đi khám tại chuyên khoa Tai - Mũi - Họng.

Để bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, bạn cần theo dõi và đưa trẻ đi thăm khám khi có biểu hiện bất thường.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Cảm lạnh khiến trẻ dễ bị viêm tai, đúng hay sai?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, cảm lạnh có khiến trẻ dễ bị viêm tai không ạ? Và tình trạng trẻ bị viêm tai có phổ biến không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  685 lượt xem

Đi máy bay có khiến tình trạng cảm lạnh của bé trở nên tồi tệ hơn không?

Bé nhà tôi đang bị cảm lạnh. Bác sĩ cho tôi hỏi, việc đi máy bay có khiến tình trạng của bé trở nên tồi tệ hơn không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1737 lượt xem

Các sản phẩm từ sữa có làm tăng tình trạng nghẹt mũi không?

Bé nhà tôi bị nghẹt mũi. Không hiểu các sản phẩm từ sữa có làm tăng tình trạng nghẹt mũi của bé không, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  674 lượt xem

Trẻ 7 tháng nặng 7,5kg và tình trạng ít nước mắt, có ghèn

Bé nhà em đang 7 tháng tuổi. Em sinh bé lúc 38 tuần 1 ngày, bé nặng 3kg. Những tháng đầu bé đều tăng cân, tuy nhiên hơn 1 tháng nay bé không lên cân nữa và hiện tại 7 tháng, bé nặng 7,5kg. Em cho bé bú sữa ngoài hoàn toàn từ tháng thứ 5. Em dùng sữa công thức NAN 2 và ăn bột Dielac (bột mặn). Hiện tại bé bú ít và cũng biếng ăn bột. Mỗi lần cho bình sữa vào là bé khóc. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé có ổn không và em có phải sửa đổi gì trong chế độ ăn, bú sữa của bé không ạ? Ngoài ra, bé nhà em bị tình trạng không có nước mắt. Khi được 3 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ chẩn đoán bị tắc tuyến lệ và hướng dẫn cách matxa. Đến nay, mắt trái của bé đã có ít nước mắt nhưng lại hay đổ ghèn. Em cho bé đi tái khám lại nhưng bé lại bị viêm phế quản và mới đi chích ngừa IPV nên bác sĩ nói chỉ làm được khi bé hoàn toàn khỏe mạnh và sau khi chích ngừa 15 ngày. Bác sĩ cho em hỏi, bé bị như vậy thì thị giác của bé có bị làm sao không ạ? Mong nhận được phản hồi sớm từ bác sĩ ạ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  677 lượt xem

Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  773 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH 06:10
HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH
Thông qua phương pháp xoa bóp này, bé được nhận những lợi ích:
 3 năm trước
 898 Lượt xem
Gen di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ? Gen di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ? 10:56
Gen di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ?
Gen di truyền ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ, điều này ĐÚNG nhưng CHƯA ĐỦ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra rằng gen di truyền chỉ tác...
 3 năm trước
 633 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 861 Lượt xem
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 744 Lượt xem
HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ 04:39
HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ
Viêm tai giữa cấp thường gặp ở trẻ em, nhất là trong độ tuổi 1 - 2 tuổi và nguyên nhân thường do viêm mũi họng.Dù là bệnh phổ biến, nhưng...
 2 năm trước
 686 Lượt xem
Tin liên quan
Khắc phục tình trạng khô da ở trẻ nhỏ
Khắc phục tình trạng khô da ở trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh và trẻ em có thể có làn da khô giống như người lớn. Trên thực tế, vì làn da trẻ nhạy cảm hơn, nên dễ bị khô.

Hướng dẫn sử dụng thuốc OTC điều trị sốt, ho và cảm lạnh cho bé
Hướng dẫn sử dụng thuốc OTC điều trị sốt, ho và cảm lạnh cho bé

Những loại thuốc này giúp hạ sốt cho bé, giảm các triệu chứng khó chịu khác nhưng không cải thiện các triệu chứng cảm lạnh khác. Kiểm tra nhãn dán sản phẩm khi bé lớn hơn vì liều lượng công thức an toàn có thay đổi theo từng độ tuổi.

Tinh hoàn ẩn ở bé trai
Tinh hoàn ẩn ở bé trai

Nếu con bạn có một tinh hoàn ẩn, bìu của bé sẽ nhỏ hơn bình thường và trông hai bên không đều hoặc không cân đối. Nếu cả hai tinh hoàn đều không hạ xuống, bìu của bé có thể cân nhưng sẽ nhỏ hoặc phẳng.

Tình trạng rộp môi (Herpes môi) là thế nào?
Tình trạng rộp môi (Herpes môi) là thế nào?

Nhiều người rất hay nhầm lẫn giữa bệnh rộp môi với bệnh viêm loét miệng. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh rộp môi qua bài viết đưới đây:

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây