1

Tiếng thổi tim ở trẻ

Những đứa trẻ có tiếng thổi tim khi còn nhỏ không cần phải điều trị và tình trạng này thường tự biến mất, nhưng có một số người vẫn bị cả đời.
Tiếng thổi tim ở trẻ Tiếng thổi tim ở trẻ

Nội dung chính bài viết:

  • Tiếng thổi tim là một hiện tượng bình thường ở trẻ, khoảng 90% trẻ em từ 4-7 tuổi đều có thể xuất hiện tiếng thổi tim ở một thời điểm nào đó.
  • Bác sĩ sẽ đánh giá tiếng thổi tim của bé dựa vào kiểm tra huyết áp, nghe tim bằng ống nghe để xác định xem tình trạng bình thường hay bất thường. Nếu bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các quy trình như chụp X-quang ngực, siêu âm tim hoặc điện tâm đồ.
  • Nếu tiếng thổi tim của trẻ bất thường, phương án điều trị có thể là dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
  • Tim của trẻ đập rất nhanh là hiện tượng bình thường.

Bé có “tiếng thổi của tim bình thường” nghĩa là sao?

Khi máu của bé di chuyển qua các ngăn, van, và các mạch máu trong tim, nó tạo ra âm thanh “lub-dub”. Nếu nó tạo ra thêm một âm thanh nữa, nó được gọi là tiếng thổi của tim.

Một tiếng thổi của tim không có nghĩa là bé có một trái tim yếu hoặc bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào khác. Hầu như tất cả trẻ em đều có một tiếng thổi tim tại một thời điểm nào đó. Một số chuyên gia ước tính rằng một tiếng thổi tim có thể được nghe ở một thời điểm nào đó ở 90% trẻ em từ 4 đến 7 tuổi với trái tim bình thường.

Tùy thuộc vào loại tiếng thổi, âm thanh này có thể là rung, ầm ầm, vo vo, vù vù, róc rách, hoặc thậm chí là tiếng nhạc. Thông thường, âm thanh này được chẩn đoán là “vô hại”, “thuộc về cơ năng”, “bình thường” hoặc “không có hại”. Đôi khi âm thanh gây ra do máu chảy nhanh hơn hoặc với lượng lớn hơn bình thường qua tim và mạch. Điều đó có thể xảy ra khi con của bạn bị sốt, hoặc nếu bé bị thiếu máu hoặc có một tuyến giáp hoạt động quá mức.

Âm thanh này cũng có thể do kết cấu cơ thể, không ảnh hưởng đến chức năng của tim. Trong trường hợp đó, âm thanh có thể nhỏ dần khi cơ thể trẻ phát triển và thành ngực dày lên. Những đứa trẻ có tiếng thổi tim khi còn nhỏ không cần phải điều trị và tình trạng này thường tự biến mất, nhưng có một số người vẫn bị cả đời.

Bác sĩ sẽ đánh giá tiếng thổi tim của trẻ như thế nào?

Để đánh giá liệu tiếng thổi tim có bình thường hay cần được xem xét thêm, bác sĩ sẽ kiểm tra mạch và huyết áp của trẻ và lắng nghe kỹ tim của trẻ bằng ống nghe.

Bác sĩ sẽ cố gắng xác định nơi nào trong trái tim đang có tiếng ồn, xảy ra khi nào trong chu kỳ nhịp tim, đó là loại âm thanh gì, độ lớn và sự thay đổi khi trẻ thay đổi vị trí. Nếu bác sĩ đã chẩn đoán tiếng ồn là bình thường, bạn có thể yên tâm rằng không có gì phải lo lắng. Nếu bác sĩ không chắc chắn về nó hoặc cảm thấy lo ngại, bạn sẽ được giới thiệu đến một bác sĩ tim mạch nhi khoa. Bác sĩ tim mạch có thể yêu cầu các xét nghiệm như X-quang ngực, siêu âm tim (ECM), hoặc điện tâm đồ (ghi lại hoạt động điện của tim).

Lưu ý: Nếu con bạn là trẻ sơ sinh và có tiếng thổi tim, bác sĩ sẽ cố gắng xác định xem nó có mang tính biến đổi hay không - nghĩa là trái tim của bé đang thay đổi do sự thay đổi môi trường từ tử cung ra bên ngoài. Bạn có thể được giới thiệu đến một bác sĩ tim mạch nhi khoa, hoặc nếu nó có vẻ lành tính, bác sĩ có thể theo dõi tiếng thổi tim của bé trong vài tháng để xem nó có cải thiện theo thời gian hay không.

Nếu tiếng thổi tim của trẻ bất thường thì sao?

Chẩn đoán một âm thanh “bất thường”, hoặc “không vô hại” có nghĩa là trái tim của trẻ có thể có bất thường về cấu trúc cần được chú ý. Đó có thể là một khiếm khuyết tim bẩm sinh - có nghĩa là có một điều gì đó không phát triển bình thường trước khi sinh, chẳng hạn như van hẹp, động mạch hẹp, hoặc thậm chí là có một lỗ trong tim.

Nếu phát hiện có vấn đề, việc điều trị có thể bao gồm dùng thuốc để kiểm soát nhịp tim hoặc phẫu thuật để khắc phục khuyết tật về cấu trúc. Nhiều khuyết tật cấu trúc là nhỏ và không cần điều trị, bởi vì chúng không ảnh hưởng đến chức năng của tim.

Tim của trẻ dường như đôi khi đập rất nhanh. Đây có phải là điều bình thường không?

Có lẽ. Nhịp tim khi nghỉ ngơi của trẻ sơ sinh là khoảng 130 nhịp mỗi phút, trong khi của trẻ em là khoảng 80 - 100 và người lớn là 70 - 90. Và nhịp tim của trẻ sơ sinh hoặc trẻ em có thể tăng lên 160 nhịp mỗi phút hoặc nhiều hơn khi trẻ khóc hoặc bị sốt.

Một số loại thuốc, bao gồm thuốc hen suyễn albuterol và thuốc thông mũi trong thuốc điều trị dị ứng và cảm lạnh, có thể làm tăng nhịp tim. Nếu bạn lo lắng về điều này, hãy gọi cho bác sĩ của con bạn. Và nếu con bạn có vẻ khó chịu sau khi uống bất kỳ loại thuốc nào, hãy gọi cho bác sĩ hoặc đưa bé đến phòng cấp cứu ngay.

Có nên lo lắng nếu tim của bé dường như thường bỏ qua một nhịp?

Sự thay đổi nhỏ trong nhịp tim là phổ biến và thường là vô hại. Tuy nhiên, hãy trao đổi điều này với bác sĩ để chắc chắn là mọi thứ vẫn ổn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Thời điểm cho bé ăn dặm và đổi sữa công thức được tính theo ngày sinh thực tế hay ngày dự sinh?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1195 lượt xem

Em sinh non bé trai lúc 32 tuần 3 ngày. Bé nặng 2,1kg. Hiện giờ bé đã được 6 tháng 11 ngày và nặng 7,2kg, cao 66cm. Lúc bé 6 tháng em có cho bé ăn dặm cháo rây, tỉ lệ 1:10. Mỗi ngày em cho bé ăn 5ml vào lúc 10h sáng. Tuy nhiên ăn đến ngày thứ 4 thì phân bé có hiện tượng lỏng, nhầy và sủi bọt. Em dừng không cho bé ăn dặm nữa thì phân trở lại bình thường. Có phải em cho bé ăn dặm quá sớm không ạ? Và tính thời gian ăn dặm thì tính theo ngày sinh thực tế của bé hay ngày dự sinh ạ? Ngày dự sinh của bé nhà em cách ngày sinh thực tế 2 tháng cơ ạ. Còn vấn đề nữa là bé được 6 hay 7 tháng thì em có thể đổi sữa công thức số 1 sang số 2 ạ? Và thời gian này cũng tính theo ngày sinh thực tế hay dự sinh? Em có thử cho bé uống sữa số 2 nhưng thấy bé xì hơi nhiều và trướng bụng nên em lại quay về cho bé uống sữa số 1 ạ.

Trẻ 1 tháng 20 ngày ngủ từ 11-13 tiếng/ngày có ít không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  311 lượt xem

Em sinh bé nặng 3,2kg. Hiện bé đã được 1 tháng 20 ngày tuổi và nặng 4,3kg. Bé nhà em từ lúc sinh ra tới giờ ngủ rất ít. Ban ngày bé ngủ được chập chờn từ 2-3 tiếng. Cả ngày bé ngủ được tàm 11-13 tiếng. Bé như vậy có bị làm sao không ạ?

Trẻ gần 3 tháng tuổi ngủ ít hơn 14 tiếng một ngày thì có sao không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  361 lượt xem

Bé nhà em đang được gần 3 tháng tuổi và bé nặng hơn 6kg. Cả ngày bé ngủ được ít hơn 14 tiếng. Ban đêm ngủ khoảng 10 tiếng nhưng phải hơn 9h tối mới chịu ngủ. Trước khi ngủ rất hay gắt, khóc và chỉ thích bế vòng vòng. Bé ngủ ít như vậy có sao không ạ? Và hiện giờ cho bé nhìn màn hình ti vi thì có làm hỏng mắt bé không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây