Axit palmitic trong dầu dừa có lợi hay có hại?
Axit palmitic là gì?
Axit palmitic là một loại chất béo bão hòa có tự nhiên trong một số loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt và sữa cũng như là một số loại dầu từ thực vật như dầu cọ và dầu dừa.
Axit palmitic còn được sử dụng làm chất phụ gia trong thực phẩm. Vì lý do này và vì dầu cọ và dầu dừa được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn công nghiệp nên rất có thể axit palmitic cũng có mặt trong chế độ ăn uống của bạn mà bạn không nhận ra.
>>> Các lợi ích đã được khoa học chứng minh của dầu dừa đối với sức khỏe.
Tác hại của axit palmitic đối với sức khỏe
Theo số liệu thống kê tại Mỹ, cứ 4 trường hợp tử vong hàng năm lại có 1 trường hợp là do bệnh tim mạch. (1) Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả nam giới và phụ nữ. Các yếu tố như béo phì, lười vận động và hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngoài ra, chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là một yếu tố nguy cơ và đã có bằng chứng cho thấy axit palmitic có thể là một trong các thủ phạm. Theo các nghiên cứu, axit palmitic có thể làm tăng đáng kể nồng độ LDL cholesterol hay còn gọi là cholesterol "xấu".
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), axit palmitic làm tăng LDL cholesterol nhiều hơn so với các loại chất béo bão hòa khác như axit stearic và có bằng chứng thuyết phục chỉ ra rằng ăn nhiều axit palmitic có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. (2)
Một nghiên cứu cũng cho thấy rằng chế độ ăn có nhiều axit palmitic có thể làm tăng nguy cơ béo phì và kháng insulin – một nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tuy nhiên, một bản đánh giá vào năm 2015 đã không đưa ra bất kỳ kết luận cụ thể nào về mối liên hệ giữa axit palmitic và nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch hay ung thư. Nói chung, chưa có đủ bằng chứng để khẳng định liệu axit palmitic có trực tiếp gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe hay không.
Theo một bản đánh giá tài liệu của Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (European Food Safety Authority), axit palmitic an toàn khi ăn ở mức độ vừa phải nhưng vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để đưa ra kết luận chính xác.
Có cần kiêng dầu dừa không?
Khoảng 90% thành phần của dầu dừa là chất béo bão hòa. Mỗi một muỗng canh dầu dừa chứa 9,57 gram chất béo bão hòa. Tuy nhiên, chất béo bão hòa trong dầu dừa không gây hại như chất béo bão hòa từ các nguồn khác.
Hơn nữa, mặc dù dầu dừa chứa axit palmitic nhưng hàm lượng axit palmitic chỉ chiếm một phần nhỏ nên việc ăn dầu dừa sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể giống như khi chỉ ăn axit palmitic.
Axit lauric cũng là một loại chất béo bão hòa có trong dầu dừa nhưng hàm lượng cao hơn nhiều so với axit palmitic. Axit lauric chiếm khoảng 50% tổng hàm lượng axit béo trong dầu dừa.
Tuy rằng axit lauric cũng làm tăng cholesterol nhưng lại chủ yếu làm tăng HDL cholesterol hay cholesterol tốt và không làm tăng đáng kể LDL cholesterol.
Tóm tắt bài viết
Mặc dù axit palmitic có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến sức khỏe nhưng axit béo này chỉ chiếm một phần nhỏ trong dầu dừa. Do đó, ăn dầu dừa sẽ không gây hại gì nhiều. Tuy nhiên cũng chỉ nên ăn dầu dừa một cách vừa phải vì dầu dừa chứa lượng chất béo và calo rất cao.
Omega-3 là một axit béo thiết yếu rất quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải loại omega-3 nào cũng có vai trò giống nhau trong cơ thể. Có tất cả 11 loại omega-3 và 3 loại quan trọng nhất là ALA, EPA và DHA.
Trước đây, dầu dừa vẫn bị coi là một loại dầu không lành mạnh nhưng các nghiên cứu khoa học đã “minh oan” cho loại dầu này và thậm chí còn chí ra nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Dầu dừa có nhiều lợi ích cho sức khỏe và một số lợi ích trong đó là nhờ axit lauric – loại axit béo chính trong dầu dừa. Có thể thoa dầu dừa trực tiếp lên da hoặc thêm vào chế độ ăn uống nhưng không nên ăn quá nhiều vì dầu dừa rất giàu chất béo.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà phê là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lớn nhất trong chế độ ăn uống của con người.
Lượng caffeine trong trà và cà phê rất đa dạng, tùy thuộc vào nguồn gốc, loại và cách pha chế đồ uống.