1

Áp xe thành bên họng - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

I. ĐỊNH NGHĨA 

Là áp xe khu trú ở thành bên họng, do lan rộng áp xe các vùng lân cận mà thường có nguyên nhân do răng.

II. NGUYÊN NHÂN

- Do răng

  •  Răng viêm quanh cuống không được điều trị.
  •  Răng có viêm quanh răng không được điều trị.
  •  Do biến chứng răng khôn.

- Do nguyên nhân khác

  •  Do tai biến điều trị.
  •  Do chấn thương.
  •  Áp xe các vùng lân cận.

III. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định

1.1. Lâm sàng

a. Toàn thân

Có biểu hiện nhiễm trùng huyết: sốt cao, rét run, tim đập nhanh, đau đầu, vật vã mất ngủ, hơi thở hôi....

b. Tại chỗ

- Ngoài miệng

  •  Nếu mủ tụ ở vùng trước trâm thì thấy sưng đau dọc cơ ức đòn chũm.Khởi đầu vùng dưới hàm ,góc hàm có 1 khối sưng lớn, da trên khối sưng nóng đỏ hoặc tím, căng, nề, có thể thâm nhiễm lan rộng lên vùng mang tai.Lồi bờ nền xương hàm dưới bị xóa.
  •  Giai đoạn đầu khối có mật độ cứng, về sau ấn lõm hoặc có dấu hiệu chuyển sóng. Bệnh nhân đau dữ dội khi sờ vào.

- Trong miệng

  •  Khít hàm nhiều.
  •  Sưng nền phần trước thành bên hầu, đẩy amidan và vòm miệng vào giữa. Do thành bên hầu bị sưng nề nên bệnh nhân thường có khó thở.
  •  Niêm mạc hầu đỏ, căng, đau do mủ tụ ở giữa cơ chân bướm trong và cơ khít hầu trên.
  •  Nếu đặt 1 ngón tay ở thành bên hầu, các ngón khác đặt sau và dưới góc hàm có thể phát hiện thấy mềm lún hoặc có dấu hiệu chuyển sóng.
  •  Nếu mủ tụ ở sau vùng trâm: bệnh cảnh lâm sàng tương tự như nhiễm khuẩn máu. Bệnh nhân ít khi bị khít hàm, sưng bên ngoài cũng ít hơn so với áp xe ở trước trâm. Trong miệng thây sưng thành bên hầu.
  •  Răng nguyên nhân: có biểu hiện bệnh lý của răng nguyên nhân.

c. Dấu hiệu cơ năng

  •  Khó nuốt, kể cả khi bệnh nhân uống nước.
  •  Đau do căng mủ, đau lan lên tai, xuống vùng dưới hàm.
  •  Khó thở do sưng bít 1 phần hầu, nề thanh quản.

1.2. Cận lâm sàng

  •  X quang thường quy: Có biểu hiện tổn thương răng nguyên nhân.
  •  CT Scanner: có khối thấu quang ranh giới rõ ở vùng thành bên họng.

2. Chẩn đoán phân biệt

Viêm tấy amidan: amidan sưng đỏ, xung huyết, không có khít hàm.

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc

Dẫn lưu mủ và điều trị răng nguyên nhân.

2. Điều trị cụ thể

2.1. Điều trị toàn thân

Kháng sinh và nâng cao thể trạng.

2.2. Điều trị tại chỗ

Chích dẫn lưu mủ qua đường trong miệng hoặc đường ngòai miệng hoặc phối hợp cả hai.

a. Đường trong miệng

- Chỉ định: khi áp xe tiến triển về phía niêm mạc thành bên họng.

- Kỹ thuật

  •  Vô cảm.
  •  Rạch niêm mạc ở chỗ thấp nhất và phồng nhất của ổ áp xe.
  •  Bộc lộ ổ áp xe và dẫn lưu mủ.
  •  Bơm rửa.
  •  Đặt dẫn lưu.
  •  Điều trị răng nguyên nhân.

b. Đường ngoài mặt

- Chỉ định: khi áp xe tiến triển về phía dưới da vùng cổ và dưới hàm.

- Kỹ thuật

  •  Vô cảm.
  •  Rạch da bờ trước cơ ức đòn chũm: đường rạch từ góc hàm tới 1/3 giữa của vùng dưới hàm.
  •  Bóc tách da và mô dưới da.
  •  Dùng kẹp Kocher thâm nhập vào vùng áp xe để dẫn lưu mủ.
  •  Bơm rửa.
  •  Đặt dẫn lưu.
  •  Điều trị răng nguyên nhân.

V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

1. Tiên lượng

  •  Nếu dẫn lưu mủ phối hợp với điều trị răng nguyên nhân thì có kết quả điều trị tốt.
  •  Nếu điều trị không kịp thời hoặc không đúng có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong.

2. Biến chứng

  •  Viêm tấy tỏa lan vùng mặt.
  •  Liệt hô hấp do nề thành quản cấp, phải tiến hành mở khí quản.
  •  Chảy máu do nhiễm khuẩn xâm lấn, làm tổn thương các mạch máu lớn (động mạch cảnh, tĩnh mạch cảnh trong), phải tiến hành thắt mạch.
  •  Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm màng não mủ.
  •  Áp xe trung thất.
  •  Nhiễm trùng huyết.

VI. PHÒNG BỆNH

Khám răng miệng định kỳ để phát hiện các răng sâu, tổn thương viêm quanh răng, răng mọc lệch để điều trị kịp thời.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Hội chứng thận hư nguyên phát ở người trưởng thành - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Hồng ban đa dạng - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Vảy phấn hồng Gibert - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

Nấm thanh quản - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Bạn đã sẵn sàng để trở thành cha mẹ chưa?
Bạn đã sẵn sàng để trở thành cha mẹ chưa?

Trả lời những câu hỏi này có thể giúp bạn xem xét những yêu cầu của việc làm cha mẹ và xác định những kỹ năng bạn cần để thành công.

Tâm sự bà bầu: Đối phó với bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm
Tâm sự bà bầu: Đối phó với bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm

Mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm và mang thai có thể làm cho bạn cảm thấy một loạt các cảm xúc. Dưới đây là bí quyết, lời khuyên và những lời sáng suốt từ phụ nữ đã đối phó với bệnh hồng cầu lưỡi liềm khi mang bầu.

Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?
Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?

Thực tế là hơn một nửa số phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm vẫn sinh thường.

Bà bầu bị bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Bà bầu bị bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị hồng cầu hình liềm, liệu em bé có mắc bệnh này không? Làm sao biết được em bé có mắc bệnh hồng cầu hình liềm không? Có biến chứng nào từ bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi không? Cùng đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!

Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai
Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai

Với việc chăm sóc tiền sản tốt, hầu hết phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm đều có thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1132 lượt xem

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

Viêm họng thông thường và viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) khác nhau như thế nào?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  916 lượt xem

- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do liên cầu khuẩn
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  906 lượt xem

Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Bầu 18 tuần bị cúm và đau họng, muốn xin đơn thuốc uống
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  692 lượt xem

Em bầu được 18w rồi nhưng hiện tại đang cúm với đau họng quá ạ. Em muốn xin ý kiến của bác sĩ và đơn thuốc để mua, chứ để cúm nặng quá em sợ ảnh hưởng tới bé ạ .

Bé 6 tháng tuổi dùng appeton có thành phần vitamin D thì bổ sung thêm ostelin vitamin D3 có bị thừa không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1051 lượt xem

Bé nhà em 6 tháng nhưng rất biếng ăn. Em có cho bé dùng appeton cho trẻ biếng ăn. Trước nay em chưa bổ sung vitamin D3 bao giờ. Vì em đang dùng appeton có thành phần vitamin D thì bổ sung thêm ostelin vitamin D3 có bị thừa không ạ? Và chỉ dùng mỗi appeton có được không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây