Áp xe vùng cơ cắn - Bộ y tế 2015
I. ĐỊNH NGHĨA
Là áp xe khu trú ở vùng cơ cắn, nguyên nhân thường do răng.
II. NGUYÊN NHÂN
- Do răng
- Răng viêm quanh cuống không được điều trị.
- Răng có viêm quanh răng không được điều trị.
- Do biến chứng răng khôn.
- Các nguyên nhân khác
- Do tai biến điều trị.
- Do chấn thương.
- Nhiễm trùng các vùng lân cận.
III. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định
1.1. Lâm sàng
a. Toàn thân
Có biểu hiện nhiễm trùng: sốt cao, mạch nhanh, hơi thở hôi....
b. Tại chỗ
- Ngoài miệng
- Vùng cơ cắn có 1 khối sưng lớn, da trên khối sưng nóng đỏ hoặc tím, căng, nề, có thể thâm nhiễm lan rộng lên trên đến mi mắt dưới hoặc hố thái dương, ra sau tới vùng mang tai, xuống dưới tới vùng dưới hàm. Các rãnh tự nhiên trên mặt bị xóa.
- Nếu khối áp xe ở vị trí nông, nằm trên cơ cắn có thể sờ thấy dấu hiệu chuyển sóng.
- Bệnh nhân đau dữ dội khi sờ vào.
- Trong miệng
- Bệnh nhân có khít hàm dữ dội, thường chỉ há được tối đa 0,5cm..
- Niêm mạc ngách tiền đình nề, xung huyết dọc theo bờ trước cành lên xương hàm dưới.
- Răng nguyên nhân: có biểu hiện bệnh lý của răng nguyên nhân.
1.2. Cận lâm sàng
- X quang thường quy: Có biểu hiện tổn thương răng nguyên nhân.
- CT Scanner: có khối thấu quanh ranh giới rõ ở vùng cơ cắn.
2. Chẩn đoán phân biệt
- Áp xe vùng má: vị trí áp xe ở vùng má và không có dấu hiệu khít hàm dữ dội.
- Áp xe vùng mang tai: vị trí áp xe ở vùng mang tai, có chảy mủ qua lỗ ống Stenon khi thăm khám và không có khít hàm.
- Viêm xương vùng góc hàm hoặc cành lên xương hàm dưới: Ban đầu có thể làm mủ vùng cơ cắn. Trên X quang có thể thấy hình ảnh xương chết.
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc
Dẫn lưu mủ và điều trị răng nguyên nhân.
2. Điều trị cụ thể
2.1. Điều trị toàn thân
Kháng sinh và nâng cao thể trạng.
2.2. Điều trị tại chỗ
Rạch dẫn lưu mủ có thể theo đường trong miệng hoặc ngoài mặt.
a. Đường trong miệng
- Chỉ định: khi áp xe tiến triển ra dưới niêm mạc bờ trước cành lên xương hàm dưới.
- Kỹ thuật
- Vô cảm.
- Rạch niêm mạc ở chỗ thấp nhất và phồng nhất của ổ áp xe.
- Bộc lộ ổ áp xe và dẫn lưu mủ.
- Bơm rửa.
- Đặt dẫn lưu.
- Điều trị răng nguyên nhân: thường là nhổ răng nguyên nhân.
b. Đường ngoài mặt
- Chỉ định: khi áp xe tiến triển ra phía da hoặc vào sâu phía trong cơ cắn (lan lên trên hoặc ra phía sau xương hàm dưới).
- Kỹ thuật
- Vô cảm.
- Rạch da vùng dưới hàm, cong theo đường bờ nền.
- Bóc tách da và mô dưới da.
- Dùng kẹp Kocher thâm nhập vào vùng áp xe để dẫn lưu mủ.
- Bơm rửa.
- Đặt dẫn lưu.
- Điều trị răng nguyên nhân: thường là nhổ răng nguyên nhân..
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
1.Tiên lượng
Nếu dẫn lưu mủ phối hợp với điều trị răng nguyên nhân thì có kết quả điều trị tốt.
2. Biến chứng
- Viêm tấy tỏa lan vùng mặt.
- Nhiễm trùng huyết.
VI. PHÒNG BỆNH
Khám răng miệng định kỳ để phát hiện các răng sâu, tổn thương viêm quanh răng, răng khôn mọc lệch để điều trị kịp thời.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Dấu hiệu vùng kín khỏe mạnh được nhận biết như thế nào? Phụ nữ có thể tự kiểm tra vùng kín tại nhà để hiểu hơn về cơ thể của mình và phát hiện những thay đổi bất thường.
Nguyên nhân gây mẩn đỏ vùng kín ở chị em là gì? Ví dụ như viêm da tiếp xúc, nhiễm trùng hoặc các bệnh tự miễn. Đôi khi, tình trạng này tự hết sau một vài ngày. Nhưng nếu kéo dài dai dẳng thì phải đi khám bác sĩ.
Thỉnh thoảng bị ngứa ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, ví dụ như vùng mu, là điều bình thường và không có gì đáng ngại cả. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa kéo dài dai dẳng thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề không bình thường, ví dụ như dị ứng, viêm nang lông hoặc nhiễm trùng.
Nhiều thai phụ cảm thấy mình trở nên lóng ngóng, đặc biệt là trong vài tháng cuối trước khi sinh.
Đau vùng chậu trong thai kỳ ảnh hưởng đến 1/4 phụ nữ mang thai. Nó thường bắt đầu vào cuối tam cá nguyệt đầu và có thể tiếp tục cho đến vài tháng sau sinh.
- 1 trả lời
- 774 lượt xem
Bác sĩ ơi, tôi có thể tẩy lông vùng bikini khi đang mang thai không ạ? Việc tẩy lông có an toàn cho bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 11457 lượt xem
Em sinh mổ bé ở Từ Dũ được 4 ngày thì xuất viện. Mấy ngày đầu ở viện do đau vết mổ nên bà ngoại lo chăm sóc bé. Hôm chuẩn bị xuất viện em mới để ý bé thì thấy bé có cái gì giống như huyết trắng. Em lo lắng hỏi mấy chị hộ sinh thì các chị nói bình thường, không có vấn đề gì. Tuy nhiên, khi về nhà thì thấy vùng kín của bé nhà em bị ra máu. Máu đỏ tươi và có dịch nhầy. Bé bị ra máu liên tiếp 2 ngày hôm nay rồi. Em rất lo lắng không biết nên cho bé đi khám như thế nào. Vì nhà em ở quê nên điều kiện đi lại cũng khó khăn. Bác sĩ bảo em phải làm gì ạ?
- 1 trả lời
- 1595 lượt xem
Em mang thai được 24 tuần, hay bị ra huyết. Khi thai được 8 tuần, bs chẩn đoán tử cung 2 sừng. Và từ tuần 24, bs chỉ định em phải đặt thuốc progendo (1 ngày 2 lần) cho tới khi thai 36 tuần. Nhưng đặt xong, em thường bị ngứa vùng kín, rất khó chịu. Có cách nào khắc phục không ạ?
- 1 trả lời
- 1379 lượt xem
Bé gái nhà em mới sinh được 1 tuần tuổi. Khi thay tã cho con, em phát hiện ra ở 2 bên bẹn của bé có 2 mảng da bị sạm đen lại. Tại sao bé lại bị sạm đen thế ạ? Và có cách gì để điều trị cho bé không ạ?
- 1 trả lời
- 1735 lượt xem
Em có câu hỏi này khá tò mò và... tế nhị là: khi các mẹ bầu đến sinh ở Bệnh viện, liệu các y tá có... cạo sạch lông vùng kín cho sản phụ để thuận tiện cho việc sinh đẻ và vệ sinh không ạ?!