1

Liệu pháp kháng virus trong điều trị HIV

Sự ra đời của liệu pháp kháng virus đã tạo ra sự thay đổi lớn trong điều trị và phòng ngừa HIV. Phương pháp này đã mang lại hy vọng mới cho những người nhiễm HIV, giúp người bệnh có cuộc sống khỏe mạnh bình thường và tuổi thọ lâu dài.
Liệu pháp kháng virus trong điều trị HIV Liệu pháp kháng virus trong điều trị HIV

Liệu pháp kháng virus là gì?

Sau khi HIV được phát hiện ra vào năm 1981, những người nhiễm loại virus này thường được điều trị bằng phác đồ gồm có một loại thuốc duy nhất, đó là thuốc azidothymidine (AZT).

Mặc dù ban đầu có hiệu quả nhưng về lâu dài, phương pháp sử dụng một loại thuốc này lại không thể làm chậm sự phát triển của virus.

Lý do là bởi HIV có thể nhanh chóng hình thành khả năng đề kháng với loại thuốc được sử dụng trong phác đồ này. Hay nói cách khác, HIV đã đột biến (thay đổi) thành một dạng mà thuốc không còn có tác dụng ức chế nữa.

Vào năm 1995, một phác đồ điều trị sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau đã được giới thiệu. Phác đồ này ban đầu được gọi là liệu pháp điều trị kháng retrovirus hoạt tính cao (highly active antiretroviral therapy – HAART) hay còn được gọi là liệu pháp điều trị kháng retrovirus kết hợp (combination antiretroviral therapy - cART) rồi sau đó được gọi ngắn gọn là liệu pháp kháng virus (antiretroviral therapy - ART).

Phương pháp này đã đem lại những cải thiện đáng kể cho người nhiễm HIV. Tải lượng virus (số lượng HIV trong cơ thể) và số lượng tế bào CD4 (tế bào miễn dịch bị HIV phá hủy) đều tăng ở những người điều trị bằng liệu pháp kháng virus.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), những người tuân thủ điều trị bằng thuốc kháng virus theo chỉ định và duy trì tải lượng virus ở mức không thể phát hiện được sẽ không còn khả năng lây truyền HIV sang người khác.

Ngoài ra, chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng được tăng lên đáng kể, tương đương với cuộc sống của người không nhiễm HIV. Một trong những lý do chính cho sự thành công của liệu pháp kháng virus là ngăn ngừa được tình trạng kháng thuốc của HIV.

Hãy cùng đọc tiếp để hiểu hơn về phương pháp điều trị HIV này.

Các nhóm thuốc trong liệu pháp kháng virus

Phác đồ điều trị bằng liệu pháp kháng virus rất đa dạng, thay đổi theo loại thuốc được kê cụ thể. Mỗi loại thuốc được dùng trong phương pháp này có một tác dụng riêng nhưng được kết hợp lại với nhau nhằm 4 mục đích chính là:

  • Ngăn virus nhân lên và giảm tải lượng virus
  • Khôi phục số lượng tế bào CD4 và chức năng miễn dịch
  • Giảm các vấn đề phát sinh do HIV, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh
  • Giảm nguy cơ lây truyền HIV sang người khác

Các nhóm thuốc hiện được sử dụng trong liệu pháp kháng virus gồm có:

  • Thuốc ức chế enzyme phiên mã ngược nucleoside (NRTI): HIV cần một loại enzyme gọi là enzyme phiên mã ngược (reverse transcriptase - RT) để có thể nhân lên. Bằng cách cung cấp các phiên bản RT bị lỗi cho virus, các loại thuốc trong nhóm này sẽ ngăn chặn khả năng nhân lên của HIV.
  • Thuốc ức chế enzyme phiên mã ngược không phải nucleoside (NNRTI): Những thuốc này có tác dụng vô hiệu hóa một loại protein quan trọng mà HIV cần để nhân lên.
  • Thuốc ức chế protease (PI): Nhóm thuốc này có công dụng vô hiệu hóa protein protease - một khối xây dựng quan trọng khác mà HIV cần để nhân lên.
  • Thuốc ức chế xâm nhập hay ức chế hòa màng: có tác dụng ngăn cản HIV xâm nhập vào các tế bào CD4 của cơ thể.
  • Thuốc ức chế integrase (INSTI): Khi HIV đã xâm nhập vào tế bào CD4, nó sẽ đưa vật liệu di truyền (ADN) vào tế bào với sự hỗ trợ của một loại protein có tên là integrase. Thuốc INSTI ngăn cản virus thực hiện điều này.

Phác đồ được sử dụng hiện nay

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health), khuyến nghị hiện tại về phác đồ điều trị HIV ban đầu gồm có 3 loại thuốc từ 2 hoặc nhiều nhóm thuốc khác nhau.

Thông thường, phác đồ điều trị gồm có:

  • 2 thuốc thuộc nhóm NRTI và một thuốc thuộc nhóm INSTI hoặc NNRTI hoặc PI
  • Kết hợp thêm ritonavir hoặc cobicistat để tăng cường hiệu quả

Sau khi đưa ra phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao mức độ phản ứng và hiệu quả của thuốc. Nếu người bệnh gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc nếu phác đồ không hiệu quả thì sẽ cần đổi thuốc.

Liệu pháp kháng virus hiện được khuyến nghị cho tất cả những người dương tính với HIV. Trong một số trường hợp nhất định, việc điều trị lại càng quan trọng hơn nữa, ví dụ như:

  • Phụ nữ đang mang thai
  • Trước đây đã từng bị sa sút trí tuệ, ung thư hoặc các biến chứng khác liên quan đến HIV như nhiễm trùng hoặc đau dây thần kinh
  • Bị viêm gan siêu vi B hoặc viêm gan siêu vi C
  • Có số lượng tế bào CD4 dưới 200 tế bào/mm3

Khi đã bắt đầu liệu pháp kháng virus thì cần tiếp tục điều trị đều đặn, lâu dài. Điều này giúp duy trì tải lượng virus ở mức thấp và số lượng tế bào CD4 ở mức bình thường.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: liệu pháp
Tin liên quan
HIV/AIDS: Phương pháp điều trị, tuổi thọ và biến chứng
HIV/AIDS: Phương pháp điều trị, tuổi thọ và biến chứng

Các bước tiến trong phương pháp xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán và điều trị đã giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và tuổi thọ cho người nhiễm HIV.

Thuốc ức chế enzyme phiên mã ngược nucleoside/nucleotide (NRTI) trong điều trị HIV
Thuốc ức chế enzyme phiên mã ngược nucleoside/nucleotide (NRTI) trong điều trị HIV

Thuốc ức chế enzyme (men) phiên mã ngược nucleoside/nucleotide (NRTI) là một trong các loại thuốc điều trị HIV.

Thuốc ức chế protease trong điều trị HIV
Thuốc ức chế protease trong điều trị HIV

Có nhiều nhóm thuốc kháng retrovirus khác nhau được sử dụng trong điều trị HIV và một trong số đó là thuốc ức chế protease.

Thuốc ức chế integrase trong điều trị HIV
Thuốc ức chế integrase trong điều trị HIV

Thuốc ức chế integrase tác động đến cách mà HIV xâm chiếm các tế bào trong cơ thể.

Chúng ta đã đạt được những gì trong cuộc chiến chống HIV?
Chúng ta đã đạt được những gì trong cuộc chiến chống HIV?

Hãy cùng điểm qua những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong cuộc chiến đấu chống lại HIV.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây