Vị trí khoang chứa túi độn ngực: trên hay dưới cơ
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Bầu ngực và thành ngực được sắp xếp theo các lớp từ ngoài vào trong: bầu ngực, mạc cơ ngực lớn (pectoralis fascia), cơ ngực lớn (pectoralis major muscle) và thành ngực (lồng ngực và cơ gian sườn). Cơ ngực lớn là một cơ hình tam giác có điểm bám rộng dọc xương ức (xương ngực) và phần bên trong của xương sườn gần xương ức, rồi bao phủ toàn bộ ngực và bám vào phần trên của xương cánh tay. Về cơ bản có hai vị trí đặt túi độn là: trên cơ (giữa mô vú và mạc cơ ngực lớn - subglandular) hoặc dưới cơ (giữa cơ ngực và thành ngực - submuscular). Bước tạo khoang chứa túi độn và đặt túi độn có thể được thực hiện qua đường rạch nách, quanh quầng vú hoặc đường rạch ở nếp gấp chân ngực. Mỗi vị trí đặt túi độn đều có những ưu, nhược điểm riêng.
Đặt túi độn trên cơ
- Ưu điểm: Dễ dàng bóc tách tạo khoang chứa túi độn. Nhiều người cho rằng vị trí đặt túi độn trên cơ ít gây đau hơn so với đặt dưới cơ nhưng thực tế, điều này là không đúng.
- Nhược điểm: Có ít mô bên trên túi độn nên khó che phủ gợn sóng và nếp gấp, có thể sờ thấy túi độn từ bên ngoài. Hơn nữa, vị trí đặt này còn làm giảm độ chính xác của phương pháp chụp nhũ ảnh (X-quang tuyến vú). Theo thời gian, sự thiếu mô bao phủ phần trên của túi độn sẽ khiến bộ ngực nhìn không tự nhiên.
Đặt túi độn dưới cơ
- Ưu điểm: Dễ dàng bóc tách tạo khoang chứa túi độn. Nếu sử dụng kỹ thuật bóc tách nhẹ nhàng thì không hề gây đau nhiều hơn so với tạo khoang chứa ở trên cơ. Mặc dù là “dưới cơ” nhưng thực chất, cơ ngực không bao phủ toàn bộ túi độn mà chỉ có một phần tư phía dưới, bên ngoài của cơ là bao phủ lên phần trên của túi độn, phần túi độn còn lại nằm ngoài cơ. Đối với những người có ngực chảy xệ loại II (nhẹ đến vừa) thì vị trí đặt Dual plane II hoặc III (một dạng đặt túi độn dưới cơ) sẽ giúp khắc phục được vấn đề mô vú chảy xệ xuống dưới nếp gấp chân ngực (xem ví dụ bên dưới để thấy ưu điểm của kỹ thuật Dual plane). Dual plane là kỹ thuật tách và đưa bờ dưới của cơ ngực lên trên (xem hình bên dưới) để túi độn có thể lấp vào phần dưới của bầu ngực và điều chỉnh núm vú lên trên vào vị trí cân đối hơn. Điều này giúp tránh được việc phải phẫu thuật treo ngực sa trễ. Với sự ra đời của kỹ thuật Dual plane thì không cần thiết phải đặt túi độn trên cơ nữa. Tuy nhiên, với những trường hợp ngực chảy xệ nặng thì vẫn cần phải treo ngực sa trễ.
- Nhược điểm: Gần như không có. Nếu quá trình bóc tách tạo khoang chứa được thực hiện cẩn thận để giảm tối thiểu tổn thương thì thời gian phục hồi cũng nhanh và ít gây đau giống như tạo khoang chứa trên cơ.
Kỹ thuật Dual plane
Kỹ thuật Dual plane cũng là kỹ thuật tạo khoang chứa túi độn ở bên dưới cơ ngực lớn nhưng còn có thêm một khoang chứa thứ hai, nhỏ hơn được tạo ra giữa cơ và mô vú bên trên. Khoang chứa này thường được mở rộng lên đến ngang núm vú hoặc rìa trên của quầng vú. Mặc dù túi độn sẽ không được đặt trong khoang chứa này nhưng việc tạo ra khoang chứa phụ sẽ giúp tách cơ khỏi lớp mô bên trên để cho phép túi độn dịch chuyển xuống thấp và lấp đầy vào phần dưới của bầu ngực, từ đó ngăn ngừa biến dạng gò ngực kép.
Dual plane có những ưu điểm của cả kỹ thuật đặt trên cơ và dưới cơ. Mặc dù kỹ thuật Dual plane sẽ làm thời gian của quy trình phẫu thuật kéo dài thêm nhưng sẽ cho ra kết quả tự nhiên và đẹp hơn sau nâng ngực bằng túi độn.
Kỹ thuật Dual plane di chuyển bờ dưới của cơ ngực lên trên nên có hiệu quả khôi phục vẻ đầy đặn cho phần dưới của bầu ngực tốt hơn (độ che phủ của cơ lên túi độn ở vùng núm vú ít hơn so với kỹ thuật đặt dưới cơ một phần, có thể thấy trong 2 hình vẽ mô phỏng góc nghiêng ở bên trên).
Khi bờ dưới của cơ ngực được nâng lên khỏi thành ngực để có thể tiếp cận xuống bên dưới cơ thì cơ sẽ tự co lên một vài cm. Đây được gọi là kỹ thuật Dual plane I. Do vậy, khi đặt túi độn bên dưới cơ thì thực chất chỉ có phần trên của túi độn là được che phủ bởi cơ còn phần dưới vẫn được che phủ bởi mô vú. Đây là lý do tại sao mà túi độn, đặc biệt là túi nước muối, thường có thể được sờ thấy ở phần dưới của bầu ngực. Dual plane II hoặc III cũng là những kỹ thuật tương tự, chỉ khác nhau về tỷ lệ túi độn được che phủ bởi cơ và mô vú.
Với kỹ thuật tạo khoang chứa túi độn ở dưới cơ, phần dưới của bầu ngực nằm thấp hơn bờ dưới của cơ ngực nên phần lớn túi độn (không phải toàn bộ) được bao phủ bởi cơ. Nếu như cơ che phủ lên toàn bộ 100% túi độn thì ngực sẽ cứng và trông rất không tự nhiên. Vì vậy, đặt túi độn dưới cơ (hay còn được gọi là sau cơ ngực một phần) thực ra là sự kết hợp của kỹ thuật đặt trên cơ và dưới cơ.
- Khi 80% bên trên của túi độn được che phủ bởi cơ và 20% bên dưới được che phủ bởi mô vú thì đó là kỹ thuật Dual plane I.
- Khi bờ dưới của cơ ngực lớn co lên cao hơn và chỉ che phủ 65% túi độn còn 35% còn lại được che phủ bởi mô vú thì được gọi là Dual plane II.
- Khi bờ dưới của cơ co lên cao hơn một chút nữa và chỉ che phủ 50% bên trên túi độn còn 50% bên dưới được che phủ bởi mô vú thì là kỹ thuật Dual plane III.
Vậy kỹ thuật Dual plane có ưu điểm như thế nào? Trong ví dụ dưới đây, nếu không sử dụng kỹ thuật Dual plane thì mô vú sẽ xệ xuống ở phía trước của túi độn và khiến cho ngực bị biến dạng khi nhìn nghiêng (xem ảnh).
Đặt túi độn dưới mạc cơ ngực (subfascial)
Đặt túi độn dưới mạc cơ ngực là kỹ thuật mà trong đó lớp mô mỏng (dày khoảng 1mm) bao phủ bề mặt phía trước của cơ ngực lớn - gọi là mạc cơ ngực lớn - được tách lên khỏi cơ và đặt túi độn xuống bên dưới.
Vậy nên đặt túi độn trên cơ hay dưới cơ?
Khi túi độn được đặt bên dưới cơ thì sẽ tạo được sự che phủ cao hơn, điều này giúp cho túi độn (nếu là loại vỏ nhám) được hỗ trợ tốt hơn và ít bị sờ thấy hơn. Vị trí đặt này cho cảm giác tự nhiên hơn vì có nhiều mô mềm che phủ túi độn. Đây là điều đặc biệt quan trọng khi nâng ngực bằng túi nước muối, vì loại túi độn này không tự nhiên như túi gel silicone.
Khi đặt túi độn dưới cơ thì mô vú cũng được đẩy về phía trước, kết quả là ít ảnh hưởng đến việc chụp nhũ ảnh hơn. Mặc khác, khi túi độn được đặt trên cơ thì một phần mô vú sẽ không hiển thị trên phim chụp nhũ ảnh, dẫn đến kết quả không chính xác và túi độn có thể bị sờ thấy cũng như là nhìn thấy từ bên ngoài do chỉ được che phủ bởi một lớp mô vú mỏng. Khi chụp nhũ ảnh cho những trường hợp đã nâng ngực bằng túi độn, kỹ thuật viên sẽ phải sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ như kỹ thuật ép ngực Eklund để chụp được mô vú tốt hơn.
Cuối cùng, việc đặt túi độn dưới cơ có thể làm giảm nguy cơ co thắt bao xơ (tình trạng mô sẹo hình thành xung quanh túi độn dày và cứng lại) sau khi phẫu thuật. Nhiều người cho rằng đặt túi độn bên dưới cơ gây đau nhiều hơn và cần đặt ống dẫn lưu do chảy máu trong quá trình phẫu thuật nhưng nếu thực hiện đúng cách thì mức độ đau đớn hay chảy máu của hai vị trí đặt túi độn này là như nhau.
Thực tế là ở phần dưới và hai bên của bầu ngực thì hầu như túi độn không còn được cơ che phủ nên dễ bị sờ thấy hơn và thậm chí có thể nhìn thấy, đặc biệt là ở những người có mô mỏng. Khách hàng cần được cho biết trước về điều này trước khi phẫu thuật. Với những người có mô mỏng thì nên sử dụng túi độn gel silicon thay vì túi nước muối.
Ngực chảy xệ thì đặt túi độn ở trên hay dưới cơ?
Có hai loại ngực chảy xệ là “chảy xệ giả” (mất đi sự đầy đặn ở nửa trên, mô vú dồn xuống nửa dưới của bầu ngực và xệ xuống thấp hơn nếp gấp chân ngực, núm vú vẫn nằm ngang hoặc bên trên nếp gấp chân ngực) và chảy xệ thật sự (núm vú nằm dưới nếp gấp chân ngực). Giải pháp khắc phục cho mỗi loại này là khác nhau. Những phụ nữ mà ngực bị “chảy xệ giả” phù hợp với cả hai vị trí đặt túi độn: dưới cơ hoặc trên cơ, miễn là còn đủ mô để che phủ lên túi độn.
Ở những phụ nữ này thì quy trình nâng ngực bằng túi độn thường phức tạp hơn. Đây là vấn đề phổ biến ở những phụ nữ đã từng mang thai và cho con bú. Tình trạng mà phần trên mất hoàn toàn sự đầy đặn cũng như là sự dịch chuyển của mô vú và mỡ xuống phần dưới của bầu ngực (tăng khoảng cách từ núm vú đến nếp gấp chân ngực) có thể sẽ gây bất lợi nếu đặt túi độn dưới cơ. Trong những trường hợp này, việc đặt túi độn dưới cơ có thể sẽ gây biến dạng: túi độn và cơ ngực vẫn ở tại vị trí bình thường trong khi mô vú bị xệ xuống ở đằng trước túi độn (snoopy-dog deformity). Do đó mà bác sĩ thường sẽ chọn đặt túi độn trên cơ. Điều này cho phép túi độn lấp đầy vào phần dưới của bầu ngực và dịch chuyển xuống nhiều hơn một chút để tạo vẻ tự nhiên nhưng tất cả các nhược điểm của vị trí đặt túi độn trên cơ đều có thể xảy ra. Hơn nữa, trong những trường hợp này, không gian bên trong ngực thường lớn hơn nên đòi hỏi phải dùng đến túi độn cỡ lớn để có thể lấp đầy bầu ngực. Mặc dù điều này sẽ cho kết quả là bộ ngực đẹp mắt trong thời gian đầu sau phẫu thuật nhưng dần dần, sức nặng của túi độn cộng với tình trạng vốn đã lỏng lẻo của da và mô vú sẽ khiến cho mô mềm càng bị kéo giãn nhiều hơn và túi độn ngày càng tụt thấp.
Do đó, theo tôi thì không nên đặt túi độn trên cơ. Mặc dù sẽ có những lợi ích nhất định nhưng tất cả đều chỉ là tạm thời trong khi những điểm hạn chế về lâu dài là rất lớn. Nếu mức độ ngực “chảy xệ giả” từ nhẹ đến vừa thì có thể sử dụng kỹ thuật Dual plane để khắc phục. Còn nếu ngực thật sự bị chảy xệ hoặc “chảy xệ giả” mức độ nặng thì sẽ cần treo ngực sa trễ. Trước tiên cần kiểm tra và đánh giá kỹ tình trạng ban đầu để có kế hoạch phẫu thuật thích hợp.
Khi nào cần đến kỹ thuật Dual plane?
Hiện nay, tại bệnh viện của chúng tôi, đối với những trường hợp lần đầu đặt túi độn thì đều không sử dụng vị trí đặt trên cơ (trừ những trường hợp cần sửa lại) mà thay vào đó là kỹ thuật Dual plane. Theo tôi, với sự ra đời của kỹ thuật Dual plane thì không còn lý do nào phải đặt túi độn ở trên cơ nữa. Hơn nữa, với kỹ thuật này thì một số trường hợp có ngực chảy xệ còn không cần phải treo ngực sa trễ (tất nhiên, nếu chảy xệ nặng thì đây vẫn là giải pháp cần thiết). Thậm chí, theo tôi thấy thì kỹ thuật Dual plane cho kết quả tự nhiên nhất ở những phụ nữ mà ngực hơi có sự lỏng lẻo sau khi mang thai(“chảy xệ giả” mức độ nhẹ đến vừa). Như đã nói bên trên, kỹ thuật Dual plane có cả những ưu điểm của vị trí đặt túi độn trên cơ và dưới cơ mà hầu như không có nhược điểm. Cả túi độn hình giọt nước và túi độn tròn đều có thể mang lại kết quả cao khi dùng kỹ thuật này nhưng trong những trường hợp ngực chảy xệ thì túi độn hình giọt nước dễ bị xoay hơn túi độn tròn do mô bị lỏng lẻo và khó giữ ổn định túi độn. Vì vậy nên hiện tại tôi chỉ sử dụng túi độn hình tròn để nâng ngực.
Medically reviewed by: Bác sĩ Tâm
- 6 trả lời
- 11386 lượt xem
Bạn của tôi đã nâng ngực bằng túi độn và túi độn được đặt trên cơ ngực, và bây giờ trông nó bị gợn sóng ở phía dưới. Trong buổi khám và tư vấn bởi một bác sĩ thẩm mỹ có uy tín khác, ông ấy nói với tôi rằng đặt túi ngực dưới cơ sẽ tốt hơn nhiều, nó ít nguy cơ bị co thắt bao xơ, dễ dàng hơn trong kiểm tra ung thư vú, và ngực trông tự nhiên hơn. Có phải như vậy không?
- 25 trả lời
- 2258 lượt xem
Tôi cao 1m76, nặng 62,5 kg với dáng người khá vừa vặn. Tôi thường có thói quen chạy bộ, hít đất và đẩy tạ. 5 năm qua tôi đã sinh 3 bé và cả 3 đều được bú sữa mẹ. Cách đây một năm tôi đặt túi độn ngực size 425 cc dưới cơ ngực. Tuy nhiên, khi tôi hơi uốn cong hoặc gồng cơ ngực, cặp vú trông sẽ không tự nhiên, túi độn bị dịch chuyển lên trên, trong khi một phần đáy vú lại bị gợn sóng. Tình trạng này càng ngày càng rõ hơn theo thời gian. Nói chung, khi thả lỏng cơ, ngực tôi trông khá tự nhiên và đẹp. Để tránh tình trạng này trở nên tồi tệ hơn, liệu có thể dịch chuyển túi độn từ dưới cơ lên vị trí trên cơ không?
- 9 trả lời
- 1645 lượt xem
Nhiều năm qua tôi đã nâng ngực đặt túi độn dưới cơ ngực, và gần đây tôi có chuyển nó lên trên cơ (dưới tuyến vú) nhưng lại không thích dáng vú đó. Bây giờ tôi lại muốn đưa nó trở lại vị trí dưới cơ, nhưng nghe mọi người nói rằng sẽ không thể đặt túi độn xuống dưới cơ một khi nó đã được đặt lên trên cơ. Điều này có đúng không?
- 8 trả lời
- 1655 lượt xem
Tôi đã đặt túi gel silicon 15 năm trước ở tuổi 47, bây giờ tôi 62 tuổi, người rất gầy và mỏng, nhìn thấy rõ túi độn qua mô vú. Bạn có thể nhìn thấy các nếp gợn sóng và nếp gấp của túi độn vì mô vú của tôi quá mỏng. Bác sĩ phẫu thuật 15 năm trước đã không đặt túi độn ở vị trí dưới cơ, nhưng tôi biết để có thể che phủ túi độn nhiều hơn bây giờ tôi nên đặt chúng xuống dưới cơ. Xin mọi người cho ý kiến về tình trạng của tôi?
Có rất nhiều yếu tố thay đổi khi nói đến nâng ngực. Kích cỡ túi độn sẽ thay đổi từ phụ nữ này đến phụ nữ khác. Hình dáng túi độn cũng thay đổi. Và đừng quên rằng bạn cũng có hai lựa chọn chính khi chọn vật liệu túi độn đó là bằng gel silicon hoặc nước muối.
Tạo khoang chứa túi độn có nhiều biến thể về kỹ thuật
Kết hợp các quy trình thẩm mỹ có thể giúp giảm chi phí tổng thể thực hiện một số quy trình phẫu thuật đồng thời có thể tiết kiệm thời gian của bạn về lâu dài. Nếu bạn đang xem xét nâng ngực bằng túi độn thì có một vài quy trình bổ trợ có thể đi kèm.
Phẫu thuật nâng ngực là bước đầu tiên để có thể có được khuôn ngực bạn mong muốn. Những gì bạn làm trong quá trình hậu phẫu sẽ ảnh hưởng đến kết quả tổng thể của quy trình này và có thể đóng vai trong quan trọng trong việc quy trình phẫu thuật của bạn có để lại biến chứng nào hay không.
Có hai kiểu người trên thế giới, đó là những người nhận ra rằng những bộ đồ bơi và mùa bãi biển đang đến và sẽ lên kế hoạch chuẩn bị cho nó, và những người chẳng nhớ gì cho đến khi mùa hè đến.
- 6 trả lời
- 11386 lượt xem
Bạn của tôi đã nâng ngực bằng túi độn và túi độn được đặt trên cơ ngực, và bây giờ trông nó bị gợn sóng ở phía dưới. Trong buổi khám và tư vấn bởi một bác sĩ thẩm mỹ có uy tín khác, ông ấy nói với tôi rằng đặt túi ngực dưới cơ sẽ tốt hơn nhiều, nó ít nguy cơ bị co thắt bao xơ, dễ dàng hơn trong kiểm tra ung thư vú, và ngực trông tự nhiên hơn. Có phải như vậy không?
- 1 trả lời
- 784 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi mới phẫu thuật được 2 tháng, ngực phải bị co thắt bao xơ độ 2, dây thần kinh bị cắt, khoang chứa nhỏ, có một cục máu đông trong ngực. Tôi đã tìm một bác sĩ phẫu thuật mới và được tiêm mũi Steroid đầu tiên vào tuần trước. Tôi nên làm gì bây giờ, gỡ luôn túi độn ra hay phẫu thuật chỉnh sửa lại?
- 4 trả lời
- 773 lượt xem
Tôi quyết định sẽ nâng ngực bằng túi độn và chọn túi độn 300 cc. Tôi nghĩ như thế là đủ để làm đầy cho phần ngực trên mà trông vẫn tự nhiên. Nhưng tôi muốn hỏi là liệu kích cỡ như thế có tạo được khe ngực không? Và nên đặt túi độn trên cơ hay dưới cơ thì sẽ tạo khe ngực rõ hơn? Tôi nghe nói là đặt dưới cơ sẽ tạo khe ngực rộng. Có phải như thế không? Tôi muốn hai bên ngực sát vào nhau cơ chứ không muốn khe ngực rộng.
- 6 trả lời
- 1358 lượt xem
Trước đây tôi đã nâng ngực bằng túi độn Mentor 600ml độ nhô cao, đặt dưới cơ nhưng muốn chuyển sang túi độn 800ml và đặt túi độn trên cơ vì tôi cảm giác túi độn nhỏ đi 25% khi được đặt dưới cơ. Liệu điều này có nguy hiểm không?
- 5 trả lời
- 1772 lượt xem
Tôi 27 tuổi, chưa có con, cao 1m7 và nặng 75kg, chiều rộng đáy vú là 13.5 và 14cm, đang mặc áo lót cỡ 32DDD. Tôi quyết định sẽ phẫu thuật nâng ngực. Bác sĩ nói với tôi là một bên núm vú của tôi nằm trên nếp gấp dưới vú 1cm và bên còn lại nằm ngang nếp gấp dưới vú và khuyên tôi nên chọn túi gel silicone 492 cc, độ nhô trên trung bình, vỏ nhám đặt túi độn trên cơ và dùng đường rạch ở nếp gấp dưới vú. Liệu việc đặt túi độn trên cơ có làm giảm lượng máu đến núm vú không? tôi lo điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cho con bú sau này và tôi còn định treo sa trễ sau khi sinh con nữa. Liệu tôi có thể chuyển sang kỹ thuật đặt túi độn dưới cơ hoặc dưới cơ một phần (Dual Plane) không?