1

Những điều phụ nữ cần biết về bệnh lậu khi mang thai

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất.
Những điều phụ nữ cần biết về bệnh lậu khi mang thai Những điều phụ nữ cần biết về bệnh lậu khi mang thai

Bệnh lậu là bệnh gì?

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Bệnh này lây qua quan hệ tình dục đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn và do một loại vi khuẩn có tên là Neisseria gonorrhoeae gây ra (lậu cầu khuẩn) gây ra.

Vi khuẩn lậu có các protein trên bề mặt để bám vào các tế bào tại vị trí mà chúng tiếp xúc, ví dụ như cổ tử cung hay niệu đạo. Sau khi bám được, chúng sẽ xâm nhập vào các tế bào và bắt đầu lây lan. Điều này khiến cho hệ miễn dịch khó có thể tự chống lại vi khuẩn và các tế bào cũng như là mô sẽ bị tổn hại.

Khi sinh con, vi khuẩn lậu có thể lây truyền từ người mẹ bị bệnh sang con và gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho trẻ. Vì vậy việc phát hiện và điều trị bệnh lậu trước khi sinh là điều rất quan trọng.

Bệnh lậu phổ biến như thế nào?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bệnh lậu phổ biến ở nam giới hơn so với nữ giới. Ở phụ nữ, bệnh lậu thường xảy ra ở cổ tử cung nhưng vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào niệu đạo, âm đạo, trực tràng và cổ họng.

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất.

Các con số thống kê thực tế về số ca mắc bệnh lậu cũng như là các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác đều không chính xác tuyệt đối vì có thể còn rất nhiều trường hợp chưa được ghi nhận. Nhiều bệnh lây qua đường tình dục không biểu hiện triệu chứng nên người mắc không biết hoặc có triệu chứng nhưng lại không đi khám bác sĩ để được chẩn đoán.

Nhìn chung, tỷ lệ mắc bệnh lậu ở Mỹ đã giảm đáng kể kể từ năm 1975. Lý do chủ yếu là bởi mọi người đã nhận thức rõ hơn và thay đổi hành vi quan hệ tình dục do sợ lây nhiễm HIV. Ngày nay việc xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây qua đường tình dục cũng đã đơn giản và phổ biến hơn.

Yếu tố nguy cơ

Bất cứ ai có quan hệ tình dục đều có thể bị bệnh lậu nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ gồm có:

  • Trong độ tuổi từ 15 – 24
  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Quan hệ tình dục với một người mới
  • Quan hệ tình dục với nhiều người
  • Đã từng mắc bệnh lậu hoặc các bệnh lây qua đường tình dục khác

Nhiều bệnh lây qua đường tình dục ở phụ nữ không biểu hiện triệu chứng cho đến khi gây ra những tổn hại nặng cho cơ thể. Vì lý do này nên CDC khuyến nghị những người thuộc nhóm có nguy cơ cao nên đi xét nghiệm thường xuyên, ngay cả khi không có triệu chứng.

Các triệu chứng

Các triệu chứng mà phụ nữ có thể gặp phải khi mắc bệnh lậu gồm có:

  • Dịch tiết âm đạo màu vàng và giống như mủ
  • Đau rát khi đi tiểu
  • Chảy máu âm đạo bất thường, ví dụ như ngoài kỳ kinh nguyệt hay chảy máu sau quan hệ thâm nhập

Ngoài ra, nếu vi khuẩn lan đến trực tràng thì sẽ còn gây đau, ngứa ngáy và sưng ở hậu môn.

Điều trị

Chẩn đoán và điều trị sớm bệnh lậu là rất quan trọng để ngăn ngừa sự lây truyền bệnh. Nếu nhận thấy bạn tình có dấu hiệu bị nhiễm bệnh hay đã có kết quả xét nghiệm dương tính thì cần phải đi xét nghiệm và điều trị nếu như mắc bệnh.

Điều quan trọng cần nhớ là bệnh lậu thường không có triệu chứng cho đến khi gây tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể. Hầu hết các trường hợp bị bệnh lậu đều được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh. Nhưng nếu không được điều trị, bệnh lây qua đường tình dục này sẽ dẫn đến các biến chứng.

Biến chứng

Vì rất nhiều phụ nữ không biểu hiện triệu chứng nên bệnh thường không được điều trị kịp thời. Trong những trường hợp như vậy, nhiễm trùng sẽ lây lan từ cổ tử cung đến đường sinh dục trên và lây nhiễm vào tử cung. Vi khuẩn lậu cũng có thể lan đến các ống dẫn trứng và gây ra viêm ống dẫn trứng hay bệnh viêm vùng chậu.

Những phụ nữ bị viêm vùng chậu do bệnh lậu thường bị sốt, đau bụng dưới và vùng chậu. Vi khuẩn gây viêm vùng chậu còn có thể làm hỏng ống dẫn trứng, dẫn đến vô sinh, mang thai ngoài tử cung và đau vùng chậu mãn tính.

Nếu bệnh lậu không được điều trị thì vi khuẩn gây bệnh còn có thể đi vào máu và gây nhiễm lậu cầu lan tỏa (disseminated gonococcal infection - DGI). Đây là tình trạng mà vi khuẩn lậu lây lan theo máu và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể, thường xảy ra từ 7 đến 10 sau khi bắt đầu hành kinh, trong khi mang thai hoặc sau khi sinh.

Nhiễm lậu lan tỏa gây sốt, ớn lạnh và các triệu chứng khác. Khi xâm nhập vào khớp xương, lậu cầu khuẩn sẽ gây viêm khớp, đau nhức, nóng đỏ ở quanh các khớp, ví dụ như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, cổ tay và khớp xương bàn tay.

Bệnh lậu cũng có thể ảnh hưởng đến da và gây phát ban ở những khu vực như bàn tay, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân. Biểu hiện ban đầu là những nốt nhỏ, phẳng, màu đỏ rồi sau đó trở thành những nốt mụn chứa mủ.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh lậu còn có thể gây viêm màng não và tủy sống, viêm nội tâm mạc hoặc viêm quanh gan.

Ngoài ra, bệnh lậu sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HIV. Lý do là bởi lậu cầu khuẩn làm viêm các mô và gây suy yếu hệ miễn dịch.

Bệnh lậu ở phụ nữ mang thai

Hầu hết phụ nữ mang thai bị bệnh lậu đều không biểu hiện triệu chứng nên không biết mình bị nhiễm bệnh. Trong thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ được tăng thêm sự bảo vệ chống lại các tác nhân gây hại. Ví dụ, mô của bào thai giúp bảo vệ tử cung và ống dẫn trứng của người mẹ khỏi bị nhiễm trùng.

Mặc dù vậy nhưng phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu có thể truyền bệnh sang con trong quá trình sinh thường. Điều này xảy ra khi thai nhi tiếp xúc với chất dịch nhiễm vi khuẩn ở âm đạo của người mẹ. Các triệu chứng ở trẻ sơ sinh bị bệnh lậu thường xuất hiện từ 2 đến 5 ngày sau khi sinh.

Những trẻ này có thể bị viêm da đầu, nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm niệu đạo, viêm âm đạo hoặc cũng có thể bị viêm kết mạc nghiêm trọng.

Vi khuẩn gây bệnh lậu cũng có thể xâm nhập vào máu của trẻ và gây ra các vấn đề toàn thân. Giống như ở người lớn, khi vi khuẩn theo máu lây lan khắp cơ thể thì chúng có thể bám vào một hoặc nhiều khớp, gây viêm khớp hoặc viêm màng não và tủy sống.

Trong một số trường hợp, vi khuẩn lậu còn gây viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh. Mặc dù điều này hiếm gặp nhưng nếu xảy ra thì có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

Tuy nhiên, mù do bệnh lậu là vấn đề hoàn toàn có thể được ngăn ngừa được. Trẻ sơ sinh thường xuyên được dùng thuốc kháng sinh tra mắt erythromycin để ngăn ngừa nhiễm trùng mắt. Cách tốt nhất để ngăn ngừa lây truyền lậu cầu khuẩn sang trẻ là khám sàng lọc và điều trị cho mẹ trước khi sinh.

Biện pháp phòng ngừa

Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su và các biện pháp bảo vệ khác sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu và bất kỳ bệnh lây qua đường tình dục nào khác. Trước khi quan hệ với một người mới thì nên đi làm xét nghiệm và tránh quan hệ tình dục với người có các biểu hiện bất thường.

Nên đi xét nghiệm thường xuyên khi mang thai để làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng trong thai kỳ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: phụ nữ
Tin liên quan
Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh ở người nhiễm HIV
Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh ở người nhiễm HIV

Những người nhiễm HIV sẽ bị bệnh zona thần kinh nặng hơn bình thường và cũng có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn.

Ai nên làm xét nghiệm STD và những điều cần biết
Ai nên làm xét nghiệm STD và những điều cần biết

Nếu nghi ngờ bị mắc một bệnh lây qua đường tình dục hoặc có những dấu hiệu bất thường thì cần đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt.

Nhiễm chlamydia ở miệng: Những điều cần biết
Nhiễm chlamydia ở miệng: Những điều cần biết

Chlamydia không chỉ xảy ra ở bộ phận sinh dục mà còn có thể xảy ra ở khoang miệng và họng.

Bệnh lậu có lây khi hôn không và 12 điều khác cần biết
Bệnh lậu có lây khi hôn không và 12 điều khác cần biết

Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng bệnh lậu ở miệng có thể lây khi hôn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây