1

9 điều ông bố tương lai nên biết về thai kỳ

Một trong những cách tốt nhất để chuẩn bị cho quá trình sinh con là đồng hành cùng bạn đời trong các lớp học tiền sản.
9 điều ông bố tương lai nên biết về thai kỳ 9 điều ông bố tương lai nên biết về thai kỳ

Hầu như tất cả các bệnh viện và trung tâm sinh đẻ đều có lớp và bố mẹ thường được phép tham gia vào hai hoặc ba buổi tối hoặc một buổi học kéo dài vào ban ngày. Dưới đây là một số điều bạn có thể học hỏi và thảo luận trong các lớp tiền sản.

1. Cách nhận biết dấu hiệu chuyển dạ

Vào cuối thai kỳ nhiều phụ nữ xuất hiện các cơn co giống chuyển dạ giả được gọi là cơn co Braxton Hick có thể bắt đầu thì mạnh nhưng sẽ giảm dần và sau đó dừng lại sau một thời gian. Xem xét những dấu hiệu dưới đây, rất có thể cô ấy chuyển dạ thật:

Nước ối có thể bị vỡ, chảy hoặc rỉ ra. Khi nước ối vỡ, nhiều thai phụ tự động chuyển dạ một thời gian ngắn sau đó. Nếu không thì sẽ được kích chuyển dạ để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nhưng hãy nhớ rằng các cơn co thắt thường bắt đầu trước khi cô ấy bị vỡ ối

Đau lưng dưới dai dẳng đặc biệt nếu cô ấy cũng phàn nàn về cảm giác chuột rút.

Các cơn co thắt xuất hiện thường xuyên, ngày càng ngắn hơn và trở nên mạnh hơn và kéo dài.

Cô ấy ra nút nhầy cổ tử cung. Đây không nhất thiết là một dấu hiệu cho thấy chuyển dạ đang sắp xảy ra – vẫn có thể vài ngày nữa mới xảy ra. Nhưng ít nhất, nó chỉ ra rằng mọi thứ liên quan đến chuyển dạ đang diễn ra.

2. Làm thế nào để tính thời gian các cơn co

Sủ dụng bộ đếm thời gian. Đối với hầu hết mọi người thì họ thường sử dụng điện thoại, hay bất cứ thứ gì có thể đếm được bằng giây cho đến khi các cơ co của đối phương cách nhau chỉ vài giây. Đến số cơn co trong vài phút.

Nếu cô ấy xuất hiện các cơn co đau đơn thường xuyên kéo dài 30 giây hoặc hơn, thì có lẽ cô ấy đang ở giai đoạn đầu chuyển dạ, Bác sĩ có thể giúp bạn quyết định qua điện thoại về thời điểm nên đến bệnh viện.

con co

Theo nguyên tắc chung, nếu ác cơn co cách nhau 5 phút howjc ít hơn, kéo dài hơn 30 giây và tiếp tục như thế trong khoảng 1 giờ thì đã đến lúc đến bệnh viện. Một số trường hợp nên đến bệnh viện sớm hơn, vì thế nên nói chuyện với bác sĩ về thời gian phù hợp với bạn

3.Đừng đến bệnh viện quá sớm

Đừng đến bệnh viện ngay khi bạn đời của mình chuyển dạ. Nếu cô ấn mới chỉ mở một phân thì có thể họ sẽ cho về nhà và bảo cô ấy đi lại cho đến khi thực sự chuyển dạ.

Đi bộ, đi đến khu mua sắm hoặc xem một bộ phim – làm bất cứ thứ gì để cô ấy quên đi những cơn co. Mặc dù có thể không dễ nhưng cố gắng đừng cứ nhìn chằm chằm vào đồng hồ. Nếu chuyển dạ xảy ra vào ban đêm, hãy giúp cô ấy ngủ lại trong vài giờ.

4. Biết những gì sẽ xảy ra trong quá trình chuyển dạ

Hãy quên đi những cảnh tượng trong phim, khi thai phụ đi làm và đột nhiên đứa trẻ trong bụng rơi ra. Đôi khi chuyển dạ thường nhanh nhưng thường thì không đến mức như thế. Đối với hầu hết phụ nữ, đặc biệt là các phụ nữ lần đầu sinh con thì đó thực sự là một cuộc hành trình chứ không đơn giản chỉ là một sự kiện.

Đừng nghĩ rằng ca chuyển dạ chỉ kết thúc trong vài giờ đồng hồ. Mỗi phụ nữ mỗi khác và sẽ thật hữu ích nếu bạn biết rằng thực tế có tới 3 giai đoạn chuyển dạ khác nhau:

Giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu bao gồm 3 phân đoạn:

  • Mới đầu: giai đoạn này thường kéo dài đến 12 giờ mặc dù thường ngắn hơn đáng kể so với giai đoạn hai và ba sau đó. Khi giai đoạn chuyển dạ tiến triển, các cơn co sẽ ngày càng dài hơn và mạnh hơn.
  • Giai đoạn kích hoạt: Thường giai đoạn này kéo dài đến sáu tiếng đồng hồ, mặc dù thời gian này có thể ngắn hơn rất nhiều. Bạn phải vào bệnh viện hoặc trung tâm sinh đẻ ngay bây giờ hoặc trên đã trên đường đi. Các cơn co thắt mạnh hơn nhiều, kéo dài khoảng 40 đến 60 giây, và cách nhau khoảng ba đến năm phút.

Các bài tập thở, kỹ thuật thư giãn và huấn luyện đều quan trọng. Nếu bạn tình của bạn đang gặp khó khăn trong việc đối phó hoặc không muốn sinh mà không có thuốc hỗ trợ, thì đó là khi cô ấy có thể lựa chọn gây tê ngoài màng cứng hoặc phương pháp giảm đau khác.

  • Giai đoạn chuyển tiếp. Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Các cơn co kéo dài từ 60 đến 90 giây và cách nhau hai hoặc ba phút.

Giai đoạn thứ hai

  • Rặn và sinh. Giai đoạn thứ hai có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ - trung bình khoảng một giờ cho lần mang thai lần đầu (lâu hơn nếu cô ấy gây tê ngoài màng cứng) - và kết thúc bằng một khoảnh khắc dễ chịu vô cùng: em bé được sinh ra.
  • Không có quá nhiều điều phải suy nghĩ trong giai đoạn này: bạn có muốn ghi lại video cảnh sinh, bạn có muốn cắt dây rốn cho bé? (Hãy nhắc nhở bác sĩ và lưu ý rằng một số bệnh viện không cho phép chụp ảnh hoặc ghi hình trong phòng sinh).

Vợ bạn có muốn thử cho con bú ngay sau khi sinh không? Nếu có hãy nói với bác sĩ hoặc y tá để họ có thể giúp.

Giai đoạn 3

Đẩy nhau thai ra: Vẫn chưa kết thúc. Giai đoạn này bắt đầu ngay sau khi sinh con và kết thúc bằng việc đẩy nhau ra trong 5 đến 10 phút sau đó, và thường là không quá kịch tính nhưng cần thiết.

Vợ bạn có thể cảm thấy ớn lạnh hoặc run rẩy trong giai đoạn này. Nếu đụng như vậy, hãy chuẩn bị sẵn sàng chăn ấm cho cô ấy và bế em bé trong khi cô ấy lấy lại sức.

5. Là một người tham gia tích cực

Trong những ngày này và vài tuần trước ngày sinh em bé, hãy đảm bảo cả bạn và vợ đều đã chuẩn bị túi đồ vào bệnh viện bao gồm quần áo cho mẹ và bé, đồ dùng vệ sinh cá nhân và các vật dụng cần thiết khác.

Trong thời gian đầu chuyển dạ ở nhà, hãy nhắc cô ấy uống thật nhiều chất lỏng, như nước táo, nước dứa hoặc trà thảo dược, hoặc đơn giản chỉ là nước để tránh tình trạng mất nước. Cho cô ấy ăn sữa chua hoặc một món gì đó nhẹ nhàng trừ khi bác sĩ yêu cầu không ăn trong thời gian chuyển dạ.

vo bau uong nuoc

Khi đến bệnh viện, hãy lái xe cẩn thận. Đây không phải là lúc để làm thêm việc nào khác. Khi đến phòng sinh, hãy kiên nhẫn chờ đợi để tạo sự thoải mái và hỗ trợ cô ấy.

6. Trở thành người hỗ trợ đắc lực cho vợ mình

Bác sĩ và y tá có thể ở đó để chắc chắn vợ bạn và em bé làm tốt trong quá trình chuyển dạ và sinh. Nhưng bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bạn đời của mình thoài mái và thông báo những mong muốn của cô ấy. Khi đã đến lúc nghỉ ngơi, hãy tắt bớt đèn, có thể tạo không gian bằng dầu thơm. Mang theo hình ảnh, phim và nhạc của bạn chuẩn bị cho cô ấy.

7. Làm theo mong muốn của cô ấy

Làm theo dấu hiệu của cô ấy. Một số phụ nữ thích matxa hoặc vuốt ve mái tóc trong quá trình chuyển dạ, nhưng những người khác thì không. Và không có cách nào để biết trước được vợ bạn sẽ thích gì.

Trong bất kỳ trường hợp nào hãy cố gắng trấn an cô ấy rằng cô ấy vẫn khỏe mạnh và săn sàng làm bất kỳ điều gì cô ấy muốn

8.Chuẩn bị

Xem video về sinh thường và sinh mổ. Đừng ngạc nhiên nếu da của bé trông nhăn nheo và đầu bé có hình nón.

Xem video về cách để matxa thư giãn cho một thai phụ và bạn có thể nhẹ nhàng làm cho cô ấy trong phòng sinh

9. Cắt dây rốn cho bé nếu bạn muốn

Nhiều ông bố muốn cắt dây rốn cho con mình trong vài phút đầu sau khi sinh. Nếu bạn muốn thế, đừng ngại nói với bác sĩ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: thai ky
Tin liên quan
Sử dụng cần sa trong thai kỳ - Những điều cần biết!
Sử dụng cần sa trong thai kỳ - Những điều cần biết!

Chúng ta không biết nhiều về những tác động có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu về điều này hiện vẫn đang được tiến hành thì hầu hết các chuyên gia, bao gồm cả Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) đều khuyên thai phụ không nên sử dụng cần sa. Tại sao?

Những điều cần biết khi xỏ khuyên, xăm hình lúc mang thai
Những điều cần biết khi xỏ khuyên, xăm hình lúc mang thai

Xỏ khuyên trong quá trình mang thai có an toàn không? Mang thai có nên tháo bỏ khuyên rốn? Xăm hình trong quá trình mang thai thì thế nào? Cách chăm sóc hình xăm khi mang thai sẽ như thế nào? Đó là những câu hỏi xung quanh nghệ thuật hình thể được các bà mẹ vô cùng quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Những Điều Cần Biết Về Kỳ Kinh Đầu Tiên Sau Khi Sảy Thai
Những Điều Cần Biết Về Kỳ Kinh Đầu Tiên Sau Khi Sảy Thai

Sảy thai sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cả tâm lý và thể chất của người phụ nữ. Sau khi sảy thai, thường phải mất khoảng một tháng thì cơ thể mới hồi phục trở lại trạng thái bình thường. Trong thời gian này, kinh nguyệt sẽ trở nên bất thường nhưng đây không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai
Thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai

Điều trị sớm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong khi mang thai sẽ bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn, giảm thiểu một số nguy cơ trong thai kỳ.

Thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ
Thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ

Tiêm insulin nhằm giảm lượng đường trong máu của bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ bằng mức nồng độ đường máu của người phụ nữ bình thường. 1

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Làm sao biết được thai nhi vẫn ổn?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  680 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi mang thai lần đầu nên chưa có kinh nghiệm gì. Bác sĩ có thể cho tôi biết làm sao để bà bầu biết được đứa con trong bụng mình vẫn ổn được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tôi nghĩ chân mình to hơn khi mang thai, điều này có thể không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1005 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Đi khám thai do đau bụng, thai 32 tuần, không biết có phải viêm phụ khoa không?
Đi khám thai do đau bụng, thai 32 tuần, không biết có phải viêm phụ khoa không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1858 lượt xem

Em có vài vấn đề muốn hỏi lắm ạ. Chuyện là hôm qua em có đi khám thai do đau bụng, thai e đã 32 tuần. Nhưng thấy nhiều mom được kiểm tra não bé và kiểm tra gì nhiều lắm ở tuần 30 - 34 sao em không được bác sĩ chỉ định nhỉ, với lại em có kết quả xét nghiệm nước tiểu như này, không biết có phải bị viêm phụ khoa không ạ? Bác sĩ không cho em thuốc hay nói gì cả. Em thai IVF, bị suy giáp, thấy khó chịu ở âm đạo. Huyết áp em bình thường 120/70; em không phù, không ra dịch, lúc khám trong thì bác sĩ đưa tay vào thì có ra dịch trắng đục, còn bình thường em không ra dịch, không hôi luôn.

Tính thế nào để biết tuổi thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  600 lượt xem

Em thường có vòng kinh là 35 ngày. Ngày kinh cuối cùng của em là 13/10/2020 Vậy bác sĩ cho em hỏi: tính đến thời điểm hiện tại là thai của em được bao nhiêu tuần? Và khi siêu âm, đến tuần thứ bao nhiêu thì mới đo được độ mờ da gáy ạ?

Điều trị bệnh rơ lưỡi khi mang thai
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1986 lượt xem

Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây