1

Nhiễm chlamydia ở miệng: Những điều cần biết

Chlamydia không chỉ xảy ra ở bộ phận sinh dục mà còn có thể xảy ra ở khoang miệng và họng.
Nhiễm chlamydia ở miệng: Những điều cần biết Nhiễm chlamydia ở miệng: Những điều cần biết

Chlamydia là bệnh gì?

Chlamydia là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị.

Mặc dù các bệnh lây qua đường tình dục chủ yếu ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục nhưng một số bệnh như mục cóc, mụn rộp hay chlamydia có thể lây khi quan hệ tình dục đường miệng và gây ra các vấn đề ở khoang miệng hay cổ họng.

Con đường lây truyền

Vi khuẩn Chlamydia trachomatis có thể lây nhiễm vào khoang miệng nhưng khả năng này là rất thấp. Để biết làm thế nào điều này lại xảy ra thì trước tiên cần hiểu con đường lây truyền của bệnh chlamydia.

Một người có thể bị nhiễm chlamydia khi lớp niêm mạc, chẳng hạn như niêm mạc ở âm đạo, dương vật hoặc trực tràng, tiếp xúc với vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Vi khuẩn này xâm nhập vào niêm mạc rồi sinh sôi, phát triển.

Chlamydia không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên, dù không có triệu chứng thì bệnh vẫn gây tổn hại cho cơ thể và nếu không được điều trị thì sẽ dẫn đến những tổn thương không thể phục hồi.

Con đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh chlamydia là qua quan hệ tình dục đường hậu môn hoặc đường âm đạo mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su. Vi khuẩn sẽ lây nhiễm và gây ra các triệu chứng ở ngay tại vị trí mà chúng xâm nhập vào cơ thể.

Có khả năng nhiễm chlamydia ở miệng nếu quan hệ tình dục đường miệng với người bị chlamydia ở bộ phận sinh dục.

Ngược lại, vi khuẩn gây chlamydia ở miệng của người bệnh cũng có thể lây nhiễm sang bộ phận sinh dục của đối phương.

Chlamydia không lây khi hôn.

Vi khuẩn Chlamydia trachomatis dễ lây nhiễm vào vùng sinh dục, gồm có âm đạo, dương vật hoặc trực tràng hơn là miệng.

Dấu hiệu, triệu chứng

Nhiễm chlamydia ở miệng thường không gây triệu chứng. Ở một số người thì tình trạng này chỉ gây đau rát hoặc sưng ở cổ họng. Đây là những triệu chứng rất giống với cảm lạnh hoặc cúm thông thường.

Các triệu chứng có thể gặp phải khi bị nhiễm chlamydia ở miệng gồm có:

  • Đau rát, sưng đỏ ở họng
  • Đau miệng
  • Xuất hiện vết loét lâu lành trong miệng
  • Loét quanh môi

Một người có thể bị nhiễm chlamydia ở cả miệng và bộ phận sinh dục. Trong những trường hợp này, ngoài đau rát họng, người bệnh sẽ còn gặp các triệu chứng ở bộ phận sinh dục.

Các triệu chứng nhiễm chlamydia ở bộ phận sinh dục:

  • Đau, nóng rát khi đi tiểu
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Sưng đau tinh hoàn (ở nam giới)
  • Đau ở hậu môn
  • Đau ở vùng chậu hay bụng dưới (ở phụ nữ)
  • Tiết dịch bất thường từ dương vật hoặc âm đạo, có thể có lẫn máu

Chảy máu âm đạo bất thường, ví dụ như chảy máu sau quan hệ tình dục hay chảy máu ngoài kỳ kinh

Mặc dù nhiễm chlamydia ở miệng có thể không gây triệu chứng rõ rệt bệnh vẫn có thể lây truyền sang bạn tình khi quan hệ tình dục. Đó là lý do tại sao khi có các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh hoặc nghi ngờ có thể mình đã bị nhiễm thì cần đến bệnh viện làm xét nghiệm và điều trị.

Biện pháp chẩn đoán

Có một số phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán chlamydia. Cần lưu ý, xét nghiệm chlamydia ở miệng không nằm trong quy trình xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục thông thường.

Nếu bị đau họng mãi không khỏi hoặc bạn tình có kết quả xét nghiệm dương tính với chlamydia và hai người đã từng quan hệ tình dục bằng miệng thì nên đề nghị bác sĩ xét nghiệm chlamydia ở miệng.

Chlamydia ở bộ phận sinh dục được chẩn đoán bằng phương pháp xét nghiệm nước tiểu nhưng phương pháp này không thể phát hiện được chlamydia ở miệng mà cần phải làm xét nghiệm dịch ngoáy họng. Mẫu dịch sau khi lấy sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra sự hiện diện DNA của vi khuẩn chlamydia trachomatis.

Phương pháp xét nghiệm này khá phức tạp và đôi khi cho kết quả không chính xác vì cổ họng là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Điều này gây khó khăn cho việc xác định vi khuẩn chlamydia.

Điều trị

Bệnh chlamydia được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Loại thuốc kháng sinh được dùng để điều trị chlamydia ở bộ phận sinh dục cũng có thể điều trị chlamydia ở miệng.

Dừng quan hệ tình dục trong ít nhất 7 ngày nếu dùng kháng sinh đơn liều. Nếu được kê kháng sinh hàng ngày thì cần hoàn thành toàn bộ liệu trình mà bác sĩ chỉ định và đi tái khám. Khi xác nhận đã khỏi bệnh hoàn toàn thì mới được quan hệ tình dục trở lại. Khi có những biểu hiện bất thường hay nghi ngờ nhiễm bệnh thì cần phải đi khám ngay. Điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng phát sinh.

Kể cả khi đã điều trị khỏi chlamydia thì vẫn có thể sẽ bị lại. Việc bị một lần không có nghĩa là cơ thể sẽ miễn nhiễm với vi khuẩn.

Do đó, sau khi điều trị thì phải luôn quan hệ tình dục an toàn (dùng bao cao su khi quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn và bao cao su hoặc màng chắn miệng khi quan hệ bằng miệng) để tránh bị lây nhiễm lại.

Biến chứng khi nhiễm chlamydia ở miệng

Những người bị chlamydia sẽ dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, gồm có cả HIV. Theo CDC, chlamydia ở miệng làm tăng nguy cơ nhiễm HIV.

Ngoài ra, chlamydia ở miệng còn làm tăng nguy cơ bị các bệnh nhiễm trùng khác. Lý do là bởi khi bị nhiễm chlamydia, cơ thể sẽ phải tập trung chống lại vi khuẩn này và không còn khả năng đối phó với các loại vi khuẩn, virus khác một cách hiệu quả như bình thường nữa. Điều này sẽ gây ra các vấn đề trong khoang miệng như viêm miệng, viêm lợi (nướu), sâu răng và dẫn đến mất răng.

Khi chlamydia không được điều trị thì còn có thể dẫn đến những vấn đề như:

  • Tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung (trứng sau thụ tinh làm tổ ở bên ngoài tử cung, cần can thiệp khẩn cấp để bảo vệ tính mạng người mẹ)
  • Tăng nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai
  • Viêm đường sinh dục trên
  • Bệnh viêm vùng chậu - một tình trạng gây đau đớn dữ dội ở vùng chậu và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
  • Viêm quanh gan - một tình trạng viêm lớp màng bao quanh gan
  • Viêm khớp phản ứng - một dạng viêm khớp

Tóm tắt bài viết

Chlamydia không chỉ xảy ra ở bộ phận sinh dục mà còn có thể xảy ra ở khoang miệng và họng. Nhưng dù là ở vị trí nào thì bệnh lây qua đường tình dục này cũng đều có thể được điều trị dễ dàng. Cần nhớ rằng, quan hệ tình dục bằng miệng không hề an toàn hơn quan hệ qua đường âm đạo hay đường hậu môn vì các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia vẫn lây lan qua hình thức quan hệ này.

Nếu nghi ngờ có thể mình đã bị nhiễm chlamydia hay có những biểu hiện bệnh thì hãy đến bệnh viện để được tư vấn làm xét nghiệm.

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những điều mà phụ nữ cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Những điều mà phụ nữ cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nếu không được điều trị, các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến các vấn đề về khả năng sinh sản và tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Ai nên làm xét nghiệm STD và những điều cần biết
Ai nên làm xét nghiệm STD và những điều cần biết

Nếu nghi ngờ bị mắc một bệnh lây qua đường tình dục hoặc có những dấu hiệu bất thường thì cần đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt.

Những điều nam giới cần biết về các bệnh lây qua đường tình dục
Những điều nam giới cần biết về các bệnh lây qua đường tình dục

Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai có quan hệ tình dục, bất kể tuổi tác, chủng tộc và xu hướng tính dục.

Những điều phụ nữ cần biết về bệnh lậu khi mang thai
Những điều phụ nữ cần biết về bệnh lậu khi mang thai

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất.

Nhiễm trichomonas: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Nhiễm trichomonas: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nhiễm trichomonas thường không biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên, nếu có thì các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện từ 5 đến 28 ngày sau khi nhiễm bệnh và cũng có đôi khi thời gian ủ bệnh kéo dài lâu hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây