1

Bệnh lậu - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

1. ĐẠI CƯƠNG

  • Là bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp. Bệnh do song cầu khuẩn Gram âm có tên là Neisseria gonorrhoeae gây nên.
  • Những năm gần đây bệnh lậu có xu hướng tăng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm trên toàn thế giới có khoảng 62 triệu người bệnh lậu trong tổng số 390 triệu người bệnh mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, tỷ lệ bệnh ở thành thị nhiều hơn nông thôn. Biểu hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục, nhưng cũng có thể ở các vị trí khác như họng, hậu môn. Bệnh lậu ở nam thường có triệu chứng, ở nữ thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng.
  • Bệnh có thể phối hợp với một số tác nhân gây viêm niệu đạo khác trong đó thường gặp nhất là Chlamydia trachomatis, trùng roi, Ureaplasma, Mycoplasma.

2. NGUYÊN NHÂN

a) Tác nhân gây bệnh

- Song cầu khuẩn lậu được Neisser tìm ra năm 1879, có tên khoa học là Neisseria gonorrhoae, có đặc điểm:

  • Hình hạt cà phê, sắp xếp thành từng cặp.
  • Bắt màu Gram âm nằm trong bạch cầu đa nhân.
  • Dài khoảng 1,6Pm, rộng 0,8Pm, khoảng cách giữa hai vi khuẩn 0,1Pm.
  • Nuôi cấy trên môi trường thạch máu hoặc nước báng phát triển nhanh. Hiện nay thường nuôi cấy trên môi trường Thayer-Martin và làm kháng sinh đồ.
  • Sức đề kháng yếu: ra khỏi cơ thể chỉ tồn tại một vài giờ.

b) Cách lây truyền

Hầu hết các trường hợp mắc lậu là do quan hệ tình dục với người bị bệnh qua đường âm đạo, hậu môn và đường miệng. Một số ít trường hợp có thể mắc lậu do dùng chung chậu, khăn hoặc qua quần áo nhiễm lậu cầu khuẩn. Mẹ mắc lậu, nếu không được điều trị có thể gây viêm kết mạc mắt do lậu cho trẻ sơ sinh khi sinh đẻ.

3. CHẨN ĐOÁN

a) Chẩn đoán xác định

* Lâm sàng

- Bệnh lậu ở nam giới

+ Lậu cấp: ủ bệnh trung bình 3-5 ngày, sớm nhất là 1 ngày, chậm nhất là 2 tuần. Thời gian này người bệnh dù không có triệu chứng gì nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác. Triệu chứng lâm sàng:

  • Biểu hiện sớm nhất là cảm giác khó chịu dọc niệu đạo kèm đái dắt.
  • Mủ có thể tự chảy ra hoặc đi tiểu ra mủ.
  • Đái buốt, đái rắt.
  • Miệng sáo, quy đầu viêm đỏ, có mủ chảy ra tự nhiên hoặc chảy ra khi vuốt dọc từ gốc dương vật.
  • Toàn thân: có thể sốt, mệt mỏi.

+ Lậu mạn tính: thường do lậu cấp không được điều trị hoặc điều trị không đúng. Biểu hiện lâm sàng thường khó nhận biết làm người bệnh không biết mình bị bệnh. Có thể thấy các triệu chứng sau:

  • Có giọt mủ vào buổi sáng khi chưa đi tiểu gọi là "giọt mủ ban mai".
  • Đái buốt không rõ ràng. Người bệnh có cảm giác nóng rát, dấm dứt dọc niệu đạo.
  • Đái rắt do viêm niệu đạo sau.
  • Có thể có các biến chứng như viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh.

- Bệnh lậu ở nữ

  • Lậu cấp: thời kỳ ủ bệnh ở nữ thường kéo dài hơn, trung bình 5-7 ngày. Biểu hiện lâm sàng thường âm thầm không rõ ràng. Khám bộ phận sinh dục thấy: mủ ở âm hộ, lỗ niệu đạo viêm đỏ có thể có mủ chảy ra, các lỗ tuyến Skène, Bartholin đỏ. Cổ tử cung viêm đỏ có mủ nhày màu vàng hoặc vàng xanh.
  • Lậu mạn: triệu chứng nghèo nàn. Có thể ra "khí hư" giống bất cứ viêm nhiễm nào ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, có thể đưa đến nhiều biến chứng như: viêm niêm mạc tử cung, áp xe phần phụ, viêm tắc vòi trứng, viêm vùng hố chậu có thể gây vô sinh, chửa ngoài tử cung.

- Lậu ở một số vị trí khác

+ Lậu hầu họng:

  • Do quan hệ sinh dục-miệng, lâm sàng có đau họng, ngứa họng.
  • Khám thấy họng đỏ, có mủ, viêm họng cấp hoặc mạn, có thể kèm giả mạc.

+ Lậu hậu môn-trực tràng

  • Ở nam do quan hệ sinh dục-hậu môn.
  • Ở nữ có thể do quan hệ tình dục qua hậu môn hoặc do mủ chảy từ âm hộ xuống hậu môn.
  • Lâm sàng: người bệnh mót rặn, buồn đại tiện liên tục, lúc đầu còn có phân sau đó chỉ ra chất nhày hoặc không, có thể lẫn máu.

+ Lậu mắt:

  • Ở trẻ sơ sinh, xuất hiện sau đẻ 1-3 ngày. Có thể bị một hoặc cả hai mắt. Mắt sưng nề không mở được, có rất nhiều mủ từ mắt chảy ra, kết mạc, giác mạc viêm đỏ và có thể loét, không điều trị kịp thời gây mù vĩnh viễn.
  • Lậu mắt ở người lớn lây do dùng chung khăn, chậu rửa mặt với người bị nhiễm lậu hoặc do chính người bệnh gây ra khi đi tiểu mủ dính vào tay rồi dụi lên mắt. Biểu hiện: viêm kết mạc, giác mạc có mủ, mắt sưng nề.

* Xét nghiệm

  • Nhuộm Gram thấy song cầu bắt màu Gram âm trong và ngoài bạch cầu đa nhân trung tính.
  • Nuôi cấy trên môi trường Thayer- Martin và làm kháng sinh đồ.
  • PCR (Polymerase Chain Reaction) với lậu cầu.
  • Cần làm các xét nghiệm để phát hiện các bệnh khác phối hợp như nhiễm Chlamydia, trùng roi, Ureplasma, Mycoplasma, giang mai, nhiễm HIV.

b) Chẩn đoán phân biệt

  • Viêm niệu đạo do Chlamydia, Ureplasma, Mycoplasma
  • Viêm niệu đạo do tạp khuẩn
  • Viêm niệu đạo do Candida
  • Viêm niệu đạo do Trichomonas

4. ĐIỀU TRỊ

a) Nguyên tắc

  • Điều trị sớm
  • Điều trị đúng phác đồ
  • Điều trị cả bạn tình
  • Tuân thủ chế độ điều trị: không quan hệ tình dục, không làm việc nặng, tránh thức khuya, không uống rượu bia và chất kích thích, không làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian điều trị.
  • Điều trị đồng thời Chlamydia

b) Điều trị cụ thể

- Lậu cấp (lậu không biến chứng)

  • Cefixim uống 400mg liều duy nhất, hoặc
  • Ceftriaxon 250mg tiêm liều duy nhất, hoặc
  • Spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất.

+ Điều trị đồng thời Chlamydia với các thuốc sau:

  • Azithromycin 1g liều duy nhất, hoặc:
  • Doxycyclin 100mg x 2 lần/ngày x 7 ngày, hoặc:
  • Tetracyclin 500mg x 4 lần/ngày x 7 ngày, hoặc:
  • Erythromycin 500mg x 4 lần/ngày x 7 ngày, hoặc:
  • Clarithromyxin 250mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.

+ Không dùng doxycyclin và tetraxyclin cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ dưới 7 tuổi. Điều trị bạn tình giống như điều trị cho người bệnh.

- Lậu mạn (lậu biến chứng)

  • Có biến chứng sinh dục tiết niệu: ceftriaxon 1g/ngày x 5-7 ngày. Phối hợp với điều trị Chlamydia như phác đồ trên.
  • Có biến chứng nhiễm lậu toàn thân, viêm màng não cần cho người bệnh nằm điều trị nội trú. Ceftriaxon 1-2 g/ngày, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch x 10-14 ngày. Phối hợp với điều trị Chlamydia như phác đồ trên.
  • Lậu mắt ở trẻ sơ sinh: ceftriaxon 50mg/kg tiêm bắp liều duy nhất, tối đa không quá 125mg. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý. Điều trị lậu cho bố mẹ. Phòng ngừa lậu mắt ở trẻ sơ sinh: rửa sạch mắt trẻ ngay sau khi đẻ. Nhỏ mắt bằng dung dịch nitrat bạc 1%.

5. PHÒNG BỆNH

  • Giáo dục cho cộng đồng thấy nguyên nhân, cách lây truyền, biến chứng và cách phòng bệnh.
  • Tập huấn chuyên môn cho các bác sĩ đa khoa, chuyên khoa da liễu và sản phụ khoa để khống chế đến mức tối đa lậu mắt ở trẻ sơ sinh.
  • Hướng dẫn tình dục an toàn: chung thủy một vợ, một chồng. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: dùng đúng cách và thường xuyên. Thực hiện chương trình 100% sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với đối tượng gái mại dâm.

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT ngày 28/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BYT ngày 12/01/2015.

Bệnh chốc - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị

Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng.

Tổng quan các bệnh về lợi (nướu)
Tổng quan các bệnh về lợi (nướu)

Một số bệnh về lợi, nguyên nhân, triệu chứng và tóm tắt điều trị

Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)

Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương
Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương

Ở những nam giới từ 45 tuổi trở xuống thì rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?

Bị tiểu đường nhưng không kiểm soát được trước khi thụ thai có thể tạo ra những khác biệt lớn trong kết quả thai kỳ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1269 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Đẻ con xong có khỏi bệnh không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  948 lượt xem

Năm nay cháu 16 tuổi, cháu bị á sừng hơn 7 năm nay rồi. Đi đâu cũng tự ti, xấu hổ. Cháu muốn hỏi bệnh của cháu sau khi lấy chồng, sinh con thì có khỏi được không ạ? (cháu nghe nhiều nói là sẽ thay máu là khỏi bệnh?)

Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1104 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1159 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai khi có các bệnh về tử cung có nguy hiểm không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  790 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai. Hiện tôi có các bệnh về tử cung thì việc mang thai có gây nguy hiểm cho tôi và thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây