1

15 PHÚT BÊN CON TRỌN VẸN CÒN HƠN 15 TIẾNG ở cạnh mà phân tán xài điện thoại này kia

Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Hôn nhân và Gia đình, đã chỉ ra những tác động của thời gian mà các bà mẹ dành cho con lên thành tích học tập, hành vi và tình cảm của con. Thời gian ba mẹ dành cho con là quan trọng, nhưng chất lượng thời gian còn QUAN TRỌNG hơn nhiều.

Trẻ em cần có thời gian thực sự có CHẤT LƯỢNG với bố mẹ hay người chăm sóc, đó là những gì có lợi nhất cho cá em và ảnh hưởng tích cực khi con lớn len. Bởi vậy, cách chúng ta sử dụng thời gian cho con như thế nào thực sự quan trọng.

Hãy tin rằng, mỗi kết nối đều có tác động lâu dài và mang tới cho con sự hỗ trợ, sự ấm áp, an tâm mà con cần.

Vẫn biết rằng cuộc sống ngày nay quả thực bận rộn. Người lớn ngụp lặn giữa trách nhiệm công việc và cuộc sống, để rồi những ngày tháng trôi qua trong chớp mắt. Đã có nhiều phụ huynh nói rằng họ không có đủ thời gian cho con, và hỏi mình liệu việc này có dẫn tới sự chậm phát triển hay không? Một số khác thì luôn cảm thấy mình có lỗi khi phải làm việc cả ngày rồi lại đi tới phòng tập, gặp gỡ bạn bè bên ngoài hay là bận bịu những công việc riêng tư khác nữa.

Đừng quá lo lắng, bố mẹ yêu thương và dành thời gian có chất lượng thực sự bên con sẽ tạo ra những tác động tích cực, không cứ là bạn phải ở bên cạnh con 24/24.

Một số lời khuyên nho nhỏ dành cho những gia đình bận rộn:

* Hàng ngày đều có khoảng thời gian kết nối trực tiếp với con, mặt đối mặt. Nhưng đừng nghĩ đây là một lựa chọn hay trách nhiệm, hãy biến nó thành thói quen và thực hiện theo những hình thức khác nhau, như là để lại một tờ giấy nhắn trong hộp bút của con, trong nhà vệ sinh hay viết một câu nói khích lệ trên bảng công việc chung/trên tủ lạnh trong nhà.

* Hãy tạo ra một nghi thức đặc biệt giữa bạn và con, vài điều được thực hiện mỗi ngày như là cho con và đọc chung một cuốn sách trước khi đi ngủ.

* Nói với con rằng Bố mẹ yêu con mỗi ngày. Rằng con quan trọng với bạn như thế nào và con khiến bạn cảm thấy như thế nào.

* Khuyến khích những hành vi tích cực nơi con. Ví dụ nếu con hoàn thành công việc nào đó mà không cần bố mẹ nhắc nhở, hãy khen ngợi, cảm kích kể cả khi bạn chưa kịp có cơ hội, hãy làm điều đó vào ngày hôm sau.

* Ăn cùng con bất cứ khi nào có thể. Nếu không có nhiều thời gian, hãy ăn những bữa ăn đơn giản đòi hỏi ít sự chuẩn bị, một bữa ăn lành mạnh như là vài loại trái cây rồi ngồi trò chuyện với con trong vài phút.

* Sắp xếp thời gian để thực hiện một hoạt động mà con lựa chọn. Hãy chắc chắn rằng không có gì gây phiền toái hay mất tập trung khi bố mẹ và con cùng tham gia hoạt động (ví dụ ra ngoài chơi vào một dịp cuối tuần và bạn không bị điện thoại của công việc làm phiền).

* Chơi với con, mọi lúc mọi nơi có thể, như là khi con tắm, con đánh răng hay mặc quần áo trước khi con tới trường. Cười và làm những trò ngớ ngẩn với con, miễn là vui. Một chút thời gian cũng sẽ mang lại những tác động tích cực.

* Tắt các thiết bị công nghệ, điện thoại, tivi, laptop khi đang dành thời gian cho con. Cố gắng đừng nhắn tin, nghe điện thoại, lướt mạng XH hay xem tivi khi chơi và hoạt động cùng con. Thà mỗi ngày có 15 phút bên con không đồ công nghệ và tập trung vào con còn hơn là ở bên con 15 tiếng nhưng bố mẹ lúc nào cũng bị phân tán hay tranh thủ lướt điện thoại và mạng xã hội.

Kết nối có ý nghĩa thực sự là thời gian dành cho con như thế nào, không phải là bao lâu. Hãy giữ nó đơn giản và kết nối với con bằng những cách có ý nghĩa, phù hợp với lối sống và mối quan hệ trong gia đình.

Hãy tin rằng, mỗi kết nối đều có tác động lâu dài và mang tới cho con sự hỗ trợ, sự ấm áp, an tâm mà con cần.❤️

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do liên cầu khuẩn

Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  715 lượt xem

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  748 lượt xem

Phân biệt thuốc dạng hỗn dịch và dạng dung dịch

Bác sĩ có thể phân biệt giúp tôi thuốc dạng hỗn dịch và thuốc dạng dung dịch được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2601 lượt xem

Trẻ sinh non 34 tuần, 4 tháng đi ngoài phân xanh đen, bết dính và nặng mùi là bị làm sao?

Bé nhà em sinh non 34 tuần, nặng 1,5kg. Nay bé đã được 4 tháng rưỡi, nặng 7,2 kg. Ngay từ đầu em vừa kết hợp cho bé bú mẹ lẫn bú bình. Đến nay sữa mẹ không đủ nên bé bỏ bú mẹ luôn. Từ trước tới giờ phân của bé vẫn bình thường, chỉ có 4 ngày trở lại đây, em bỗng thấy phân của bé có màu xanh đen, dẻo, bết dính và hơi nặng mùi. Bé vẫn bú bình thường. Xin hỏi phân của bé nhà em như vậy có vấn đề gì không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2297 lượt xem

Làm gì để khắc phục tình trạng biếng bú, sôi bụng, phân lỏng của bé gần 3 tháng tăng cân chậm?

Bé trai nhà em sinh non ở tuần thứ 36, bé nặng 2,6kg. Đến nay bé đã được gần 3 tháng nhưng chỉ nặng 5,2kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Tháng đầu tiên bé tăng 1kg, tháng thứ 2 là 1,2kg nhưng tháng thứ 3 chỉ tăng 400g. 15 ngày nay bé nhà em ị 4-5 lần/ngày, sôi bụng, phân lỏng có nhầy và bọt. Mẹ không ăn gì lạ. Và bé bú cũng chỉ được 10p là nhả ti, ép bú thêm là khóc. Bé nhà em phân bị như vậy có nhỏ rota được không ạ? Em bổ sung men vi sinh cho bé có được không và làm gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  769 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 859 Lượt xem
Tin liên quan
Sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sốc phản vệ xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn, phản ứng với một chất vô hại như thể nó là một mối đe dọa nghiêm trọng. Điều này kích hoạt cơ thể giải phóng histamin và các hóa chất khác, gây ra một số triệu chứng - một số trong đó có thể đe dọa tính mạng.

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh

Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiếng thổi tim ở trẻ
Tiếng thổi tim ở trẻ

Những đứa trẻ có tiếng thổi tim khi còn nhỏ không cần phải điều trị và tình trạng này thường tự biến mất, nhưng có một số người vẫn bị cả đời.

Bù nước điện giải cho trẻ bằng nước ép táo pha loãng
Bù nước điện giải cho trẻ bằng nước ép táo pha loãng

Các nhà khoa học gần đây mới tiết lộ loại trái cây có thể giúp bù nước điện giải cho trẻ nhỏ khi bị tiêu chảy hoặc nôn mửa

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây